Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển
Sản xuất "sản phẩm xanh" là trách nhiệm của cộng đồng và doanh nghiệp Khi doanh nghiệp bước vào “sân chơi” thực tế ảo Hai nhóm sinh viên Việt Nam đoạt giải quốc tế về thiết kế tại Nhật Bản |
Có hơn 8 năm làm họa sĩ digital art và vẽ truyện tranh, bằng tài năng nghệ thuật của mình, chị Đặng Thị Minh Hằng (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) đã sáng tạo hơn 15 tác phẩm trong 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo.
“Thật trong ảo”, trải nghiệm thú vị
Giải thích thêm về bộ môn nghệ thuật thực tế ảo, chị Hằng khẳng định, khác với tranh 2D - chỉ dùng để trưng bày triển lãm hay trang trí, tranh thực tế ảo có thể ứng dụng phong phú hơn, như làm backdrop (phông nền), TVC quảng cáo, intro cho sự kiện...
Không cần sử dụng cọ, màu vẽ và giấy thông thường, chị Hằng vẫn tạo ra được những bức tranh đầy màu sắc nhờ kính thực tế ảo và bảng điều khiển trên tay. Ảnh: Phương An |
“Người dùng có thể cảm nhận, di chuyển, tương tác, khám phá bên trong môi trường ảo thông qua các thiết bị như kính thực tế ảo hoặc có thể thao tác bằng tay. Đây là môi trường giả lập được con người tạo ra nhờ phần mềm chuyên dụng”, chị Hằng giải thích thêm.
Nhiều người thưởng thức tranh đã có những trải nghiệm thú vị với tranh thực tế ảo. Tại một số không gian triển lãm tranh thực tế ảo nổi tiếng ở TP.HCM chúng tôi đã nghe nhiều chia sẻ từ người dân.
Như tại không gian triển lãm tranh Van Gogh ở Trung tâm Thương mại Gigamall (thành phố Thủ Đức, TP.HCM) nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo người đến trải nghiệm. Nơi đây được kết hợp từ những ứng dụng công nghệ thực tế ảo hàng đầu thế giới.
Lần đầu tiên được trải nghiệm, anh Minh Khoa (30 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) cảm thấy rất thích thú: “Xem tranh thực tế ảo cho tôi cảm giác chân thực hơn khi xem phim 3D, 4D. Tôi thực sự bị lôi cuốn vì có cảm giác mình đang sống thật trong thế giới ảo”.
Là một người khá bận rộn với công việc nhưng lại có đam mê đi du lịch và tìm hiểu nền văn hóa của nhiều quốc gia, chị Ánh Thương (25 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) cho rằng, loại hình tranh thực tế ảo này có nhiều ưu điểm vượt trội, giúp tiết kiệm chi phí và không cần tốn quá nhiều thời gian vẫn có thể thưởng thức được các tác phẩm nghệ thuật.
“Sau thời gian làm việc mệt mỏi mà vẫn có thể thỏa sức được đam mê của bản thân qua công nghệ thực tế ảo tại nhà, đây đúng là một trải nghiệm thú vị và độc đáo”, chị Ánh Thương nhận xét.
Vượt ra khỏi giới hạn vật lý và logic thông thường
Nói về cơ duyên tìm đến công nghệ thực tế ảo, chị Minh Hằng cho biết: “Hơn 7 năm trước, tôi đã được biết đến bộ môn này. Thời gian đó, tôi còn đang vẽ truyện tranh nên chưa thể thực hiện. Thể loại trước đây tôi hay vẽ là siêu anh hùng, chủ nghĩa anh hùng độc tôn, những cuộc chiến đấu theo mô típ rập khuôn, mang tính bạo lực”.
Trong vòng 2 năm, chị Hằng đã sáng tạo ra hơn 15 tác phẩm bằng công nghệ vẽ tranh thực tế ảo. |
Làm nhiều một thể loại, chị Hằng cảm thấy rất nhàm chán. Bên cạnh đó, chị Hằng còn thích phim hoạt hình Vùng đất linh hồn và cảm thấy ấn tượng với tinh thần đoàn kết, sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên. Đây chính là nguồn cảm hứng khiến chị Hằng bắt đầu trở thành họa sĩ thực tế ảo.
Theo chị Hằng, họa sĩ vẽ tranh thực tế ảo không cần màu, cọ hay giấy vẽ mà chỉ cần đeo kính thực tế ảo là có thể bắt đầu sáng tác nghệ thuật. Tùy nhu cầu sử dụng, người dùng có thể lựa chọn phần mềm VR với những chức năng phù hợp. Thực tế, loại hình này ở Việt Nam vẫn chưa nhiều người tham gia nên tất cả các tư liệu, phần mềm đều phải tham khảo từ họa sĩ nước ngoài.
Bên cạnh những thuận lợi, chị Hằng cho rằng vẫn còn gặp nhiều khó khăn như trong giai đoạn cài đặt các thiết bị rất phức tạp. Vì là công nghệ mới nên phần mềm có thể chạy chưa mượt, xuất hiện những lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình vẽ khiến công việc không kịp tiến độ.
Với tranh phong cảnh sẽ mất từ 1 - 2 tuần, tranh chân dung sẽ mất vài ngày để hoàn thành tác phẩm. |
Bên cạnh tranh thực tế ảo, chị Hằng còn sáng tác tranh bằng loại công nghệ phối trộn thế giới thật và ảo, tạo ra trải nghiệm cao hơn cho người xem đó là công nghệ thực tế hỗn hợp (MR).
“Với tranh MR, người xem không cần đeo kính thực tế ảo cũng có thể hình dung được họa sĩ vẽ gì thông qua nhiều ứng dụng, thiết bị để quay nét vẽ, thao tác của họa sĩ…”, chị Hằng nói.
Nhìn chung, tùy theo yêu cầu đặt ra mà thời gian hoàn thành tác phẩm tranh vẽ bằng công nghệ thực tế ảo khác nhau. Với tranh phong cảnh sẽ mất từ 1 - 2 tuần, tranh chân dung sẽ mất vài ngày để hoàn thành tác phẩm.
Mặc dù vẽ tranh bằng công nghệ thực tế ảo không bị giới hạn thời gian, địa điểm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu là trục trặc kỹ thuật có thể làm bức tranh đang vẽ bị biến mất hoặc gặp sự cố xung đột phần mềm.
“Công việc này có nhiều thú vị và là vùng đất mới, cần được khám phá nên người họa sĩ bắt buộc phải có tính kiên trì và thực sự đam mê để tìm cách khắc phục”, chị Hằng chia sẻ.
Chị Đặng Thị Minh Hằng là người khai sinh dự án Endangered - ứng dụng nghệ thuật VR vào việc bảo tồn động vật hoang dã. Nữ họa sĩ này nhận ra với khả năng vô hạn trong kỹ thuật sáng tạo, con người có thể ứng dụng công nghệ để giảm thiểu việc xâm hại đến môi trường tự nhiên. Về dự án Endangered, khi quét mã QR qua màn hình điện thoại, sẽ có một loài động vật hoang dã đang chuyển động, thậm chí có thể nói chuyện. “Trong tương lai, không chỉ ở TP.HCM, tôi có kế hoạch phát triển và lan rộng dự án này đến các khu bảo tồn thiên nhiên, những nơi tập trung đông dân cư tại mỗi địa phương trên khắp mọi miền đất nước nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường và động vật”, chị Hằng mong muốn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Tin khác
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09