Người họa sĩ nặng lòng với văn hoá Mường

(LĐTĐ) Họa sĩ Vũ Đức Hiếu, người thường được biết đến với nghệ danh “Hiếu Mường” đã tạo dựng không gian văn hóa Mường tại Hòa Bình từ năm 2007 với quy mô một bảo tàng tư nhân đầu tiên, nhằm bảo tồn, giới thiệu không gian văn hóa dân tộc Mường tại Việt Nam. Cách đây ít ngày, họa sĩ Vũ Đức Hiếu tiếp tục đưa tinh hoa gốm Mường về Hà Nội trong một không gian đậm bản sắc văn hóa tại 85 Nhật Chiêu, quận Tây Hồ.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Công Quang được chọn làm biểu trưng sự kiện 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Trước khi mở xưởng Gốm Mường ở Hà Nội thì vào năm 2007, họa sĩ Vũ Đức Hiếu đã tạo dựng không gian văn hóa Mường tại Hòa Bình với quy mô là một bảo tàng tư nhân. Sau hành trình lặng lẽ học hỏi rèn luyện các kỹ thuật truyền thống về nghề gốm, thể nghiệm nhiều phương pháp làm đất, men, lò nung... họa sĩ Vũ Đức Hiếu đã tạo dựng được những giá trị riêng cùng với gốm Mường.

Người họa sĩ nặng lòng với văn hoá Mường
Họa sĩ Vũ Đức Hiếu tại Mường Studio.

Từ không gian sáng tạo độc đáo

Tại địa chỉ số 202 đường Tây Tiến, thành phố Hòa Bình, Không gian Văn hóa Mường do anh tạo nên đã trở thành địa chỉ văn hóa - nghệ thuật thu hút mối quan tâm và hợp tác của nhiều người làm văn hóa nghệ thuật và du khách trong nước cũng như quốc tế. Khi xây dựng bảo tàng Không gian Văn hóa Mường, họa sĩ Vũ Đức Hiếu đã chú trọng đến việc sưu tập hiện vật Mường - chiêng, gốm (Việt), phục trang, đồ dùng thường nhật, nhà cửa,...

Từng học Khoa Thủy tinh, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, lại có bằng ở Khoa Lịch sử nghệ thuật bên Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội nên họa sĩ Vũ Đức Hiếu vừa có tay nghề, vừa có vốn văn hóa nhất định. Bắt tay vào làm gốm là cả một thách thức và muôn vàn khó khăn nhưng họa sĩ Vũ Đức Hiếu vẫn kiên trì. Anh mua đất, xây lò, chế tạo men theo lối dân gian, rồi tìm những nguyên liệu tại chỗ để đưa vào sản xuất và đưa ra dòng sản phẩm có tên gọi gốm Mường.

Người họa sĩ nặng lòng với văn hoá Mường
Không gian trưng bày nghệ thuật mới thân thiện với môi trường tại Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường.

Họa sĩ Vũ Đức Hiếu từng chia sẻ, mục tiêu ban đầu khi anh hình thành nên Không gian Văn hóa Mường là anh muốn đưa nghệ sĩ quốc tế về Việt Nam để văn hóa Mường lan tỏa. Nghệ sĩ quốc tế sống và làm việc trong không gian văn hóa, khi trở về họ có thể kể bạn bè, người thân và thông qua tác phẩm của chính họ dựa trên cảm hứng về câu chuyện văn hóa, đấy là cái được ở Không gian văn hóa Mường.

“Hoạt động cộng đồng đấy tôi vẫn tiếp tục phát huy vì qua nó nhiều người được lợi, bà con địa phương tham gia hoạt động cùng nghệ sĩ, giúp họ hiểu văn hóa hơn, thẩm mỹ của họ cũng cao lên, hiểu thêm về nghệ thuật, về các nền văn hóa, dân tộc khác và ngược lại, nghệ sĩ hiểu rõ hơn về người bản địa. Nghệ sĩ đến sáng tác và để lại nhiều tác phẩm, tạo thành bộ sưu tập đa dạng cho Không gian Văn hóa Mường, văn hóa - nghệ thuật song hành”, họa sĩ Vũ Đức Hiếu cho biết.

Năm 2017, họa sĩ Vũ Đức Hiếu tổ chức “Workshop gốm Mường” quy tụ hơn 30 điêu khắc gia, họa sĩ từ nhiều địa phương tập trung sáng tác độc bản. Thương hiệu gốm Mường chính thức được xác định từ khoảng thời gian này do hơn 90% các nguyên liệu cốt như đất tổ mối, đất sét, chất pha chế men gio (tro), phụ liệu... hầu hết khai thác tại chỗ. Các tác phẩm sáng tác hướng đến độc bản, có tên riêng. Còn tác phẩm nào tham gia hai, ba bàn tay (người làm cốt, người vẽ, người phết men…) thì đều có chữ ký chung!

Người họa sĩ nặng lòng với văn hoá Mường
Họa sĩ Vũ Đức Hiếu đưa tinh hoa gốm Mường về Hà Nội trong một không gian đậm bản sắc văn hóa tại 85 Nhật Chiêu, quận Tây Hồ.

Một vài hoạ sĩ, nhà điêu khắc thuộc lớp “đàn anh” đi trước từng nhận xét: “Gốm Mường của Vũ Đức Hiếu thoạt đầu cũng chưa thoát ra các hình dáng ống và cách điệu kiểu công nghiệp, nơi anh từng học. Tham khảo các dáng chân cao của gốm Trần, gốm miệng vuông của các nghệ sĩ nước ngoài, gốm men đen Nhật... Vũ Đức Hiếu tìm tòi những cấu trúc như đồ mây tre đan của người Mường, Thái, đồ gỗ thủ công dân tộc và cả dáng cây cỏ cũng được vận dụng để tạo dáng gốm.

Đây là những thử thách lớn đối với tay nghề vì gốm chịu trọng lực nhất định, không thể mở dáng thoải mái, như kim loại hay gỗ, nó thường có xu hướng cân đối và đóng kín, nên phát triển dáng cho thấy sự điêu luyện của nặn vuốt và hiểu biết về kỹ thuật nung, khi qua nhiệt độ cao, sự co ngót ảnh hưởng đến cấu trúc thế nào. Có thể nói, sự hướng về bản sắc dân tộc kết hợp với kỹ thuật gốm khá điêu luyện đã tạo ra những kết quả ban đầu tốt đẹp đối với một nghệ sĩ trung niên, giàu lòng với văn hóa tộc người”.

Đến những sản phẩm gốm nghệ thuật

Lý giải nguyên nhân của dòng gốm lạ này, họa sĩ Vũ Đức Hiếu cho biết, từ trại sáng tác quốc tế “Nghệ thuật dưới mái Nhà Sàn” - 2012 tại bảo tàng, trong 68 nghệ sĩ trong nước và quốc tế Á, Âu, có 2 nghệ sĩ làm gốm từ Tây Ban Nha và Mỹ. Một nghệ sĩ trẻ biết làm gốm là Triệu Minh Hải đã mang lên đây một chiếc lò gốm điện nhỏ để nung tác phẩm.

Người họa sĩ nặng lòng với văn hoá Mường
Họa sĩ Vũ Đức Hiếu tại xưởng gốm.

Đến năm 2014, trong một workshop tại bảo tàng, có sự tham gia của họa sĩ, nhà điêu khắc gốm Bảo Toàn. Thích thú với không gian nơi đây, nghệ sĩ Bảo Toàn góp ý với anh là nên tổ chức một trại sáng tác gốm quốc tế. Đây chính là lý do “cổ động” họa sĩ Vũ Đức Hiếu bước vào tìm hiểu nghề làm gốm từ chế men cho đến tạo cốt.

Cuối năm 2014, anh cùng một nghệ sĩ gốm khác là Trịnh Vũ Hiếu đã trưng bày gốm tự sáng tác tại không gian Modul 7 Studio (số 83 đường Xuân Diệu, Hà Nội). Từ 2015 đến 2017, là thời gian để Hiếu Mường lập lò gốm, dấn thân học hỏi trực tiếp từ các làng gốm cổ truyền và đương đại khắp miền Bắc và miền Trung như: gốm Bát Tràng (Hà Nội); gốm Phù Lãng (Bắc Ninh); gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc),...

Theo giám tuyển, nhà nghiên cứu mỹ thuật Vũ Huy Thông, gốm của họa sĩ Vũ Đức Hiếu đã khai thác tốt cảm hứng, tình yêu trong hành trình ngót hai thập kỷ nỗ lực bảo tồn, quảng bá văn hóa Mường của cá nhân họa sĩ.

Gốm Mường chủ yếu có bề mặt thô ráp, có các gam màu nâu, vàng, chàm, xanh lá... Có được các hòa sắc này là quá trình dài nghiên cứu, thể nghiệm các công thức pha trộn men gio (men hữu cơ) cổ truyền và một số chất vô cơ phổ biến trong kỹ thuật tạo men gốm hiện đại. Xương gốm, nhờ sử dụng đất tổ mối, đôi khi kết hợp đất samot cho phép Vũ Đức Hiếu nung ở nhiệt cao những hình khối phức tạp của ngôn ngữ điêu khắc và tạo ra bề mặt gốm giàu cảm xúc tự nhiên.

Người họa sĩ nặng lòng với văn hoá Mường
Gốm Mường chủ yếu có bề mặt thô ráp, có các gam màu nâu, vàng, chàm, xanh lá.

Có thể nói, với gốm Mường, hoạ sĩ Vũ Đức Hiếu trước hết đã tạo được nhiều tác phẩm điêu khắc riêng, độc đáo, sau đó là nỗ lực tôn vinh văn hóa truyền thống nói chung, văn hóa Mường nói riêng của Không gian Văn hóa Mường đã được ghi nhận, như: Giải thưởng quốc tế Jeonju International Awards 2020 (Hàn Quốc) hay Giải thưởng Phan Châu Trinh về Văn hóa - Giáo dục (2013)...

Trong dịp ra mắt xưởng Gốm Mường tại Hà Nội, hoạ sĩ Vũ Đức Hiếu cho biết có hơn 130 tác phẩm được lựa chọn để trưng bày. Những tác phẩm được trưng bàylần này tại không gian 85 Nhật Chiêu bên hồ Tây là của một số tác giả khác, chứ không phải chỉ của mình anh, mặc dù chất cốt và tông mầu men là cùng một nguồn gốc. Thí dụ - như tượng Phật là do anh hoàn thành chung cùng nghệ sĩ Bùi Văn Đạo, Trường cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Tây Bắc.

Nếu quan sát kỹ, mỗi một loại “phom” sẽ ra phong cách riêng của mỗi tác giả. “Còn “phom” của tôi”, anh nói: “Thì tự nhiên có ảnh hưởng từ hình khối đường nét vật dụng sinh hoạt trong đời sống của người Mường như nơm, đó, giỏ, gùi, ớp (đồ đeo bên hông phụ nữ Mường) do trước đây tôi vẽ những đồ này rất nhiều. Ngoài ra, còn có cả tinh thần văn hóa Mường chắt lọc trong hình hoa văn, họa tiết được tôi dùng trong cách họa men…”.

Phúc Chương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền của hệ thống Mặt trận

Ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền của hệ thống Mặt trận

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ ngày làm việc thứ 2 của Đại hội đại biểu Mặt trần Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, các đại biểu đã tham dự Diễn đàn số 1 với chủ đề “Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; nắm bắt, định hướng tình hình dư luận nhân dân, tạo sự đồng thuận, khơi dậy khát vọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô”.
Cán bộ Mặt trận các cấp cần chủ động đổi mới, nêu cao tinh thần “4 thật”

Cán bộ Mặt trận các cấp cần chủ động đổi mới, nêu cao tinh thần “4 thật”

(LĐTĐ) Để đáp ứng đòi hỏi trong giai đoạn mới, cán bộ Mặt trận các cấp cần tiếp tục đổi mới mình, chủ động, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, luôn nêu cao tinh thần “4 thật” (nghĩ thật, nói thật, làm thật và có kết quả thật).
Xem xét quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội

Xem xét quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội

(LĐTĐ) Tại phiên họp thường kỳ tháng 8/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã xem xét quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
"Dân nghiện" công nghệ dự kiến sẽ được xài iPhone 16 vào cuối năm

"Dân nghiện" công nghệ dự kiến sẽ được xài iPhone 16 vào cuối năm

(LĐTĐ) iPhone 16 Pro Max của Apple vẫn sẽ là smartphone "hot" nhất dịp cuối năm nay. Nếu đúng như đồn đoán thì chỉ còn độ gần 1 tháng nữa các mẫu máy của dòng iphone 16 sẽ ra mắt và những mẫu máy đều có vẻ hứa hẹn sẽ mang tới điều gì đó mới mẻ và thú vị để tăng trải nghiệm cho người dùng.
Giải thưởng Viettel tìm kiếm các ý tưởng công nghệ đột phá

Giải thưởng Viettel tìm kiếm các ý tưởng công nghệ đột phá

(LĐTĐ) Chiều ngày 21/8, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Lễ trao giải Innovative-me 2024. Giải cao nhất thuộc về ý tưởng phát triển Ứng dụng hỗ trợ người dân tị nạn tại Burundi.
Hà Nội trang hoàng cờ hoa chào mừng ngày Quốc khánh 2/9

Hà Nội trang hoàng cờ hoa chào mừng ngày Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), trên khắp các tuyến phố của Thủ đô Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với sắc màu của cờ hoa, pano, áp phích…
Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, phong trào thi đua xây dựng khu dân cư đoàn kết

Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, phong trào thi đua xây dựng khu dân cư đoàn kết

(LĐTĐ) Kết quả thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng Thủ đô; qua đó khẳng định và nâng cao vị trí, vai trò của hệ thống MTTQ và các tổ chức thành viên, xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tin khác

Tổng đạo diễn Phạm Hoàng Giang và hành trình mang 'Dấu son Hà Nội' vào Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng đạo diễn Phạm Hoàng Giang và hành trình mang 'Dấu son Hà Nội' vào Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong chuỗi sự kiện "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh" sắp diễn ra, chương trình khai mạc "Dấu son Hà Nội" đang thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng. Đứng sau dàn dựng chương trình này là Tổng đạo diễn Phạm Hoàng Giang, người được biết đến với nhiều chương trình thành công về Hà Nội.
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc: Cầu nối giữa quá khứ và tương lai

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc: Cầu nối giữa quá khứ và tương lai

(LĐTĐ) Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 vừa khép lại đêm chung kết đầy cảm xúc vào tối ngày 20/8. Đây không chỉ là một cuộc thi thông thường, mà còn là bản hòa ca của tri thức, sáng tạo và tình yêu sách vở, nơi hội tụ những trái tim trẻ đang khao khát góp phần xây dựng một Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Hà Nội: Khởi động cuộc thi nhảy hiện đại "Nhịp sống trẻ" lần II năm 2024

Hà Nội: Khởi động cuộc thi nhảy hiện đại "Nhịp sống trẻ" lần II năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (20/8), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội đã chính thức giới thiệu Cuộc thi nhảy hiện đại "Nhịp sống trẻ" lần II năm 2024. Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình", nhằm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh là "Thành phố vì hòa bình".
Đề xuất nghệ thuật Lân Sư Rồng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đề xuất nghệ thuật Lân Sư Rồng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa trình và đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét đưa di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Lân Sư Rồng TP.HCM vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Lan tỏa tinh thần của Quy tắc ứng xử ở xứ Đoài

Lan tỏa tinh thần của Quy tắc ứng xử ở xứ Đoài

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây, một vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử thuộc Hà Nội, đang nổi lên như một hình mẫu trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử của Thủ đô. Với những nỗ lực không ngừng, Sơn Tây không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất xứ Đoài.
Nét thu xứ Huế

Nét thu xứ Huế

(LĐTĐ) Đến hôm nay tôi mới chợt phát hiện ra chái bếp của mẹ giấu mùa thu vào lưng chừng khói bếp. Bao năm nay vẫn như thế, chỉ là lớn lên rồi đi xa nhà nhiều hơn khiến tôi không còn kịp nhớ ra những bí mật dịu dàng mẹ và mùa thu mang đến. Dấu vết mùa thu vẫn luyến lưu như chờ đợi đứa con xa tìm về.
Triển lãm 3D khám phá chính sách ngoại giao độc đáo của triều Nguyễn

Triển lãm 3D khám phá chính sách ngoại giao độc đáo của triều Nguyễn

(LĐTĐ) Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) sẽ tổ chức Triển lãm 3D "Bang giao triều Nguyễn: Giữa làn gió Đông - Tây", hứa hẹn mang đến cho công chúng một trải nghiệm độc đáo và sâu sắc về hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn đầu triều Nguyễn.
Đánh dấu cột mốc 20 năm, Lễ hội Thành Tuyên diễn ra với nhiều chương trình đặc sắc

Đánh dấu cột mốc 20 năm, Lễ hội Thành Tuyên diễn ra với nhiều chương trình đặc sắc

(LĐTĐ) Tỉnh Tuyên Quang đang hân hoan chuẩn bị cho sự kiện văn hóa quy mô cấp quốc gia - Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ hội Thành Tuyên năm 2024. Đây là cơ hội quý báu để quảng bá hình ảnh, văn hóa và con người Tuyên Quang, đồng thời giới thiệu những giá trị đặc sắc của vùng đất cách mạng "Thủ đô kháng chiến" đến với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Tổ chức triển lãm ảnh “Thủ đô Hà Nội Phát triển - Đổi mới - Hội nhập”

Tổ chức triển lãm ảnh “Thủ đô Hà Nội Phát triển - Đổi mới - Hội nhập”

(LĐTĐ) Theo nhà báo Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hội Nhà báo thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm ảnh “Thủ đô Hà Nội Phát triển - Đổi mới - Hội nhập”.
Phát động Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam 2024: Tôn vinh tài năng, thúc đẩy sáng tạo

Phát động Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam 2024: Tôn vinh tài năng, thúc đẩy sáng tạo

(LĐTĐ) Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Tổ chức cuộc thi "Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam" năm 2024 đã chính thức phát động cuộc thi quy mô quốc gia, hứa hẹn mang đến một sân chơi đầy hấp dẫn và ý nghĩa cho cộng đồng quảng cáo Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động