Người giữ “hình hài” của bánh trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Trong cuộc sống hiện đại, nhiều nghề thủ công đã trở nên mai một, thay vào đó là các loại máy móc hỗ trợ sản xuất ngày càng tinh vi. Tuy nhiên, để tạo ra những sản phẩm truyền thống, mang được cái “hồn cốt” của dân tộc thì lại phải nhờ đến bàn tay của những người thợ thủ công. Ông Phạm Văn Quang, một người đã từ lâu gìn giữ nghề làm khuôn bánh trung thu, cũng là người duy nhất còn tiếp tục làm nghề này trên con phố Hàng Quạt luôn trăn trở với cái nghề đã hơn 40 năm gắn bó. Với ông, việc lưu giữ truyền thống dân tộc có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với giá trị kinh tế mà công việc đó mang lại.
Tết Trung thu truyền thống trong không gian Phố cổ Hà Nội

Theo ông Quang, nghề làm khuôn bánh trung thu có nguồn gốc từ làng tiện gỗ Nhị Khê và làng Chiếc (nay là xã Nhân Hiền), thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội. Đây là các làng có truyền thống làm khuôn bánh bằng gỗ nức tiếng từ xưa.

Người giữ “hình hài” của bánh trung thu truyền thống
Ông Phạm Văn Quang làm khuôn bánh trung thu đã hơn 40 năm (Ảnh: Cao Tiến)

Người mang nghề này lên phố Hàng Quạt chính là ông nội của ông Quang. Ở thời điểm đó, nhận thấy nghề này có tiềm năng phát triển, người dân ở làng cùng nhau kéo lên mở tiệm, tạo thành một khu phố chuyên đục đẽo. Từ đó, phố Hàng Quạt lúc nào cũng rộn ràng, những người thợ làm khuôn bánh có việc làm đều trong suốt cả năm nhờ những người làm bánh khắp nơi tìm đến đặt hàng.

Bản thân ông Quang, sau khi trở về từ quân ngũ cũng chọn nghề này để bắt đầu xây dựng sự nghiệp, thấm thoắt đến nay đã hơn 40 năm. Tuy nhiên, ngày nay nền kinh tế thị trường phát triển, nhiều loại khuôn nhựa đa dạng ra đời vừa rẻ vừa tiện lợi cho việc sản xuất công nghiệp, khiến nghề làm khuôn gỗ ngày càng bị mai một, dần dần mọi người đều đã chuyển nghề khác. Đến nay, trên con phố ấy chỉ còn lại mình ông Quang vẫn gắn bó nghề xưa. Động lực lớn nhất khiến ông vẫn còn theo nghề chính là mong muốn nghề truyền thống đã từng gắn bó với tuổi thơ ông không bị thất truyền.

Chia sẻ về việc giữ nghề, ông Quang cho biết: “Nghề đục đẽo đã ngấm vào người rồi, tôi không thể từ bỏ. Ngày xưa, đó là kế sinh nhai của cả gia đình, đến giờ, nó không còn mang lại thu nhập cao nữa, bởi ít người chọn làm bánh bằng khuôn gỗ, chỉ còn vài người mua để làm kỷ niệm, hoặc làm quà biếu nhưng tôi vẫn không muốn bỏ. Thực ra làm đến nửa đời người rồi, giá trị mà cái nghề này mang lại cho tôi không chỉ dừng lại ở kinh tế nữa. Nó là niềm đam mê, là công việc mà mình yêu thích có ý nghĩa tinh thần nhiều hơn cả. Chính vì vậy, gia đình cũng rất ủng hộ tôi, ai cũng mong tôi gìn giữ nó”.

Vài năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ tìm đến cửa hàng ông để tìm hiểu về nghề, có bạn mong muốn được ông dạy lại cách làm khuôn truyền thống, rồi cũng có nhiều người đặt hàng để xuất khẩu đi nước ngoài. Ông tâm sự, khi nhận được những lời đề nghị đó, ông mừng rớt nước mắt, mừng vì những bền bỉ, cố gắng của mình đã thực sự có ý nghĩa, đặc biệt khi giúp thế hệ trẻ hiểu và muốn lưu giữ truyền thống đẹp của dân tộc. Với ông, hạnh phúc đơn giản là được làm công việc mình yêu thích, gắn bó cả đời với nghề, lưu giữ được nghề và truyền được cảm hứng tới cộng đồng xã hội.

Ông Quang cho biết, để làm một chiếc khuôn bánh, trước hết phải tìm được loại gỗ phù hợp. Gỗ thường dùng để làm khuôn bánh là gỗ thị già và gỗ xà cừ, vì 2 loại gỗ này có độ bền, mịn, dễ gia công, lại có độ dẻo, độ rắn phù hợp với việc làm khuôn bánh, khi chạm khắc sẽ sắc nét và ăn mực. Sau đó, phải sơ chế để những miếng gỗ vừa vặn với khuôn bánh, phần thừa đủ để tay cầm và tạo sự cân đối lực khi đập, ép bánh. Công đoạn đục là khó hơn cả, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chính xác cao, bởi nếu đục hơi sâu hoặc hơi nông một chút, hoa văn sẽ bị thay đổi, kích thước và trọng lượng bánh cũng thay đổi theo. Vì thế, người tạo ra khuôn cần sự cẩn thận, khéo léo và căn rất chuẩn.

Đồ nghề làm khuôn bánh của ông Quang đơn giản chỉ với bút chì, lưỡi bào, lưỡi đục nhưng việc sử dụng các dụng cụ này để cho ra khuôn bánh chuẩn và đẹp lại không hề đơn giản. Mỗi lần chế tác một sản phẩm mới, ông cẩn thận kiểm tra từng món đồ, thử độ sắc, độ lỳ của từng công cụ, làm sao để từng chi tiết được tạo ra chuẩn như ý người thợ mong muốn. Với chi tiết cần sắc, nét, độ nông sâu theo yêu cầu, cần có dụng cụ đủ nhọn, đủ sắc. Với những chi tiết cần uốn dẻo cầu kì, lưỡi đục cần cùn đủ độ, lưỡi bào cần vừa phải. Nói chung, người thợ giỏi nghề cần biết căn chỉnh các dụng cụ đi kèm, kết hợp với đôi tay khéo léo của mình.

Người giữ “hình hài” của bánh trung thu truyền thống
Các mẫu khuôn bánh được ông Quang chế tác (Ảnh: Cao Tiến)

“Cái khó của nghề đục đẽo mà không phải ai cũng hiểu đó là làm sao thành hình mà phải có hồn, chắc chắn nhưng phải đẹp, đều từng chi tiết. Hơn nữa, mình phải thực sự hiểu được nhu cầu của khách để làm ra những chiếc khuôn bánh mà người làm bánh nhìn thấy ưng ngay và người mua bánh cũng thích”, ông Quang cho hay. Ông bảo, khách quen gắn bó với ông rất nhiều và họ cũng rất khó tính, luôn tìm ra điểm để chê, nhưng ông lại rất thích điều đó, bởi khách có hiểu việc, có sành sỏi mới tìm ra điểm chưa tốt ở sản phẩm để chê. Người thợ có kinh nghiệm mặc dù trau chuốt từng ly từng tí nhưng vẫn mong nhận được lời chê hay góp ý của khách để gợi mở cho mình nhiều ý tưởng mới.

Ở cửa tiệm chưa đầy 10m2, ông Quang trưng bày hàng trăm mẫu khuôn bánh để khách có thể lựa chọn. Bên cạnh các khuôn bánh truyền thống như: Cá chép, rồng, hoa hồng, 12 con giáp… ông còn làm cả khuôn bánh hình các nhân vật trong phim mà trẻ em yêu thích như: Trư Bát Giới, Doremon... Ngoài ra, ông còn nhận đúc khuôn theo yêu cầu của khách hàng, có thể là con dấu, tranh gỗ hay các vật dụng đời thường khác.

Với ông Quang, việc con cháu không theo nghề cũng là một nỗi buồn, thế nhưng ông cho rằng, làm nghề phải có duyên, nếu không yêu thích rất khó sống bằng nghề. Bởi vậy, ông không ép con cháu theo mình, mà tùy sau này có ai thực sự yêu thích sẽ truyền lại nghề, kể cả với người ngoài, những người không quen biết, nếu thực sự yêu thích và muốn theo nghề, giữ nghề truyền thống thì ông sẽ dùng hết tâm sức, kinh nghiệm của mình để truyền lại.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

(LĐTĐ) Bảy giờ sáng, bầu trời qua ô cửa vẫn đùng đục một màu xám ngoét, tôi co mình trong chiếc chăn bông dày xụ, với tay lấy điện thoại mà tưởng mình lỡ bỏ quên trong tủ lạnh đêm qua. Vừa vào Facebook, lòng tôi se sắt khi thấy dòng trạng thái của một cô bạn học cũ “Mất mẹ, con mất cả mùa xuân” kèm tấm ảnh chụp đoạn tin nhắn hai mẹ con thảo luận mẫu trang trí Tết năm nào. Dòng chữ dưới cùng tấm hình "bạn không thể nhắn tin với tài khoản này" thực sự xuyên thẳng vào tim tôi lạnh ngắt.
Độc đáo nghề làm hoa tre

Độc đáo nghề làm hoa tre

(LĐTĐ) Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vào mỗi dịp Xuân về, dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những giò hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì cho nhân dân sức khỏe, phúc lộc…
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

(LĐTĐ) Ngày 19/12, Hội và Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400), Nền tảng thiện nguyện MB phát động chiến dịch gây quỹ cộng đồng ủng hộ người bị di chứng chất độc da cam/dioxin với thông điệp “Những mùa xuân nguyên vẹn”.
Xem thêm
Phiên bản di động