Nghị định 06 (sửa đổi): Nhất thể trong quản lý nội dung trên không gian mạng

(LĐTĐ) Nhiều chuyên gia cho rằng việc quản lý gameshow và các loại hình khác trên không gian mạng khá khó khăn và phức tạp, đòi hỏi cần nhất thể quản lý mà đầu mối là Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cần bình đẳng giữa OTT trong và ngoài nước Cấm sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu

Nhất thể trong quản lý nội dung từ OTT

Trong bài phát biểu mới đây tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng việc thiếu thể chế quản lý các nền tảng OTT (ứng dụng có truyền tải tin nhắn, cuộc gọi, truyền hình…) xuyên biên giới đã tạo ra một môi trường kinh doanh bất bình đẳng, còn gọi là sự bảo hộ ngược, giữa các nền tảng số trong nước và nước ngoài.

Để xây dựng cơ chế quản lý hữu hiệu các nền tảng mới này, ngành thông tin và truyền thông đã tập trung sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan. Trong đó, Dự thảo 7 của Nghị định sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 liên quan đến các nhóm ngành công nghiệp giải trí đang rất được các doanh nghiệp chú ý.

“Các Nghị định mới này là để thực hiện một nguyên lý rất căn bản là doanh nghiệp làm ăn ở đâu thì phải theo pháp luật ở đó. Nếu nói rộng ra thì là sự bảo vệ chủ quyền số quốc gia”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Nhiều doanh nghiệp mong chờ Nghị định này có thể đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng toàn diện và tuyệt đối giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời bảo vệ được “chủ quyền” văn hóa Việt Nam trên không gian mạng.

Nghị định 06 (sửa đổi): Nhất thể trong quản lý nội dung trên không gian mạng
Hoạt động quản lý nội dung trên không gian mạng và nền tảng trực tuyến nội - ngoại đang thiếu nhất thể. (Ảnh minh hoạ)

Góp ý cho Dự thảo 7, nhiều ý kiến cho rằng nội dung trên không gian mạng rất đa dạng, không chỉ bao gồm phim mà còn là các sản phẩm ghi hình như tin tức, chương trình truyền hình, gameshow… nhưng không được đề cập trong Nghị định 06 sửa đổi và cũng không được điều chỉnh trong Luật Điện ảnh. Như vậy, hoạt động này đang hoàn toàn bỏ trống, thiếu quản lý và giám sát.

Theo đó, cùng là nội dung phát trên không gian mạng nhưng lại do 2 cơ quan khác nhau quản lý, được quy định tại 2 văn bản pháp luật khác nhau với 2 cơ chế kiểm duyệt nội dung khác nhau.

Với phim thì văn bản điều chỉnh là Luật Điện ảnh 2022 với cách thức quản lý là hậu kiểm, tự phân loại. Trong khi với các sản phẩm ghi hình khác thì được điều chỉnh bởi Nghị định 06/2016/NĐ-CP, Luật Báo chí, Luật Viễn thông và Luật Tổ chức Chính phủ. Điều này khiến nhiều người băn khoăn liệu có mâu thuẫn, chồng chéo trong quản lý nhà nước?

Ngoài ra, Dự thảo Nghị định 06 (sửa đổi) có nội dung xuyên suốt liên quan mật thiết đến sản phẩm của điện ảnh, nền tảng truyền phát trên hạ tầng viễn thông và nội dung phổ biến trên không gian mạng. Tuy nhiên, Nghị định 06 (sửa đổi) lại không có dẫn chiếu đến Luật Viễn thông, Luật Điện ảnh và Luật An ninh mạng tại phần căn cứ.

Bàn về vấn đề này, luật sư Nguyễn Minh Cảnh (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng Dự thảo Nghị định 06 sửa đổi sắp ban hành là văn bản dưới luật nên không thể bao gồm nội dung chi tiết của các luật như Luật An ninh mạng, Luật Điện ảnh, Luật Viễn thông mà khi xử lý vi phạm trong các lĩnh vực này cần phải căn cứ vào luật liên quan.

Hiện nay, việc quản lý gameshow và các loại hình khác trên không gian mạng khá khó khăn và phức tạp đòi hỏi cần nhất thể quản lý, không có đơn vị nào khác hơn là Bộ Thông tin và Truyền thông.

Phải bình đẳng trong quản lý OTT trong và ngoài nước

Một nội dung rất quan trọng là quản lý hoạt động của các doanh nghiệp xuyên biên giới, tuy nhiên Dự thảo chỉ mới đưa ra quy định quản lý đối với doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình có sử dụng tên miền do Việt Nam quản lý.

Các doanh nghiệp ngoài nước sử dụng tên miền quốc tế cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam như Netflix, iQIYI, WeTV,… lại không được đề cập. Hoạt động của các doanh nghiệp này hiện không có luật nào quy định, hoàn toàn bỏ ngỏ, và không có kiểm soát.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho rằng cần có sự kiểm duyệt, đánh giá nghiêm ngặt để quản lý các nội dung trên không gian mạng để các sản phẩm truyền hình OTT thật sự chất lượng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cả về tinh thần và vật chất của người xem, tạo ra môi trường trên không gian mạng được ổn định, bổ ích, lành mạnh.

Thực tế hiện nay đang có sự bất bình đẳng căn bản trong quy định của pháp luật và quản lý của cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp OTT Việt Nam và OTT xuyên biên giới.

Ví dụ như doanh nghiệp OTT trong nước phải được cấp phép trước khi hoạt động, phải có giấy phép nhập khẩu phim, chịu kiểm duyệt (tiền kiểm) về nội dung, bị xử phạt khi có sai phạm… còn với doanh nghiệp OTT nước ngoài, ví dụ như Netflix thì có thể phát trực tiếp vào Việt Nam tất cả các sản phẩm của họ mà không cần giấy phép, không bị kiểm duyệt, chưa từng bị xử phạt dù có những sản phẩm xuyên tạc về chủ quyền, văn hóa và họ cũng không phải đóng thuế… Điều này tạo sự cạnh tranh bất bình đẳng, khiến doanh nghiệp Việt thua ngay trên sân nhà.

Bình luận vấn đề này, luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng khi phổ biến phim đến công chúng phải tuân thủ các quy định của Luật Điện ảnh như xin giấy phép phổ biến phim, kiểm duyệt nội dung trước khi phát hành, phổ biến phim, có giấy phép nhập khẩu… Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới không qua đăng ký cấp phép.

“Các đơn vị truyền hình trong nước đưa một video lên OTT cũng phải kiểm duyệt thì không lý do gì các bộ phim của nước ngoài cung cấp vào Việt Nam lại không phải kiểm duyệt, không phải nộp thuế, trong khi có thể có những nội dung xuyên tạc lịch sử, trái với thuần phong mỹ tục tại Việt Nam; đồng thời, việc này cũng tạo nên bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài”, luật sư Hà nói.

Do đó, luật sư Hà cho rằng cần tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng cách xem xét việc các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT phải thực hiện thủ tục về đăng ký cấp phép hoạt động theo quy định và tất cả nội dung trước khi cung cấp tại Việt Nam phải thông qua khâu biên tập, biên dịch, kiểm duyệt. Nếu chưa tuân thủ quy định về thủ tục, điều kiện cấp phép thì không cho tham gia cung cấp dịch vụ vào thị trường Việt Nam.

Theo đó, cần phải sửa luật để có cơ chế có thể kiểm soát được các nền tảng xuyên biên giới, buộc các chủ thể này phải có trách nhiệm và khi xảy ra vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

“Việc sửa đổi, bổ sung các Luật điều chỉnh cũng như sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình sẽ góp phần quản lý hiệu quả dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên mạng internet, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia thị trường này; đồng thời điều chỉnh được đối tượng là các doanh nghiệp xuyên biên giới”, luật sư Hà nêu.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển kinh tế số

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển kinh tế số

(LĐTĐ) Thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ) sẽ triển khai 4 mô hình gồm: Tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt; chợ thanh toán không dùng tiền mặt; cơ sở kinh doanh thanh toán không dùng tiền mặt; trường học thanh toán không dùng tiền mặt.
“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

(LĐTĐ) Sẵn sàng cho một mùa mới đầy cảm hứng, "Giờ thứ 9" mùa 3 chính thức quay trở lại, mang theo hơi thở mới của niềm vui và sự nỗ lực không ngừng. Chương trình “Giờ thứ 9” mùa 3 với phiên bản mới được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tiếp tục phối hợp thực hiện, sẽ lên sóng vào lúc 15 giờ ngày 28/4 trên kênh VTV3.
Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 và phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024).
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động