Người lao động vật lộn mưu sinh dưới cái nắng như "đổ lửa" ở Thủ đô

(LĐTĐ) “11 giờ trưa là phải nghỉ bán rồi, không thì hoa mắt chóng mặt với cái nóng như thiêu như đốt này!; Tối về nhà có ngủ được đâu, ra ngoài cửa hóng gió thì muỗi đốt, khó chịu lắm!; Mua nửa cây đá về cho vào chậu nước để trước quạt cho đỡ nóng!”... muôn vàn kiểu chống nóng để mưu sinh của những lao động tự do trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm đang diễn ra tại Hà Nội.
Triển khai gói 62 nghìn tỷ an sinh cho lao động tự do ra sao?
Lao động tự do chật vật mưu sinh trong cơn "bão" dịch

Trưa nay (24/6), theo Trung tâm khí tượng thuỷ văn, nắng nóng tiếp tục xảy ra ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ với nền nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ. Tuy nhiên, nhiệt độ đo được ngoài trời lúc 13giờ trưa đã lên tới hơn 50 độ C - một mức nhiệt rất cao đủ khiến cho bất cứ ai cũng phải ái ngại khi ra đường. Thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mặc dù vậy, vì mưu sinh, vì đặc thù công việc, những ngày nắng nóng thế này, nhiều người lao động vẫn phải tìm mọi cách chống chọi, thích nghi với nắng nóng, vất vả mưu sinh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

lao dong tu do muon kieu chong nong de muu sinh 2
Hai chiếc xe đạp, hai người bạn cùng rong ruổi mưu sinh trên những con đường, tuyến phố của Thủ đô

Hai chiếc xe đạp, hai người bạn cùng rong ruổi trên những con đường, tuyến phố của Thủ đô đã hơn chục năm nay. Chị Nguyễn Mai Nhung (quê ở Thanh Hóa) và chị Đỗ Thị Thắng (quê Thái Bình) không nhớ hết được đã đi bao nhiêu km đường ở Hà Nội. Trên xe, ngoài những thứ để bán ra còn có hai chai nước rất to treo lủng lẳng. Chị Nhung bảo đó là vật bất ly thân trong những ngày này, không có nó không thể đi xa được.

Những ngày trời nắng như hôm nay, guồng quay như chậm lại theo nhịp thở khó nhọc của các chị. Lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, chị Nhung vừa thở, vừa nói: “Mặt đường như cái chảo rang thế này, lốp xe còn muốn chảy ra nữa là người, chị em tớ cứ đi một lúc lại phải tìm bóng cây để nghỉ tránh nắng”.

Cầm chiếc nón đã sờn rách vì mưa nắng, dùng như chiếc quạt chẳng biết có xua tan được cái nóng hay không, chị Thắng tâm sự: “Vất vả lắm chú ạ, sáng đến giờ đạp xe choãi cả chân mà chưa bán được thứ gì, chi tiêu hàng ngày, tiền nhà, tiền điện... vẫn phải trả. Mỗi ngày bán được vài ba cái chổi, ít thứ lặt vặt, cũng đủ sống qua ngày, tích cóp lắm mỗi tháng gửi về cho gia đình được vài ba triệu, cũng chỉ đủ lo cho con cái học hành thôi”.

lao dong tu do muon kieu chong nong de muu sinh 1
Chị Phạm Thị Dung (quê ở Bắc Giang) đang cầm bình nước tưới mát cho những bó sen.

Cách đó không xa, chị Phạm Thị Dung (quê ở Bắc Giang) đang cầm bình nước tưới mát cho những bó sen, vừa làm, chị vừa nói: “11 giờ trưa là phải nghỉ bán rồi, không thì hoa mắt chóng mặt với cái nóng như thiêu như đốt này, nghỉ để chiều tối đỡ nóng hơn lại mang hoa đi bán”.

Hằng ngày đạp xe khắp mọi ngóc ngách phố phường bán hoa, nhưng trong những ngày nắng nóng thế này, chị Dung chỉ có thể dừng lại ở những con phố nhiều tán cây, hoặc gầm cầu vượt để bán.

Chị Dung cho biết, chị lên Hà Nội cũng hơn chục năm rồi, làm nghề này lo nhất là thời tiết nắng nóng. Không bảo quản chăm sóc kĩ càng, hoa sẽ dập nát và héo nhanh, không ai mua, chỉ có lỗ vốn. Lát nữa tôi phải vào gần hồ Thành Công, ở đó không khí dịu hơn để tránh nắng, nghỉ trưa lấy sức.

“Ngày thường thì không sao, nhưng mấy hôm nay nắng gắt quá, làm vừa mệt mà vừa đuối sức. Nhưng biết sao bây giờ, không làm thì không có cơm nuôi cả nhà nên lại phải cố một chút rồi về nghỉ sau”, chị Dung tâm sự.

Được biết, chị Dung thuê trọ ở khu vực Quảng Bá, Tây Hồ, căn phòng 20m2 chỉ có mỗi chiếc giường mà những 3 người ở. Mỗi người một công việc khác nhau, nhưng thu nhập chẳng đáng là bao, nên cũng chẳng dám lắp điều hòa.

"Ban ngày thì vất vả như vậy, nhưng tối về đến nhà, dù mệt cũng không dám ngủ, bởi căn phòng hầm hập như lò nướng. Những ngày này, phải mua đá về để trước quạt, cho xua vơi bớt cái nóng, đến khi mệt quá, ngủ thiếp đi từ lúc nào", chị Dung chia sẻ...

lao dong tu do muon kieu chong nong de muu sinh
Ông Bùi Văn Chiêu (Nam Định): "trời càng nắng thu nhập càng giảm"

Nắng nóng, quán cà phê, giải khát có điều hòa rất nhiều người ra vào, còn đối với ông Bùi Văn Chiêu (quê ở Nam Định) làm nghề bán tào phớ, cà phê, nước sấu dạo, trời càng nắng thu nhập càng giảm, dù mỗi loại chỉ 10-15 nghìn đồng/cốc.

Ông Chiêu cho biết: "Hôm nào mát trời tôi mới bán được, nắng gắt thế này người ta ngại không đi ra đường, họ chỉ đến những nơi có điều hòa mát lạnh thôi!”.

Cứ 6 giờ hàng ngày, ông Chiêu dắt chiếc xe đạp lỉnh kỉnh đồ đạc. Từ phích nước nóng, bình trữ đá, bình tào phớ... cho đến chai cà phê pha sẵn và bắt đầu hành trình bán dạo trên các ngõ phố Hà Nội. Theo ông Chiêu, buổi sáng còn lác đác bán được cà phê, nước sấu... đến tầm 12 giờ, khi bắt đầu nắng rát, ông chẳng bán được gì. Lúc đó ông Chiêu phải tìm đến khu vực có hồ nước vừa để tránh nắng, vừa dưỡng sức cho chặng đường dài mưu sinh vất vả phía trước.

“Những hôm nắng thế này, chiếc khăn đội đầu của tôi ướt sũng, ngày phải vắt mồ hôi đến 5,6 lần... Vậy mà cũng chỉ làm được đến 5 giờ chiều là mệt lắm rồi, phải nghỉ để dành sức cho ngày mai”, ông Chiêu chia sẻ.

lao dong tu do muon kieu chong nong de muu sinh 4
Lái xe công nghệ trùm kín mít
nguoi lao dong vat lon muu sinh duoi cai nang nhu do lua o thu do
Dịch vụ giao hàng tăng đột biến trong những ngày nắng nóng

Một trong những công việc phải "đội nắng" nhiều nhất phải kể đến những tài xế xe ôm công nghệ. Những ngày nắng, nhu cầu ship đồ ăn, uống cho khách hàng tăng đột biến. Điều này giúp cho những tài xế thêm việc, cũng đồng nghĩa với việc, họ phải ra đường nhiều hơn bất chấp thời tiết nắng nóng lên đến đỉnh điểm...

Với người lao động, gánh nặng “cơm áo gạo tiền” lúc nào cũng đè nặng lên vai, chính vì vậy mà họ luôn cố gắng miệt mài làm việc ngay cả trong môi trường không đảm bảo. Chú trọng giữ gìn sức khoẻ cho bản thân, nghỉ ngơi ăn uống điều độ là một trong những cách tránh rủi ro ngoài ý muốn khi làm việc dưới thời tiết nắng nóng.

Theo các chuyên gia, trong những ngày nắng nóng, người lao động cần bổ sung nước cho cơ thể từ 2,5-3 lít/ngày. Đặc biệt, khi bị say nắng, say nóng, nạn nhân tăng thân nhiệt dẫn đến đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn. Nếu không bổ sung nước sẽ dẫn đến trụy tim mạch, rối loạn điện giải và có thể tử vong.

Bên cạnh đó, những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng nên bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ nhất trong ngày như vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao.

Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút.

Hữu Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Xem thêm
Phiên bản di động