Người nông dân lưu giữ trên 300 bức ảnh của Bác
Cận cảnh ngôi nhà 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ soạn thảo "Tuyên ngôn Độc lập" | |
Vẹn nguyên những lời dạy của Bác Hồ |
Nuôi mong ước từ thời 20 tuổi
Trong không khí tưng bừng phấn khởi chào mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chúng tôi được giới thiệu ghé thăm một phòng lưu niệm đặc biệt về Bác Hồ. Phòng lưu niệm đó nằm giữa xóm Đường, xã Đại Yên, chỉ rộng vỏn vẹn khoảng 15m2 nhưng trưng bày hơn 300 bức ảnh về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ.
Những bức ảnh được ông lồng trong khung kính trang trọng, sắp xếp theo từng chặng đường, mốc sự kiện, từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước đến khi yên nghỉ trong lòng dân tộc. Đặc biệt ở chỗ phòng lưu niệm đó đã được ông Cao xây dựng hơn chục năm qua, dựa vào những đồng lương hưu tiết kiệm hàng tháng.
Một góc phòng lưu niệm trưng bày các bức ảnh về Bác Hồ của ông Trần Văn Cao. (Ảnh: Nguyễn Hoa) |
Vui vẻ, phấn khởi đón tiếp chúng tôi trong phòng khách nơi có hơn 20 bức ảnh về Bác được ông phóng to và treo trang trọng, ông Cao tự hào kể về kỷ niệm của từng bức ảnh cho chúng tôi nghe một cách nhiệt tình. Ông Cao cho biết đó là những bức ảnh quý hiếm do các cụ nhà ông để lại từ nhiều năm trước, từ khi ông còn nhỏ đã thấy những bức ảnh này được treo ở nhà, ông đã gìn giữ như một báu vật trong gia đình. Cũng từ đó mà ông luôn nghĩ về Bác, luôn dành cho Bác một tình cảm sâu nặng. Đó cũng là động lực thôi thúc ông phải luôn cố gắng học và làm theo tấm gương của Bác.
Cũng bởi hình ảnh Người cha già dân tộc luôn thường trực trong tim ông nên ông làm thơ về Bác mọi lúc, mọi nơi, lúc đang làm việc ngoài đồng hay ở nhà và kể cả lúc nghỉ ngơi, đi chơi, làm được đoạn thơ nào ông đọc đi, đọc lại cho thuộc lòng rồi tối về chép vào sổ. Cứ vậy trong suốt gần 10 năm ông đã cho ra đời 1.456 câu thơ lục bát về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của Bác từ khi Bác rời bến cảng nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước đến những năm tháng cuối đời của Người, cho đến những câu thơ nói về Đảng, về cách mạng.
Điều đặc biệt ở chỗ toàn bộ hơn 1400 câu thơ được ông Cao đọc thuộc lòng, bất cứ ai đến tham quan phòng lưu niệm đều được ông đọc cho nghe. Những vần thơ của ông đã khắc họa lên một chân dung sáng ngời, vĩ đại nhưng vô cùng gần gũi, thân thương và xúc động về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đọc xong những vần thơ, ông vui vẻ hướng dẫn mọi người đến tham quan “công trình” mà ông dày công nghiên cứu, sưu tập. Trong căn phòng, hơn 300 bức ảnh Bác Hồ trải dài suốt sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác khiến khách tham quan ai cũng bất ngờ. Giới thiệu đến mỗi bức ảnh, ông Cao lại kể tường tận các sự kiện liên quan đến bức ảnh ấy. Chẳng hạn như những bức ảnh thời trai trẻ của Bác, khi còn là Nguyễn Ái Quốc hay những bức ảnh khi Bác đi thăm các đơn vị chiến đấu, động viên nhân dân các địa phương...
Những lúc kể về sự hi sinh to lớn, cao cả và vĩ đại của Bác, giọng ông xúc động trầm xuống. Qua những câu chuyện, cách ông kể chuyện về Bác có thể phần nào thấy được tình cảm đặc biệt của ông dành cho Người.
Mỗi bức ảnh là một câu chuyện về Bác
Chia sẻ về việc xây phòng lưu niệm về Bác, ông Cao cho biết, trước khi nghỉ hưu, trở về quê hương Đại Yên, ông có hơn 20 năm công tác trong ngành Thủy lợi, với nhiều năm làm việc tại nước bạn Lào. Những nỗ lực trong công tác đã mang về cho ông danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” của ngành, cùng với đó là 21 bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu dấu suốt chặng đường hoạt động cách mạng của Người, đó là phần thưởng ông được nhận trong hội nghị thi đua chống Mỹ cứu nước từ năm 1967 được ông giữ lại cẩn thận.
Phần thưởng quý giá ấy không chỉ là kỷ niệm khó quên trong cuộc đời công tác mà còn thôi thúc ông hình thành bộ sưu tập hình ảnh, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác, nhằm thể hiện tình cảm với Người.
Ông Trần Văn Cao giới thiệu từng bức ảnh về Bác cho khách đến tham quan. (Ảnh: Nguyễn Hoa) |
“Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng cho tình yêu nước nồng nàn. Chỉ có tình yêu, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc lớn lao mới có thể làm nên những điều phi thường mà Bác đã dành cho Tổ quốc. Yêu Bác và mong muốn thể hiện sự tôn kính với Người, từ khi còn đang làm việc ở Bộ Thủy lợi tôi quyết định sưu tầm hình ảnh, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi nghỉ hưu, tôi càng nỗ lực thực hiện cho được tâm nguyện này.
Đó là ý nguyện lâu dài của tôi chứ không phải tức thời, tôi mong muốn những hình ảnh về Bác Hồ, về cách mạng Việt Nam được lan tỏa nhiều hơn đến thế hệ trẻ, giúp con, cháu hiểu biết nhiều hơn về Người”, ông Cao chia sẻ.
Với tâm nguyện đó, ông Trần Văn Cao tiếp tục tập trung tìm kiếm thêm nguồn ảnh tư liệu về Bác Hồ. Những khi rỗi việc, ông Cao dành thời gian tìm kiếm thông tin, sưu tầm tài liệu, hình ảnh về Bác, rồi đến tận nơi xin được sao chép lại. “Sau khi về hưu, tôi vẫn cấy lúa, trồng khoai. Trong khoảng thời gian đó, có lúc vất vả nhưng tôi vẫn luôn nghĩ về Đảng, về Bác Hồ, đi đâu, làm gì tôi cũng để ý xem nơi nào có ảnh về Bác, nếu có, tôi cố gắng sưu tầm.
Có nhiều tấm ảnh rất khó tìm, lại là kỷ vật của gia đình nên phải thuyết phục rất nhiều mới mượn được để mang đi in, sao chép nhưng cũng có không ít bức ảnh, gia đình tự nguyện tặng lại tôi vì thấy tôi tha thiết quá. Cứ thế, bộ sưu tầm ảnh về Bác của tôi ngày càng nhiều hơn, trong đó mỗi hình ảnh có được là một kỷ niệm, một cơ duyên cho bản thân trong hành trình tìm kiếm tư liệu về Người”, ông Cao tự hào cho biết.
Mỗi bức ảnh mang về, ông Trần Văn Cao đều ghi chú cụ thể mốc thời gian sự kiện. Ông cũng dành nhiều công sức tìm hiểu câu chuyện đằng sau bức ảnh... để sắp xếp các bức ảnh theo chuỗi tư liệu cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ đầy đặn, sâu sắc thêm. Cứ vậy, khi số lượng ảnh ông sưu tầm được ngày một nhiều hơn, đến năm 2019, ông Cao chính thức ra mắt phòng trưng bày về Bác Hồ tại tầng thượng trong căn nhà mình.
Phòng trưng bày không chỉ là tấm lòng của ông Cao mà bây giờ đã trở thành niềm tự hào của chính quyền, nhân dân xã Đại Yên. Những năm gần đây, vào mỗi dịp nghỉ hè hay những ngày kỷ niệm của dân tộc, thế hệ các học sinh trong làng đều tới tham quan phòng trưng bày của ông để hiểu thêm về Bác Hồ, về lịch sử của dân tộc.
“Thời gian tới tôi vẫn tiếp tục tìm hiểu và sưu tầm thêm các tấm ảnh về Bác để làm cho những bức ảnh thêm phong phú hơn. Tôi sẽ kể các câu chuyện về Bác Hồ, về cách mạng Việt Nam cho thế hệ trẻ nghe qua đó có thể lan tỏa đến nhiều người để mọi người cùng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ông Cao bày tỏ mong muốn.
Nguyễn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16