Gỡ nút thắt để phục hồi kinh tế

(LĐTĐ) Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa đưa ra 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Các chuyên gia cũng cho rằng, các tỉnh, thành cần thực hiện một cách nhất quán, đồng bộ, linh hoạt trong việc vận dụng các nội dung Nghị quyết 128 của Chính phủ vừa ban hành.
Cần các gói hỗ trợ với quy mô lớn hơn, các biện pháp mạnh mẽ hơn để phục hồi kinh tế Trong bối cảnh dịch Covid-19, Hà Nội xác định thúc đẩy đầu tư công để phục hồi kinh tế

Lường trước các kịch bản tốt - xấu

Tại Tọa đàm Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 3/2021, PGS. TS. Phạm Thế Anh - Chuyên gia kinh tế vĩ mô cho biết: GDP quý 3/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước là mức giảm sâu nhất kể từ khi có thống kê về GDP theo quý. Khu vực dịch vụ giảm 9,28%, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%, khu vực nông lâm và thủy sản tăng nhẹ 1,04%. Tính chung GDP trong 9 tháng đầu năm chỉ tăng 1,42%.

Đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2021, PGS. TS. Phạm Thế Anh cho rằng kinh tế suy giảm nghiêm trọng trong quý 3 kèm theo các hậu quả kinh tế xã hội nặng nề sẽ phải mất nhiều thời gian sau mới khắc phục được. Lạm phát do chi phí là một rủi ro cần phải được giám sát chặt, bất kỳ một sự nới lỏng tiền tệ nào đều cần phải hết sức thận trọng.

Gỡ nút thắt để phục hồi kinh tế
Đón trước thời cơ dịp mua sắm trước Tết. (Ảnh: Đỗ Đạt)

Với thực trạng hiện tại, VEPR đưa ra 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Theo kịch bản xấu, bệnh dịch vẫn có nguy cơ tái bùng phát. Tình trạng “đóng - mở” lặp lại ở một số nơi xuất hiện các ca nhiễm gây thiệt hại cho sản xuất. Một số đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do không đảm bảo được tiến độ sản xuất. Tình trạng thiếu hụt lao động có thể xảy ra do người lao động còn bất an. Chi phí tăng cao khiến nhiều ngành thu hẹp, đặc biệt là trong nông nghiệp. Theo đó, mức độ tác động của Covid-19 lên các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, sản xuất chế biến, chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ nghiêm trọng hơn so với hiện tại. Tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 được dự báo ở mức 1-1,5%.

Ở kịch bản tốt, trong điều kiện cả nước thống nhất được các biện pháp thích ứng với bệnh dịch và vẫn đảm bảo sản xuất và lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy. Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng được hồi phục một cách chậm chạp nhưng chắc chắn. Các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng ngay trong nửa đầu quý 4/2021. Tình trạng phong tỏa như trong quý 3 không lặp lại. Theo đó, tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 2-2,5%.

Cần trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp

Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 3/2021 cho thấy, trong 9 tháng vừa qua, nền kinh tế Việt Nam phải gồng mình để chống chọi với tình hình chống dịch kéo dài, lan rộng, thậm chí rất cực đoan. Và lần đầu tiên Việt Nam nhận một kết quả tăng trưởng kinh tế âm cao. Các chuyên gia kinh tế nhận định, sự khó khăn sẽ tiếp tục kéo dài sang quý 4, cho nên tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm và kết quả cho cả năm vẫn còn là một thách thức, điều đó đòi hỏi những việc cần làm ngay để phục hồi nền kinh tế, thay vì chờ đợi một chính sách lâu dài.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo cho rằng, ngay lúc này, Chính phủ, các tỉnh, thành và đặc biệt là các tỉnh, thành ở phía Nam cần sớm cho phép hàng hóa, dịch vụ, con người được lưu thông một cách tự do, dễ dàng, thuận lợi. Chúng ta tranh thủ để chào đón 3 sự kiện quan trọng sắp tới.

Gỡ nút thắt để phục hồi kinh tế
Cần trao quyền chủ động có điều kiện cho doanh nghiệp. (Ảnh: Lương Hằng)

Thứ nhất, là đợt mua sắm cuối năm, đây là dịp tổng cầu của nền kinh tế tăng rất cao do đặc tính của người dân Việt đều tập trung mua sắm để kết thúc một năm làm việc, kinh doanh, chuẩn bị cho những kế hoạch của năm tới, cho nên quý cuối năm là quý hoạt động đầu tư lẫn tiêu dùng từ cá nhân đến tổ chức đều tăng rất cao. Vì vậy, phải làm cho các hoạt động thông thương được diễn ra một cách dễ dàng, thuận lợi để chào đón làn sóng này.

Thứ hai, là hiện nay khi quá trình phục hồi kinh tế quay lại, đặc biệt là các doanh nghiệp sẽ khôi phục lại sản xuất kinh doanh nên có nhu cầu mua sắm, nguyên vật liệu, trang hoàng lại quán xá, cửa hàng, phục hồi lại các dây chuyền sản xuất đang ngưng trệ và đặc biệt là phục hồi lại các công trình đang dở dang. Họ muốn tiếp tục vận hành thì phải chuyên chở sắt, thép, vữa, trang thiết bị… nhưng đang bị tắc nghẽn rất lớn quá trình lưu thông hàng hóa.

Thứ ba, là học sinh sinh viên đi học trở lại sẽ kéo theo nhu cầu rất lớn, lúc đó các hoạt động tiêu dùng mới diễn ra một cách đầy đủ. Hiện nay cha mẹ đi làm nhưng con cái vẫn ở nhà thì hàng loạt nhu cầu đó vẫn chưa nhiều. Tóm lại, việc thông thương các dịch vụ cần làm ngay và càng nhanh càng tốt”, ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhấn mạnh.

Cũng theo ông Bảo, các tỉnh, thành, địa phương cần thực hiện một cách nhất quán, đồng bộ, linh hoạt trong việc vận dụng các nội dung Nghị quyết 128 của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã nhắc nhở rất nhiều lần các địa phương không được đưa ra các sáng kiến, đặc thù của mỗi địa phương để tạo ra sự bất nhất trong chính sách đối với doanh nghiệp và người dân, nhưng cho tới lúc này vẫn còn đang diễn ra ở một vài tỉnh, thành. Việc đi lại lưu thông hàng hóa vẫn vướng những sự khác biệt trong chính sách này. Chính vì vậy mà doanh nghiệp, người dân còn rất e dè trong việc có nên bắt đầu ngay từ lúc này hay là tiếp tục chờ một văn bản, một động thái rõ ràng hơn từ Chính phủ.

“Chúng ta chậm từng nào thì quá trình phục hồi kinh tế càng chậm từng ấy. Mà văn hóa của người Việt là hay “đợi ra Tết” mới làm gì thì làm. Hiện nay, Tết Nguyên đán cũng đang đến gần, nếu chúng ta không tranh thủ tối đa, nền kinh tế sẽ lại chìm sâu trong một khoảng thời gian “không làm gì cả”, mà quá trình phục hồi thì cần ngay và luôn”, ông Bảo nhấn mạnh.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, các địa phương đang kiểm soát dịch tốt nên mạnh dạn trao cho doanh nghiệp quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động khôi phục sản xuất thay vì đưa quá nhiều quy định cục bộ. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp lạc quan hơn, vững tin hơn vào sự bền vững trong quá trình phục hồi của mình.

Các chuyên gia cũng đề nghị sớm có giải pháp thúc đẩy kinh tế nội địa, tận dụng nguồn nguyên liệu nội địa song song với việc cố gắng giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài, các dự án FDI. Nhanh chóng cho phép các loại hình kinh doanh dịch vụ chưa thực sự cần thiết như các nhà hàng, quán bar, vũ trường… hoạt động trở lại để thúc đẩy du lịch bởi ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào các ngành dịch vụ giải trí. Ưu tiên đảm bảo yếu tố đầu vào, đặc biệt là năng lượng để các nhà máy tăng gia sản xuất. Cùng với đó, tiếp tục bao phủ vắc xin và thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ em để trẻ em đến trường, giải phóng cho bố mẹ tiếp tục đi làm, gia tăng lao động sản xuất. Nhà nước cũng cần tạo ra một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp yên tâm tái thiết, ví dụ như chưa vội thanh tra, kiểm tra trong vòng 1-2 năm để doanh nghiệp tập trung phục hồi…/.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới hiện tại đang hoạt động mạnh trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, với sức gió gần tâm đạt cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo, trong 24-48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão, với cường độ dự kiến đạt cấp 8, giật cấp 10.
Vun đắp quan hệ hợp tác giữa hai thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

Vun đắp quan hệ hợp tác giữa hai thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, chiều 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã gặp và làm việc với Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thủ đô Viêng Chăn Anouphap Tounalom và Ủy viên Trung ương Đảng, Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Athsaphangthong Siphandone.
Tuyên án tử hình kẻ hiếp dâm, sát hại nữ quản lý phòng trọ ở Hà Nội

Tuyên án tử hình kẻ hiếp dâm, sát hại nữ quản lý phòng trọ ở Hà Nội

(LĐTĐ) Quan sát thấy khu nhà trọ vắng người, nạn nhân đi một mình, mang theo nhiều tài sản có giá trị nên Hoàng Minh Hào đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản, xâm hại tình dục và sát hại nạn nhân.
Cấm phương tiên lưu thông trên Quốc lộ 32 qua thị xã Sơn Tây do úng ngập

Cấm phương tiên lưu thông trên Quốc lộ 32 qua thị xã Sơn Tây do úng ngập

(LĐTĐ) Hiện nay, đoạn từ Km45+100 đến Km45+800 trên Quốc lộ 32, thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây, mặt đường ngập sâu trung bình 50cm. Do đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cấm toàn bộ phương tiện lưu thông qua đoạn tuyến.
Thanh Trì: Khen thưởng nhiều cá nhân, tập thể hết lòng ứng phó với bão lũ

Thanh Trì: Khen thưởng nhiều cá nhân, tập thể hết lòng ứng phó với bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) cùng hoàn lưu sau bão đã để lại hệ quả phức tạp, đặt ra những tình huống cấp bách trên địa bàn huyện Thanh Trì. Cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực, không có thiệt hại về người.
Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội thông tin, từ ngày 20/9, đơn vị sẽ triển khai thẻ vé tháng ảo offline cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung Thu cho trẻ em mọi miền

Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung Thu cho trẻ em mọi miền

(LĐTĐ) Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Tin khác

Giá vàng hôm nay (18/9): Vàng trong nước tăng ở mức cao kỷ lục

Giá vàng hôm nay (18/9): Vàng trong nước tăng ở mức cao kỷ lục

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 18/9/2024, trong nước, vàng miếng và vàng nhẫn vẫn neo ở mốc kỷ lục. Thế gới, sau những phiên tăng mạnh, sáng nay, giá vàng quay đầu giảm trên 13 USD/ounce trước thông tin Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể chỉ giảm lãi suất tại mức 25 điểm cơ bản thay vì 50 điểm cơ bản.
Tỷ giá USD hôm nay (18/9): Đồng USD tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (18/9): Đồng USD tăng nhẹ

(LĐTĐ) Sáng nay 18/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.131 - tăng 4 VND. Tỷ giá được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước đưa về phạm vi mua bán từ 23.400 đến 25.298 VND/USD. Chỉ số USD Index (DXY) hôm nay đạt 100,75 điểm, tăng 0,25%.
Tỷ giá USD hôm nay (17/9): Đồng USD thị trường trong nước và thế giới đều giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (17/9): Đồng USD thị trường trong nước và thế giới đều giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay 17/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.137 - giảm 35 VND. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,71 điểm, giảm 0,41%.
Giá vàng hôm nay (17/9): Giá vàng đạt đỉnh cao chưa từng có

Giá vàng hôm nay (17/9): Giá vàng đạt đỉnh cao chưa từng có

(LĐTĐ) Sáng 17/9, giá vàng thế giới hôm nay tăng mạnh và lập đỉnh cao chưa từng có khi leo lên ngưỡng 2.589 USD/ounce.
Vàng thế giới bất ngờ xác lập đỉnh mới 2.580,8 USD/Ounce

Vàng thế giới bất ngờ xác lập đỉnh mới 2.580,8 USD/Ounce

(LĐTĐ) Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 8h30 hôm nay theo giờ Việt Nam là 2.580,8 USD/Ounce. Trước đó, theo ghi nhận lúc 6h sáng là 2.578,7 USD/ounce.
Tỷ giá USD hôm nay (16/9): Đồng USD đứng yên ngày đầu tuần

Tỷ giá USD hôm nay (16/9): Đồng USD đứng yên ngày đầu tuần

(LĐTĐ) Sáng nay 16/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.172 đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,11 điểm.
Giá vàng hôm nay (16/9): Vàng trong nước và thế giới đồng loạt đứng yên

Giá vàng hôm nay (16/9): Vàng trong nước và thế giới đồng loạt đứng yên

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (16/9) ở thị trường trong nước, vàng miếng và vàng nhẫn đều đồng loạt đứng yên ở tất cả các thương hiệu. Giá vàng thế giới sau khi lập kỷ lục cao nhất mọi thời đại cũng đã đứng yên ở mức 2.578,7 USD/ounce.
Tỷ giá USD hôm nay (15/9): Đồng USD thị trường tự do tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (15/9): Đồng USD thị trường tự do tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay 15/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.172 đồng - giảm 30 VND. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,24 điểm, giảm 0,49 điểm.
Giá vàng hôm nay (15/9): Vàng nhẫn lập đỉnh

Giá vàng hôm nay (15/9): Vàng nhẫn lập đỉnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 15/9, trong nước giá vàng nhẫn lần đầu vượt 79,1 triệu đồng. Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới ở mức 2.580,55 USD/ounce.
Tỷ giá USD hôm nay (14/9): Đồng USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (14/9): Đồng USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay 14/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.172 - giảm 15 VND. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,11 điểm, giảm 0,25%.
Xem thêm
Phiên bản di động