Người giành lại những nụ cười
Những tấm gương truyền cảm hứng Những cuộc chiến “thầm lặng” sau cánh cửa phòng mổ |
Nặng lòng với những khuôn mặt bị “phá hủy”
Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề y, bố là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ công tác tại Bệnh viện Quân đội Trung ương 108, mẹ là bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Mắt Trung ương, ngay từ nhỏ, bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung đã được gia đình định hướng theo chuyên ngành mắt.
Tuy nhiên, do nặng lòng với những bệnh nhân bị phá hủy khuôn mặt mà bác sĩ Hồng Nhung đã có một bước ngoặt trong nghề. “Khi còn là sinh viên ngành Y năm thứ 3 ở Nga, tôi về Việt Nam thực tập tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khi chứng kiến một ca bệnh, tôi thay đổi suy nghĩ và quyết định gắn bó với phẫu thuật tạo hình hàm mặt. Đó là một ca phẫu thuật lớn, cũng chính là ca vi phẫu đầu tiên tôi được phụ mổ”, bác sĩ Hồng Nhung chia sẻ.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung |
Bác sĩ Hồng Nhung nhớ mãi lần đầu nhìn vùng chuẩn bị phẫu thuật của một bệnh nhân, chị sững sờ khi trước mặt mình là một đống “bùng nhùng, dúm dó”. Chị đã thật sự bị sốc khi biết đây là khuôn mặt của một cô gái bằng tuổi mình, bị biến dạng hoàn toàn do axit. Khi bác sĩ mổ mắt, rất may, bệnh nhân này chỉ bị hỏng phần da nên vẫn nhìn được. Các bác sĩ đã phải lấy một vạt vi phẫu ở tay để sau này làm mũi, miệng… cho bệnh nhân. Sau đó, định kỳ hàng năm, khi về Việt Nam thực tập đều trùng thời gian bệnh nhân này làm các phẫu thuật tiếp theo, bác sĩ Nhung may mắn được tham gia phụ mổ cho bệnh nhân này đến 3 lần.
“Tôi đã chứng kiến bạn ấy vui đùa, ca hát, nhảy chân sáo ở bệnh viện với khuôn mặt rạng rỡ. Sự sống đã quay về, tinh thần bạn ấy thay đổi hẳn. Trước khi tôi sang Nga học tiếp, bạn ấy viết một bưu thiếp cảm ơn, chia sẻ rằng lúc bị tạt axit, đã không muốn sống, nhưng gia đình cố gắng khuyên nhủ. Sau các ca phẫu thuật, bạn ấy sống tích cực, yêu đời hơn. Bây giờ, bạn ấy làm công việc dịch thuật rất giỏi. Ca bệnh khiến tôi thực sự ngỡ ngàng vì những gì ngành tạo hình, vi phẫu có thể đem lại cuộc sống mới cho bệnh nhân như thế. Chính nó đã khiến tôi có cảm hứng đặc biệt với công việc”, bác sĩ Hồng Nhung tâm sự…
Cũng chính từ dấu mốc đó, bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung đã quyết định dứt khoát sẽ gắn bó với chuyên ngành hàm mặt, bởi bên cạnh chức năng thẩm mỹ thì chức năng của hàm mặt cũng rất quan trọng, trong đó, vi phẫu là mảng lớn nhất và khó nhất. Sau khi Tốt nghiệp trường Y Khoa Mát-xcơ-va và trở về nước công tác, năm 2011, Tiến sĩ - Bác sĩ Hồng Nhung chính thức theo đuổi lĩnh vực này. Chị là một trong số ít bác sĩ nữ theo đuổi ngành vi phẫu và gặt hái được thành công với lĩnh vực này.
Hy vọng mang lại nụ cười cho bệnh nhân
Nói về công việc của mình, bác sĩ Hồng Nhung cho biết công việc thường ngày của chị và đồng nghiệp là tạo hình cho bệnh lý hay phải phẫu thuật những bệnh lý nặng. Bác sĩ Hồng Nhung cho biết: “Trong việc tạo hình, mọi người chỉ nghĩ đến làm đẹp, nhưng thực chất chúng tôi vừa phải làm đẹp lại vừa phải chữa bệnh, thường xuyên phải phẫu thuật các bệnh lý nặng. Việc quan trọng là chữa bệnh, tuy nhiên phải nghĩ đến cả chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Sau khi lành bệnh mà chức năng không còn hay bị biến dạng khuôn mặt người bệnh rất khó quay trở về cuộc sống bình thường được”.
Suốt quá trình công tác, bác sĩ Hồng Nhung đã gặp nhiều trường hợp đặc biệt. Trong đó, có thể kể đến những ca ung thư vùng hàm mặt bị phá hủy và biến dạng dần theo từng ngày. Tất cả chức năng khác cũng mất dần, làm cho cuộc sống của bệnh nhân rất khó khăn. Sau khi mổ bóc tách khối u, bác sĩ sử dụng kỹ thuật vi phẫu để tạo hình lại khuôn mặt, từ đó, bệnh nhân không chỉ bảo toàn tính mạng mà còn được trả lại chức năng. Chị đã chứng kiến hàng trăm câu chuyện của bệnh nhân, mỗi câu chuyện đều để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời. “Thậm chí, có những người còn coi tôi như chính thành viên trong gia đình. Mỗi sự kiện trong đời, họ đều gọi điện thoại thông báo cho tôi, có những biến cố trong gia đình, người bệnh cũng đều gọi điện tâm sự”, bác sĩ Nhung cho biết.
TS.BS Nguyễn Hồng Nhung, người nặng lòng với việc mang lại nụ cười, hi vọng sống cho bệnh nhân. Ảnh: NVCC |
Bác sĩ Hồng Nhung cũng có tình cảm sâu sắc dành cho các bệnh nhi. Bởi các bạn nhỏ là những bệnh nhân đặc biệt vì các em còn cả một cuộc đời phía trước. Ngay sau khi học tập ở nước ngoài trở về, chị đã theo các đoàn từ thiện khám chữa, bệnh cho các bạn nhi. Hiện nay, công việc của chị cũng gắn liền với các bạn nhỏ. Mới đây, bệnh viện cũng đã tiếp nhận trường hợp 1 bệnh nhi 9 tuổi, ở tỉnh Quảng Ninh. Tai nạn kinh hoàng do nổ pháo đã phá hỏng toàn bộ khuôn mặt, không có cả môi trên, môi dưới. Những vết sẹo làm cho bệnh nhân không thể há miệng được, không thể ăn, phải ăn qua ống xông qua dạ dày. Theo bác sĩ Nhung, việc đấu tranh cho sự sống của bạn rất là mạnh mẽ nên mới có được cuộc sống như bây giờ. Thậm chí, hôm phẫu thuật lần đầu cho trường hợp bệnh nhi này, chị đã khóc rất nhiều.
“Khi mới vào, bạn ấy rất tự ti, cam chịu, không khóc, đi đâu cũng đeo khẩu trang. Nói thật, tôi rất là thương khi một đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi chơi nhưng lại phải sống một cuộc đời khép kín vì bệnh tật. Đây là bệnh nhân khiến cho tôi tốn nhiều nước mắt nhất. Đợt vừa rồi, chúng tôi cũng đã phẫu thuật để bạn nhỏ này thoát khỏi việc ăn qua ống xông. Bạn ấy đã có thể mở miệng được và có thể ăn dần được qua đường miệng rồi. Chúng tôi cũng đã có kế hoạch để bệnh nhi dần quen với việc ăn, há miệng rồi sẽ tiếp tục những bước phẫu thuật tiếp theo, mang lại khuôn mặt cho bệnh nhân. Đây cũng là một việc rất nan giải”, bác sĩ Hồng Nhung cho biết.
Bác sĩ Hồng Nhung cũng chia sẻ, các bác sĩ nữ, đặc biệt là phẫu thuật viên, việc vừa phải đảm bảo công việc chuyên môn vừa làm tốt công tác gia đình là rất khó, may mắn là có sự hỗ trợ từ gia đình. Bởi thời gian chị dành cho con thường không được nhiều. Có những hôm chị đi làm từ sáng sớm, trực đêm, mổ đến tối hôm sau mới về đến nhà. Chị Nhung bày tỏ: “Trong các gia đình, bình thường là con đi chơi mẹ chờ con về, riêng gia đình tôi thì ngược lại, con đợi mẹ về đến nhà rồi mới yên tâm đi ngủ. Có những hôm vừa cho con ngủ xong thì tôi đã có cuộc gọi tiếp tục quay lại bệnh viện, con đành gửi ông bà trông. Tôi thường xuyên phải động viên, an ủi con là mẹ đi giúp mọi người. Tôi rất mừng vì đến nay, con trai tôi đã hiểu được những việc mẹ đang làm. Thậm chí, vô cùng xúc động khi con nói sau này con muốn làm bác sĩ để giúp đỡ được nhiều người”./.
Bên cạnh công tác chuyên môn tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Trong đó, bác sĩ đã tham gia Hội phẫu thuật nụ cười Việt Nam, đi theo các đợt mổ phẫu thuật nhân đạo. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội là cơ sở đặt phẫu thuật nhân đạo, do vậy, hàng tuần, bác sĩ Nhung cùng đồng nghiệp còn tham gia nhận các cháu nhỏ lên Bệnh viện để phẫu thuật nhân đạo. Trong năm, sẽ có vài đợt đi mổ miễn phí cho các bệnh nhi tại một số địa phương ở xa. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36