Lao động tự do chật vật mưu sinh trong cơn "bão" dịch

(LĐTĐ) Không có hợp đồng lao động, việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh... lao động tự do đang "gồng mình" chống chọi trong cơn bão dịch Covid-19. Để có tiền trang trải cuộc sống trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, họ phải xoay xở mọi cách, làm nhiều nghề để mưu sinh...  
lao dong tu do chat vat muu sinh trong con bao dich Hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đảm bảo đúng đối tượng
lao dong tu do chat vat muu sinh trong con bao dich Ấm lòng người lao động từ gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng

Chật vật mưu sinh nơi phố thị

Trong khi có không ít lao động tự do mất việc đã nhanh chóng trở về quê thì nhiều người vẫn cố gắng bám trụ ở Hà Nội, mưu sinh bằng đủ loại công việc vất vả.

Những ngày này, chị Phạm Thị Ngát (35 tuổi) quê Bắc Giang phải đi nhiều nơi để xin làm giúp việc, “Tôi làm tạp vụ cho một trường học trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, công việc của tôi là quét dọn, mỗi tháng lương chưa nổi 4 triệu đồng. Thế nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trường học đóng cửa, tôi không được trả lương, phải tranh thủ làm thêm giúp việc nhà để kiếm tiền nuôi con và trang trải cuộc sống”, chị Ngát chia sẻ.

Cũng như chị Ngát, trước đây, mỗi ngày anh Phan Văn Hoạt, ở Nga Sơn, Thanh Hóa đánh được hơn chục đôi giầy, thu nhập vài trăm ngàn đồng. Thời gian gần đây, thực hiện cách ly xã hội nên các quán cà phê, quán ăn, quán nhậu phải đóng cửa, đồng thời, do lo sợ dịch bệnh, nhiều người hạn chế ra đường, nên những người đánh giầy, làm tự do như anh trở nên thất nghiệp. "Tôi phải đi tìm nhiều việc khác kiếm sống, bởi tôi là trụ cột chính trong gia đình, nhà còn phải đi thuê, nay thu nhập quá ít khiến cuộc sống gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn"- anh Hoạt chia sẻ.

lao dong tu do chat vat muu sinh trong con bao dich
Xóm ngụ cư chông chênh trong cơn bão dịch. Ảnh minh họa.

Vợ chồng chị Trần Thị Cúc làm nghề kéo hàng thuê ở chợ đầu mối hoa quả Long Biên. Thời gian đầu, con nhỏ, anh chị phải gửi con ở quê nhờ ông bà chăm sóc. Khi con lớn đến tuổi học hành, cần sự bảo ban trực tiếp của bố mẹ, anh chị đón hai con lên Hà Nội ở cùng, từ đó gánh chi tiêu nặng lên gấp bội.

Tổng thu nhập của 2 vợ chồng chị Cúc chỉ xấp xỉ 8 triệu đồng. Dù chợ vẫn hoạt động nhưng trong những ngày cách ly xã hội, thu nhập bữa có bữa không. Trong khi đó phải chi tiêu đủ thứ: tiền nhà trọ, tiền điện nước, tiền học hành của hai đứa con nên phải tằn tiện lắm mà vẫn luôn trong cảnh ăn bữa nay lo bữa mai, đóng được khoản tiền này rồi lại lo sang khoản khác.

"Có quê mà chẳng dám về, sợ bị đưa đi cách ly, ảnh hưởng đến gia đình ở quê. Mấy hôm trước, ở phường họ phát quà từ thiện mì tôm và trứng, chúng tôi cũng đỡ được 2 bữa ăn mỗi ngày", chị Cúc buồn bã nói.

Những ngày cách ly xã hội đã tác động trực tiếp đến cuộc sống thu nhập của những lao động tự do. Mưu sinh chật vật, đồng tiền kiếm ra ngày càng eo hẹp trong khi mọi chi phí khác như tiền điện, các nhu yếu phẩm có xu hướng tăng... khiến người lao động nghèo vốn khổ sở nay càng khổ thêm. Dịch bệnh còn đẩy họ vào cảnh, có quê mà chẳng dám về.

“Phao cứu sinh” thắp lên hy vọng

Nhằm chia sẻ khó khăn, đảm bảo cuộc sống người lao động, ngày 9/4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NĐ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đây được xem là “phao cứu sinh” kịp thời giúp hàng triệu lao động vượt qua khó khăn bởi dịch bệnh.

Thời điểm này, rất nhiều người lao động mong muốn gói hỗ trợ an sinh xã hội dự kiến khoảng 62.000 tỷ đồng sớm triển khai, thắp lên hy vọng giúp họ vượt qua khó khăn trong cơn bão dịch này.

Bà Nguyễn Thị Giang, chủ tịch hội phụ nữ phường Phúc Xá, quận Ba Đình cho biết, trên địa bàn phường hiện nay có rất nhiều người làm các công việc như kéo xe, chở hàng, thu gom rác... tại chợ đầu mối Long Biên, đa phần đều là lao động tự do ngoại tỉnh. Việc thống kê rà soát những người này không hề đơn giản, bởi giờ sinh hoạt thất thường, ngoài ra họ cũng không ở cô định một chỗ.

"Hiện nay, hội phụ nữ phường Phúc Xá đã thống kê, rà soát được hơn 100 lao động tự do là phụ nữ, người già, những người này có đăng ký tạm trú, tạm vắng trên đại bàn phường. Do đó, trước mắt những người này đã được các đoàn thể hỗ trợ tạm thời các nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo,mỳ, trứng... nhằm đảm bảo đời sống tối thiểu cho họ", bà Nguyễn Thị Giang cho biết.

Trước lo ngại về việc khó xác định đối tượng lao động tự do, dẫn đến trục lợi chính sách tại các địa phương, trả lời báo chí Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: “Việc hỗ trợ sẽ hướng tới đảm bảo đúng đối tượng trong thời gian sớm nhất, không để lòng vòng, không để “độ trễ” trong thực hiện chính sách, công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Ngô Ngọc Điển, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) phường Phúc Xá khẳng định, MTTQ phường chúng tôi sẽ phối hợp với các tổ dân phố kiểm soát chặt chẽ khâu rà soát, lập danh sách, kiểm tra chéo để đảm bảo sự minh bạch. Đặc biệt, phát huy vai trò giám sát của người dân, cụ thể là công khai danh sách những người được thụ hưởng, họ là những người hiểu rõ nhất, ai mới là người khó khăn thực sự. Bên cạnh đó, MTTQ phường sẽ tham mưu đề xuất với chính quyền địa phương về phương án hỗ trợ lâu dài cho những đối tượng này.

Gói an sinh xã hội của Chính phủ lúc này là “cứu cánh” trực tiếp cho người nghèo, người yếu thế, người lao động tự do... Việc Chính phủ có giải pháp kịp thời hỗ trợ nhóm đối tượng này là hoàn toàn phù hợp, góp phần thiết thực bảo đảm an sinh xã hội.

Hữu Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

(LĐTĐ) Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội), hiện đang là thời điểm cao điểm để các doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng cuối năm. Chỉ tính riêng trong tháng 11, hơn 40.000 cơ hội việc làm đã được các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đưa ra, khoảng 15% vị trí có mức lương từ 10 - 20 triệu đồng...
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

(LĐTĐ) Bên cạnh “đặc sản” deadline, những ngày cuối năm còn làm say đắm hàng triệu người trẻ với những lễ hội, những buổi party sôi động để “quẩy banh nóc” sau 1 năm dài miệt mài với công việc.
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quỹ tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng ổn định, theo hiệu quả kinh doanh, cải thiện từ 8 - 10%...
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với những tín hiệu tích cực từ các dự án và hoạt động đấu giá. Đà nhộn nhịp của hoạt động kinh doanh bất động sản càng rõ nét hơn vào những tháng cuối năm, đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng ở nhóm ngành này.
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

(LĐTĐ) Sự phát triển kinh tế 3 cực tăng trưởng lớn của vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương đã tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhịp điệu sôi động cũng như gam màu “tươi sáng” đối với thị trường lao động nơi đây.
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 9.651 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động thường trú tại Thành phố đi làm việc là 1.455 người.
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

(LĐTĐ) Theo niên giám thống kê Việt Nam năm 2023 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, lực lượng lao động thanh niên từ 15 đến 24 tuổi chiếm 11,1% tổng lực lượng lao động, tương đương gần 6,1 triệu người. Vì vậy, vấn đề hỗ trợ giải quyết, bảo đảm việc làm cho thanh niên đang được đặt ra khi xem xét sửa đổi Luật Việc làm.
11 tháng năm 2024, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 213.000 lao động

11 tháng năm 2024, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 213.000 lao động

(LĐTĐ) Theo Cục thống kê Hà Nội, trong 11 tháng năm 2024, Thành phố giải quyết việc làm cho 213.200 lao động, vượt 29,1% kế hoạch năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động