Nghị quyết 128 và cơ hội đảo chiều kết quả kinh tế

(LĐTĐ) Việc Chính phủ ban hành kịp thời Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" (Nghị quyết 128) đã đánh dấu chuyển trạng thái phù hợp với xu hướng ngày càng phổ biến trên thế giới, đó là vừa sống chung với đại dịch, vừa phát triển kinh tế. Theo các chuyên gia, Nghị quyết 128 đã góp phần đảo chiều nền kinh tế theo hướng tích cực trong đại dịch.
Kiểm soát dịch đúng hướng và khoa học Hội thảo tuyên truyền Nghị quyết 128 của Chính phủ trong tình hình mới Gỡ nút thắt để phục hồi kinh tế

Tại tọa đàm “Nhìn lại 2021 - Những chuyển hướng chiến lược”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đánh giá, Nghị quyết 128 đã làm xoay chuyển cả cục diện, cả trong công tác chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết 128 ra đời rất phù hợp, không thể sớm hơn và cũng không thể muộn hơn vì phụ thuộc vào mức độ tiêm chủng, mức độ bao phủ vắc xin trên toàn quốc.

Với tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ thì việc tiêm vắc xin cho nhân dân chính là đưa cho nhân dân vũ khí "chống giặc". Bên cạnh đó, Nghị quyết 128 cũng không nên muộn hơn bởi quyết sách này của Chính phủ đã đáp ứng được sự mong mỏi của nhân dân sau quãng thời gian rất dài giãn cách xã hội do đợt dịch lần thứ 4 bùng phát.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, về mặt kinh tế, Nghị quyết 128 có ý nghĩa then chốt trong việc đảo chiều kết quả kinh tế năm 2021. Nhờ có Nghị quyết 128 Việt Nam mới có sự tăng trưởng kinh tế như hiện nay. Ngay từ năm 2020 và năm 2021, rất nhiều chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài đã đề cập đến mô hình phục hồi theo hình chữ V hay hình chữ U để mô tả khả năng một nền kinh tế có thể quay lại sau khi chịu tác động của dịch Covid-19.

Qua rà soát về số liệu GDP theo quý của năm 2021, có thể thấy rằng diễn biến từ quý II, III và IV, mô hình phục hồi là hình chữ V. Chúng ta có thể thấy được mức giảm của quý III rất sâu, âm hơn 6% nhưng đến quý IV đã phục hồi trở lại hơn 5,22%. Mô hình phục hồi này cũng cho thấy sức bật của nền kinh tế nước ta rất khả quan, chỉ cần có điều kiện cụ thể để các hoạt động kinh tế quay trở lại là lập tức sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Nghị quyết 128 và cơ hội đảo chiều kết quả kinh tế
Nghị quyết 128 là điều kiện mở cho các địa phương, doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng tiếp tục điều chỉnh theo thực tế cuộc sống đặt ra (Ảnh minh họa: ĐL)

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng cho biết, một số động lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2021, đó là lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,.. đều rất khả quan. Cụ thể, năm 2020 và năm 2021, ngành nông nghiệp luôn là trụ đỡ của nền kinh tế. Thực tế trong cả quá trình chịu tác động của đại dịch Covid-19, lĩnh vực nông nghiệp luôn cố gắng duy trì ở mức hợp lý tạo sự chống đỡ khá ổn định cho nền kinh tế.

Trong khi đó, công nghiệp là lĩnh vực chủ chốt, tạo động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế. Trong đợt dịch đầu năm, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến trung tâm công nghiệp phía bắc như tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Tuy nhiên đến đợt dịch thứ 4, khu vực trọng tâm nhất về công nghiệp là Thành phố Hồ Chí Minh đã bị Covid-19 xâm nhập, chủng Delta tàn phá khiến động lực tăng trưởng công nghiệp quý III giảm rất sâu. Tuy nhiên, quý IV/2021, có sự phục hồi rõ nét.

Trong lĩnh vực dịch vụ, một lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, chịu tác động lâu nhất và sâu nhất tới sự phát triển và tăng trưởng. Cuối năm 2020 cũng như các tháng đầu năm 2021, tăng trưởng dịch vụ luôn luôn ở mức thấp, có quý tăng trưởng âm. Lý do là rất nhiều ngành dịch vụ không triển khai được do ảnh hưởng của Covid-19. Nhưng sau khi áp dụng Nghị quyết 128, tăng trưởng của khu vực dịch vụ đã có sự khởi sắc và tăng trưởng khu vực này trong quý III đã đạt 5,42%.

“Qua đó cho thấy ý nghĩa rất quan trọng và tích cực của Nghị quyết 128 tác động đến phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Cụ thể, trong cái mũ chung là "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" hay nói cách khác, khi chúng ta có một mô hình kiểm soát dịch bệnh tốt và hiệu quả thì tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt của người dân đều tức khắc có điều kiện để phục hồi, thậm chí phục hồi một cách mạnh mẽ”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng, việc Chính phủ ban hành rất kịp thời Nghị quyết 128 đã đánh dấu chuyển trạng thái rất phù hợp với xu hướng ngày càng phổ biến trên thế giới. Đa số các nước phải chấp nhận sống chung với đại dịch, vừa sản xuất, vừa xây dựng kinh tế, vừa chống dịch. Đây là những quyết sách dựa trên cơ sở thực tiễn khi chúng ta đã có tỉ lệ phủ vắc-xin nhất định.

Theo kinh nghiệm quốc tế, nước nào có tỉ lệ phủ vắc-xin trên 60% thì có thể mở cửa từng bước theo giai đoạn và cách chống dịch trong điều kiện đã có đủ vắc-xin cũng sẽ khác nhau. Chúng ta đã tham khảo, thích ứng và tiếp thu theo kinh nghiệm quốc tế nhưng vẫn tôn trọng kinh nghiệm thực tế của Việt Nam.

“Chúng ta chuyển trạng thái qua Nghị quyết 128 là một sự thay đổi và là quyết định thay đổi khó khăn. Tôi cho rằng quản lý sự thay đổi đó cũng là một thách thức lớn, chúng ta mở ra cũng xác định, chấp nhận có rủi ro nhất định, khi giao lưu, tiếp xúc nhiều. Quá trình hiện nay là quản lý sự thay đổi ấy, chúng ta phải làm tốt để đảm bảo nội dung, mục đích của Nghị quyết 128 được thực hiện nhất quán. Nghị quyết 128 là một nghị quyết mở cho các địa phương, doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng là một nghị quyết tiếp tục điều chỉnh theo thực tế cuộc sống đặt ra”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh.

Diệp Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia Lâm: Nâng cao đời sống tinh thần của người lao động qua Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân

Gia Lâm: Nâng cao đời sống tinh thần của người lao động qua Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân

(LĐTĐ) Cùng với quan tâm chăm lo việc làm, thu nhập, đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động, trong những năm qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm cũng luôn coi công tác chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng và duy trì hiệu quả hoạt động của các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân.
Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt

Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt

(LĐTĐ) Tối 9/12, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm (Hà Nội), Bộ Công Thương tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với chủ đề “Tự hào hàng Việt Nam”,“Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023. Chương trình kéo dài trong 2 ngày 9 - 11/12.
Nhiều cung bậc cảm xúc tại lễ Bế mạc Giải bóng đá Công đoàn khối phường quận Long Biên lần thứ I

Nhiều cung bậc cảm xúc tại lễ Bế mạc Giải bóng đá Công đoàn khối phường quận Long Biên lần thứ I

(LĐTĐ) Chiều nay (9/12), tại Sân bóng đá Phú Viên, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức bế mạc Giải bóng đá Công đoàn khối phường lần thứ I năm 2023, thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 và 20 năm Ngày thành lập LĐLĐ quận Long Biên (9/12/2003 - 9/12/2023).
Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động

Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động

(LĐTĐ) Thị trường lãi suất ngân hàng tiếp tục đà giảm khi có thêm 2 ngân hàng hạ lãi suất huy động là Eximbank và VietABank.
Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái phong phú của Hà Nội

Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái phong phú của Hà Nội

(LĐTĐ) Chương trình “Lễ hội du lịch sinh thái Hà Nội năm 2023 - Ba Vì trải nghiệm xanh” giới thiệu với du khách hành trình trải nghiệm khám phá các sản phẩm du lịch sinh thái nổi bật của Hà Nội thông qua chương trình nghệ thuật giới thiệu nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng trên hình ảnh điểm đến của các địa phương, làm nổi bật tiềm năng du lịch sinh thái phong phú của Hà Nội.
Hà Nội sẽ có hành lang tàu thủy buýt dọc sông Hồng

Hà Nội sẽ có hành lang tàu thủy buýt dọc sông Hồng

(LĐTĐ) Theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 vừa được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua, sông Hồng với định hướng là trục trung tâm sẽ được tăng cường nhiều hạng mục kết nối.
Gần 1.000 thí sinh tham gia cuộc thi thử thách công dân số X-Project 2023

Gần 1.000 thí sinh tham gia cuộc thi thử thách công dân số X-Project 2023

(LĐTĐ) Ngày 9/12, Thành Đoàn Hà Nội phối hợp với Công ty Trường học công nghệ Mindx tổ chức vòng Chung kết cuộc thi thử thách công dân số X-Project.

Tin khác

Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động

Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động

(LĐTĐ) Thị trường lãi suất ngân hàng tiếp tục đà giảm khi có thêm 2 ngân hàng hạ lãi suất huy động là Eximbank và VietABank.
Nhà đầu tư cá nhân mở mới gần 150.000 tài khoản chứng khoán

Nhà đầu tư cá nhân mở mới gần 150.000 tài khoản chứng khoán

(LĐTĐ) Theo số liệu Tổng công ty lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) công bố mới đây, tháng 11 vừa qua, nhà đầu tư cá nhân mở mới gần 150.000 tài khoản chứng khoán. Tuy nhiên, số tài khoản đóng lại là hơn 340.000 tài khoản.
Xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam được nâng lên mức triển vọng ổn định

Xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam được nâng lên mức triển vọng ổn định

(LĐTĐ) Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Tổ chức Fitch) vừa nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”. Fitch nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trên cơ sở ghi nhận triển vọng tăng trưởng thuận lợi trong trung hạn, được củng cố bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.
Mới có 23 tỉnh, thành phố công bố danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Mới có 23 tỉnh, thành phố công bố danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, với Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các ngân hàng thương mại đã cam kết cấp tín dụng cho 6 dự án với số tiền gần 2.000 tỷ đồng, đã giải ngân cho 4 dự án với số tiền hơn 140 tỷ đồng.
Khơi thông “liên thông” thị trường  trái phiếu

Khơi thông “liên thông” thị trường trái phiếu

(LĐTĐ) Sau giai đoạn suy yếu vừa qua, các chuyên gia kinh tế cho rằng, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn là kênh huy động vốn trung và dài hạn rất quan trọng của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, khi doanh nghiệp cần một lượng vốn lớn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi kinh tế hồi phục, kênh TPDN sẽ càng trở nên quan trọng hơn. Vì vậy cần có giải pháp gỡ khó các vấn đề liên quan đến thị trường này.
Còn 30 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Còn 30 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Từ nay đến cuối năm chỉ còn 2 tháng để giải ngân nguồn lực lớn vốn đầu tư công còn lại. Theo Bộ Tài chính, hiện nay còn 21 Bộ, cơ quan Trung ương và 30 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ Tài chính khẳng định sẽ không xảy ra ách tắc tại cây xăng khi xuất hóa đơn điện tử khách hàng cá nhân

Bộ Tài chính khẳng định sẽ không xảy ra ách tắc tại cây xăng khi xuất hóa đơn điện tử khách hàng cá nhân

(LĐTĐ) Thời gian qua, có nhiều người dân đang lo ngại việc yêu cầu các cây xăng xuất hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng gây lãng phí và ách tắc tại các cây xăng. Bộ Tài chính cho biết, quy định này và bắt buộc và không mất thời gian đối với khách hàng không lấy hóa đơn.
Mã số thuế người phụ thuộc sẽ đổi thành mã số thuế người nộp thuế khi phát sinh thuế thu nhập

Mã số thuế người phụ thuộc sẽ đổi thành mã số thuế người nộp thuế khi phát sinh thuế thu nhập

(LĐTĐ) Có ý kiến cho rằng, việc chuyển đổi mã số thuế phụ thuộc phát sinh thủ tục hành chính khiến người dân vất vả thực hiện. Bộ Tài chính cho biết cơ quan thuế sẽ tự chuyển đổi mà không yêu cầu người nộp thuế phải làm thủ tục chuyển đổi với cơ quan thuế.
Vì một nền tài chính đủ mạnh

Vì một nền tài chính đủ mạnh

(LĐTĐ) Bên cạnh những thành tựu to lớn sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn do hệ lụy từ những tác động của dịch Covid-19, khả năng cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế. Vì vậy, cần có những chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững.
Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

(LĐTĐ) Trong tháng 11/2023, Hà Nội đã thu hút 49,7 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó có 33 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 13,9 triệu USD. Tính chung 11 tháng qua, Hà Nội đã thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI gồm: Đăng ký cấp mới 378 dự án với số vốn đạt 335 triệu USD; 157 lượt dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 270 triệu USD; 299 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 2,054 tỷ USD.
Xem thêm
Phiên bản di động