Nghệ thuật làm cha mẹ trong gia đình người khiếm thị
Gần 1.000 suất quà Tết được trao cho người khiếm thị quận Thanh Xuân Tạo sân chơi cho người khiếm thị làm nghề xoa bóp Nơi người khiếm thị tỏa sáng tài năng |
Theo Chủ tịch Hội người mù quận Thanh Xuân Nguyễn Tiến Thành, hoạt động kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam dành cho các hội viên và gia đình người khiếm thị được Hội người mù quận Thanh Xuân tổ chức hàng năm. Đây là dịp để các gia đình hội viên gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và cùng cộng đồng xã hội xây dựng tổ ấm gia đình ngày càng hạnh phúc, ấm no…”.
![]() |
Hội người mù quận Thanh Xuân tổ chức chương trình “Nghệ thuật làm cha mẹ trong gia đình người khiếm thị” nhân kỷ niệm 21 năm ngày Gia đình Việt Nam. |
Tại chương trình, hơn 60 cán bộ, hội viên và gia đình người khiếm thị đã trải qua những cung bậc cảm xúc khi lắng đọng nghe những câu chuyện về nghị lực, sự hi sinh và lòng quyết tâm vươn lên của các bậc cha mẹ trong cuộc sống để đưa gia đình mình vượt qua nỗi vất vả và thách thức do khuyết tật gây ra.
Bà Đỗ Đông (phường Nhân Chính, Thanh Xuân) hơn 60 tuổi đang cùng chồng nuôi, dạy và chăm sóc cho 5 thành viên trong gia đình bị bệnh hiểm nghèo và khiếm thị. Từ mẹ già hơn 90 tuổi gãy chân không đi lại được, con gái khiếm thị, con rể ung thư xương đến cháu ngoại mắc chứng tăng động, giảm chú ý. Hàng ngày bà vẫn tần tảo, chăm sóc gia đình với ý nghĩ duy nhất là cầu mong các thành viên gia đình sẽ có ngày khỏe mạnh trở lại.
“Chúng tôi không có bí quyết gì cả. Chúng tôi chỉ có lòng yêu thương con cháu. Chúng nó khỏe là tôi mừng lắm rồi…”, bà Đông chia sẻ.
Còn đối với chị Lều Thị Hảo, 39 tuổi, thì từ nhiều năm qua, chị không được sống trong không khí gia đình sum họp. Chị Hảo đang điều trị bệnh ung thư vú, hàng ngày chị phải đưa đón hai con bị bại não và khiếm thị đến trung tâm tự kỷ phục hồi chức năng. Đêm và sáng sớm chị lại mày mò làm bánh thạch và vận chuyển từng túi hoa quả cho khách hàng.
Chị Hảo tâm sự: “Cũng có nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ ba mẹ con nhưng tôi vẫn phải cố gắng từng ngày, khi còn sức khỏe thì vẫn phải lao động…”.
Sau khi nghe câu chuyện của các hội viên Hội người mù quận Thanh Xuân, chuyên gia đào tạo Nguyễn Hoàng Thái đã bày tỏ sự khâm phục sự kiên trì và nghị lực của những gia đình người khiếm thị; đồng thời đưa ra và giải đáp những tình huống, những câu chuyện diễn ra trong gia đình, trong xã hội để từng hội viên tham dự chương trình hiểu rõ và có thêm được những kỹ năng “điều hành” gia đình mình được tốt hơn.
Kết thúc chương trình, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Sức khỏe Cộng đồng đã trực tiếp trao tặng hơn 60 phần quà, mỗi phần trị giá 300.000 đồng cho các hội viên và gia đình hội viên tham dự chương trình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

NSND Trung Hiếu: Đích đến của nền công nghiệp văn hoá chính là khán giả

Đồng chí Mai Vy, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa nhận Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng

Đoàn đại biểu cấp cao LHCĐ thành phố Viêng Chăn thăm, làm việc tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô

Thị trường tuyển dụng lao động sẽ sôi động với nhu cầu tìm kiếm việc làm cao

Lĩnh vực nông nghiệp giàu tiềm năng và dư địa để các bạn trẻ dấn thân trên con đường lập nghiệp

Công trình xây dựng 383+385 phố Vọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà liền kề

TP.HCM: Phát hiện hoạt động thẩm mỹ "chui" tại khách sạn A25
Tin khác

Tăng cường nguồn lực tài chính trong nước để thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam

Triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ trẻ em

Bánh đúc nộm - thức quà thanh mát

Bài 2: Cần có những giải pháp căn cơ

Phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác phòng, chống ma túy

Cần siết chặt an toàn thực phẩm cho bánh trung thu

“Tăng tốc” để “phủ sóng” nhà ở xã hội

Quảng Bình: Người đàn ông tử vong sau 3 tháng bị chó dại cắn

Nestlé Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
