Người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh chật vật giữa "bão giá"

(LĐTĐ) Giá xăng dầu, thực phẩm tăng cao nhưng mức thu nhập hằng ngày thì vẫn bấp bênh, khiến nhiều người lao động chật vật với cuộc sống sau khi thành phố Hồ Chí Minh mở cửa hoạt động trở lại.
TP Hồ Chí Minh chi 12.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 Thành phố Hồ Chí Minh: Sẵn sàng thu dung điều trị người nhiễm Covid-19 trong tình hình mới

Chật vật vì "bão giá"

Theo ghi nhận tại các chợ dân sinh ở một số khu vực như quận Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, giá của nhiều mặt hàng thiết yếu tăng lên ít nhất 20% – 30% so với trước khi đợt dịch thứ 4 bùng phát tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, tăng nhiều nhất phải kể đến các mặt hàng như nông sản, tiêu dùng, gia vị… với mức tăng có khi lên gần gấp đôi.

Bà Nguyễn Thị Hoa (tiểu thương bán nông sản, 57 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) chia sẻ, nguồn hàng hiện nay khan hiếm nên giá mua từ đầu mối đã cao, vì thế khi bán ra buộc phải tăng giá để bù lại. Việc giá nông sản cao khiến cho người tiêu dùng hạn chế sức mua, gây ra tình trạng hàng bị ế ẩm, hư hỏng… vì nông sản không bảo quản được lâu như các mặt hàng khác.

“Cà chua Đà Lạt trước đây bán lẻ tại chợ có 15.000 đồng/kg, mà bây giờ giá nhập từ chợ đầu mối đã hơn 20.000 đồng/kg. Các loại trái cây khác cũng tăng thêm ít nhất 5.000 đồng/kg, nên khi bán ra cho người tiêu dùng giá thành cũng bị đẩy lên nhiều. Tôi đâu có muốn đẩy giá lên cao làm gì, làm vậy đâu có bán được hàng. Nhưng giá nhập đã cao nên mới phải bán cao thôi”, bà Hoa chia sẻ.

Người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh chật vật giữa
Cô Nga cho biết, gói đường bình thường giá chỉ hơn 20.000 đồng/kg, mà nay đã tăng lên tận 26.000 đồng/kg, tính theo phần trăm thì đã tăng hơn 25%.

Cách đó không xa, bà Trần Thị Kim Nga (tiểu thương hàng tạp hoá, 55 tuổi, ngụ quận 12) cho biết từ hơn 1 tháng nay, khi thành phố Hồ Chí Minh mở cửa trở lại, nhiều mặt hàng như bánh kẹo, giá vị đã tăng 5.000 – 10.000 đồng, khiến sức mua giảm làm nhiều hàng hoá của bà rơi vào tình trạng ế ẩm, hết hạn sử dụng.

“Như mấy năm trước, cứ tới cuối tháng 11 như thế này, người ta mua hàng xôm tụ lắm, vì có nhiều dịp lễ sắp diễn ra như ngày 20/11, ngày Lễ Giáng Sinh, Tết Dương lịch, Âm lịch. Năm nay công nhân về quê hết, mà thu nhập của họ cũng ít cộng với giá hàng hoá cao, nên mới vắng vẻ như thế này”, bà Nga cho biết.

Bà Nga cho biết, việc tăng giá hàng hoá hiện tại không đem lại lợi ích gì cho những tiểu thương như bà. Vì giá nhập cao nên mới bán ra cao, dù biết hàng sẽ khó bán nhưng không thể điều chỉnh giá thấp hơn được.

Vừa giao xong đơn hàng ở quận Tân Bình, anh Trần Trọng Kha (tài xế Ahamove, 43 tuổi, ngụ quận Bình Tân) đậu xe bên vỉa hè nghỉ ngơi, nhắc đến chuyện giá cả tăng, anh than thở: “Giá xăng mấy bữa nay tăng cao, 50.000 đồng đổ còn chưa đầy bình. Mà giá xăng tăng nhưng giá giao hàng đâu có tăng, vẫn nguyên như lúc trước dịch. Bây giờ chỉ mong chạy cho đủ ăn là mừng lắm rồi”.

Người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh chật vật giữa
Anh Kha cho biết, từ sáng tới đầu giờ chiều anh chỉ nhận được 4 cuốc giao hàng, cả ngày chỉ mong đủ tiền ăn trong gia đình, không dám nghĩ đến tiền để dành làm việc khác.

Anh Kha cho biết, gia đình anh hiện đang sống ở một phòng trọ nhỏ ở quận Bình Tân, hồi còn chưa dịch, giá cả ổn định thì bữa cơm vẫn có thịt có cá. Bữa nay vừa mới dịch xong, tiền bạc không có mà giá cả xăng dầu tăng phi mã, giá hàng hoá cũng cao, ăn rau cũng đắt mà ăn thịt lại càng đắt, nên giờ đi chợ cứ cái gì rẻ thì mua.

“Gần cuối năm rồi, nhiều thứ còn phải chi tiêu, bây giờ kiếm được đồng nào là phải cất đồng đó, ăn tiêu tằn tiện. Tết sắm đồ cho gia đình, rồi tiền cưới xin, đám này đám kia… cộng lại cũng nhiều lắm. Không biết lỡ mà ốm đau, hay ai trong gia đình mắc Covid-19 thì phải làm thế nào. Mong sang năm đỡ hơn, chứ bây giờ không làm gì được hơn nữa rồi”, anh Kha chia sẻ.

Không ai hưởng lợi từ giá cả tăng

Từ trong đợt dịch thứ 4 đến tận bây giờ, vấn đề hàng hoá thiết yếu tăng cao giá không còn lạ lẫm với người tiêu dùng. Lúc đó, người dân vẫn có thể thông cảm do tình hình dịch bệnh kèm các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt khiến hàng hoá khan hiếm nên giá cả tăng. Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép mở cửa hoạt động sản xuất, nhưng giá thành nhiều mặt hàng vẫn leo thang.

Không ít người dân ngao ngán khi ngay cả rau củ thường ngày giá chỉ vài nghìn đồng, nay đã tăng lên đến 10.000 – 20.000 đồng/kg. Với mức thu nhập hiện nay của phần lớn người lao động, nhất là lao động tự do, việc thu chi hằng ngày đã trở thành bài toán nan giải. Cuộc sống của nhiều người vốn đã khó khăn nay lại càng vất vả, lao đao hơn.

Lý giải về vấn đề hàng hoá tăng giá, chia sẻ với phóng viên, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng cho biết, hiện tượng tăng giá hiện nay thực chất chỉ tăng ở các mặt hàng thiết yếu, việc tăng giá không giúp người nông dân, người vận chuyển hay người bán lẻ được hưởng lợi. Nguyên nhân tăng giá là do chi phí ở các khâu sản xuất tăng, dẫn đến việc người tiêu dùng phải gánh phần chi phí này dựa trên giá bán ra của sản phẩm.

Người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh chật vật giữa
Giá cả nguyên liệu tăng cao, hàng bún của cô Phượng tại chợ Xóm Mới, quận Gò Vấp buộc phải giảm lợi nhuận để giữ nguyên giá 20.000 đồng/tô. Cô Phượng cho biết: "Nếu mình tăng giá cao sợ không ai đến ăn nữa, giảm tiền lợi lại bán cho lâu bền đó con".

“Nhiều địa phương vẫn đang bị ngăn cách bởi một số quy định, các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chưa được kết nối đồng bộ, gây ra việc đứt gãy trong chuỗi cung ứng, tác động đến việc giá thành của hàng hoá tăng như hiện nay. Để thị trường phục hồi, phải cần 3 – 6 tháng khi dịch bệnh đã được kiểm soát”, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển cho biết,

Ngoài ra, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển còn cho rằng, tác động của dịch bệnh chỉ có ở các mặt hàng thiết yếu, đối với các sản phẩm dịch vụ, hàng hoá không thiết yếu thì lại có sự giảm giá. Khi nhu cầu của người tiêu dùng ít đi, thu nhập ít đi thì việc giảm giá của các loại dịch vụ, hàng hoá đó là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Dự đoán về sức mua cuối năm nay, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển cho rằng, năm nay rất nhiều doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực gặp khó khăn vì thế các doanh nghiệp có thể không có tháng lương thứ 13 cho người lao động. Từ đó, dẫn đến việc nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm của người lao động sẽ bị hạn chế hơn.

“Hàng hoá thiết yếu có thể bán được, nhưng hàng hoá về dịch vụ sẽ bị hạn chế. Vì thu nhập của người dân đang bị khó khăn, nên sức mua sắm sẽ giảm bớt và chỉ tập trung mua các loại hàng hoá cần phải có vào dịp Tết”, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề giá cả hàng hoá tăng cao, trong cuộc họp báo mới đây, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó giám đốc Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh cho biết, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm, tươi sống tại các hệ thống siêu thị nhìn chung vẫn ổn định. Tuy nhiên, vẫn có một số mặt hàng tăng giá như dầu ăn, đường, xăng dầu, gas….

Bà Ngọc cho rằng, tình hình giá cả của các mặt hàng này đã có sự biến động trên toàn thế giới, kéo theo sự tăng giá trong nước. Bên cạnh đó, cũng có những nguyên nhân khác như chi phí vận chuyển, chi phí phòng chống dịch tăng cũng khiến giá các mặt hàng tăng.

Trên cơ sở đó để bình ổn giá và thực hiện các giải pháp trong giai đoạn tới, Phó gám đốc Sở Công thương cho biết đơn vị sẽ đẩy mạnh triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, bình ổn giá và kết nối hàng hoá giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh thành khác. Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiệp đã bắt đầu tổ chức sản xuất trở lại, do đó hàng hoá sẽ được cung cấp đầy đủ ra thị trường, góp phần hạ nhiệt và từ đó kéo theo sự ổn định về giá cả.

“Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh sẽ có kiến nghị đến Bộ Công Thương sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu để kéo mặt bằng giá cả trở về trong điều kiện bình thường mới”, bà Ngọc cho biết.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

(LĐTĐ) Người đã xuất cảnh ra nước ngoài, nhưng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu.
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

(LĐTĐ) Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cán bộ công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2025 trong 9 ngày, bắt đầu từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn, đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Xem thêm
Phiên bản di động