Nghề thu gom, tái chế, sơ chế phế liệu ở Hà Nội: Cần những giải pháp căn cơ để giảm thiểu ô nhiễm

(LĐTĐ) Hoạt động thu gom, tái chế, sơ chế phế liệu ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung sẽ tiếp tục tồn tại như một phần không thể thiếu trong giai đoạn xã hội hiện nay. Tuy nhiên, do phát triển tự phát nên nghề chỉ duy trì theo chiều hướng “đi ngang” và vẫn ám ảnh những hệ lụy xấu về môi trường, nguy cơ cháy, nổ... Nếu không có những giải pháp căn cơ, bài bản, e rằng “cái được” chưa chắc đã nhiều hơn “cái mất” của nghề này.
Cần sự chung tay để giảm thiểu ô nhiễm không khí Giảm thiểu ô nhiễm môi sinh… nhờ trồng nấm! Người dân cần chung tay giảm thiểu ô nhiễm không khí

Vẫn những nỗi lo cũ...

Thực tế, nghề thu gom, sơ chế, tái chế phế thải đã giảm tải rác thải ra môi trường, mang lại lợi ích cho con người. Song, do mới dừng ở mức độ thủ công, nhỏ lẻ nên vẫn tiềm vẫn những nỗi lo cũ.

Bầu không khí tại ngách 28/132B phố Đại Linh, tổ dân phố 18, phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm), lúc nào cũng ngột ngạt bởi mùi khét của nhựa cũng như tiếng ồn của máy lọc, xay phế thải từ 2 cơ sở sơ chế, nghiền phế liệu nhựa. Tại cơ sở của gia đình bà Nguyễn Xuân Lực, ngay nơi sản xuất vẫn có ban thờ, bên ngoài, từng đống bao tải nhựa chất đầy sân. Sau lưng xưởng này, cơ sở sản xuất nguyên liệu nhựa của gia đình ông Nguyễn Xuân Hoàng, tổ 18, cũng ngồn ngộn mút, xốp, vỏ bao tải... Những phế liệu này được phân loại, cho vào lò nấu thành bánh nhựa để cung cấp cho các cơ sở sản xuất dây ni lông.

Nghề thu gom, tái chế, sơ chế phế liệu ở Hà Nội: Cần những giải pháp căn cơ để giảm thiểu ô nhiễm
Thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà.

Trong khi đó, tại khu vực đường 25m (cạnh khu làng nghề Triều Khúc) xã Tân Triều (huyện Thanh Trì), nhiều kho xưởng cũng lấp đầy phế thải. “Trước đây, thôn Triều Khúc có rất đông số hộ làm nghề thu gom, sơ chế đồng nát, nhưng nay do mặt bằng không có nên số hộ cũng giảm nhiều” - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều Nguyễn Văn Lăng khẳng định.

Dù nghề sơ chế, tái chế phế liệu ở Trung Văn hay Triều Khúc đang dần “teo tóp” trước cơn lốc đô thị hóa, nhưng len lỏi khắp khu dân cư là hệ thống “chân rết” cơ sở thu gom. Số cơ sở này thường tá túc nơi ven sông, rìa khu dân cư, khu nhà xuống cấp (vì có mặt bằng rộng, giảm chi phí...) nên tiềm ẩn mối lo lớn về nguy cơ cháy, nổ. Dù vậy, hoạt động của hầu hết các cơ sở vẫn không chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền... Trong khi đó, những vụ cháy, nổ kinh hoàng như ở Khu đô thị Văn Phú năm 2016 (quận Hà Đông), phố Đại Linh năm 2019 (quận Nam Từ Liêm)... vẫn còn nguyên giá trị cảnh tỉnh!

Còn với thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) - thủ phủ của Hà Nội về nghề thu gom, sơ chế phế thải - vẫn phát triển khá mạnh với khoảng 170/400 hộ làm nghề. Hiện tại, xã có khoảng 80 hộ sơ chế nhựa và đa phần vẫn sản xuất ngay tại nơi ở nên việc gây ô nhiễm là không tránh khỏi.

Vì làm giàu cho nhiều hộ dân và tạo công ăn việc làm cho mọi lứa tuổi nên nghề này đã và đang phát triển sang cả địa phương lân cận là thôn Ngọc Đình, xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai)...

Duy trì và “đi ngang”

Với thực tế hiện nay, nghề thu gom, sơ chế phế thải sẽ phát triển theo xu hướng khác nhau giữa đô thị và nông thôn. Lãnh đạo địa phương nơi còn tập trung nhiều cơ sở thu gom, sơ chế phế liệu lớn ở phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) hay xã Tân Triều (huyện Thanh Trì), đều chung quan điểm, Nhà nước cần hỗ trợ để những hộ sơ chế phế thải chuyển đổi nghề thích hợp. Còn với hệ thống “chân rết” cơ sở thu gom phế thải đang xuất hiện ở khắp nơi thì cần được đưa vào diện quản lý với cơ chế thống nhất toàn thành phố.

Nghề thu gom, tái chế, sơ chế phế liệu ở Hà Nội: Cần những giải pháp căn cơ để giảm thiểu ô nhiễm

Trước mắt, để đối phó với nguy cơ cháy, nổ, Thượng tá Chu Anh Quyến, Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm đề xuất: Ngoài việc tuyên truyền và tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về phòng, chống cháy nổ, các cửa hàng thu mua phế liệu cần sắp xếp hàng hoá theo từng loại có cùng tính chất, cùng đặc điểm, cùng phương pháp chữa cháy... Không để hàng hóa lấn chiếm lối đi; không khóa, đóng chặt cửa thoát hiểm trong thời điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, không ngủ qua đêm trong cửa hàng thu mua phế liệu...

Còn với vùng nông thôn như Quảng Phú Cầu, địa phương đang triển khai mở rộng cụm công nghiệp Cầu Bầu và cụm công nghiệp Xà Cầu lên 5,9ha và 7,9ha để tạo điều kiện cho các hộ được thuê đất, mở rộng xưởng sản xuất. “Tại 2 cụm công nghiệp này, hệ thống thoát nước thải, phòng cháy, chữa cháy được đầu tư đồng bộ, là cơ sở để nghề phát triển trong an toàn” - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu nhận định.

Nói về xu hướng phát triển của nghề này, Trưởng phòng Hóa chất, Văn phòng đại diện Tập đoàn LX international tại Hà Nội (trụ sở ở phường Cống Vị, quận Ba Đình) Bùi Phương Thanh phân tích: Đa phần cơ sở sơ chế nhựa ở Hà Nội có công nghệ sản xuất thủ công; nguyên vật liệu đầu vào hầu hết là phế liệu không sạch... Vì thế, sản phẩm của các cơ sở sơ chế chỉ dùng làm nguyên liệu cấp thấp cho một số dòng sản phẩm. Muốn nghề phát triển, Hà Nội cần có định hướng cho các khu vực sản xuất tập trung; ban hành tiêu chuẩn cho nhựa tái chế... Chỉ như vậy thì nghề mới phát triển chuyên nghiệp hơn.

Ở khía cạnh khác, PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng đề xuất: Khi xử lý rác thải hiệu quả sẽ đồng thời giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường và tạo ra giá trị kinh tế, hướng tới xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Vì thế, Hà Nội cần thống kê, rà soát tất cả cơ sở thu gom, sơ chế, tái chế phế thải để có sự đánh giá tổng thể. Từ đó, cần có chính sách phù hợp, nơi nào cần tạo điều kiện để phát triển thì tập trung cơ chế hỗ trợ; nơi nghề không thể tồn tại, thì cần hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề...

Thiết nghĩ, nghề thu gom, tái chế, sơ chế phế thải sẽ còn đồng hành với sự phát triển của xã hội, nên việc có định hướng rõ ràng, hỗ trợ cần thiết... sẽ là lựa chọn tốt để nghề phát triển trong an toàn và mang lại hiệu quả cho xã hội.

Thiện Mỹ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

(LĐTĐ) Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 19h tối 7/9, trên địa bàn thành phố có thêm 1 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng.
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư  trần hỏng, nước tràn vào nhà

Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, những cơn mưa lớn kéo dài ở Hà Nội trong ngày 7/9 gây nhiều khó khăn cho người dân. Nhiều cư dân ở chung cư cao tầng bị nước tạt, chảy vào nhà. Trên mạng xã hội, xuất hiện không ít cảnh người dân hì hục thấm nước, tát nước ra khỏi nhà. Một số căn hộ, toà nhà còn bị sập trần.
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Tối 7/9, Bộ Công Thương ngày đã có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), Sở Công Thương các tỉnh, thành... về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) để sớm cung cấp điện trở lại.
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

(LĐTĐ) Bão số 3 khiến 32 đường dây trung áp ở Bắc Giang gặp sự cố gây gián đoạn cung cấp điện cho hơn 300 nghìn khách hàng, chiếm khoảng 50% số khách hàng trên toàn tỉnh.
Bão số 3  gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

(LĐTĐ) Thông tin về thiệt hại sơ bộ do bão số 3 (bão Yagi), Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai cho biết, đến 17 giờ chiều nay, bão số 3 đã khiến 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương. Trong số thiệt hại về người, Quảng Ninh có 3 người thiệt mạng và 58 người bị thương. Hải Dương có 1 người thiệt mạng và Hải Phòng có 20 người bị thương.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.

Tin khác

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

(LĐTĐ) Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 19h tối 7/9, trên địa bàn thành phố có thêm 1 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng.
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư  trần hỏng, nước tràn vào nhà

Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, những cơn mưa lớn kéo dài ở Hà Nội trong ngày 7/9 gây nhiều khó khăn cho người dân. Nhiều cư dân ở chung cư cao tầng bị nước tạt, chảy vào nhà. Trên mạng xã hội, xuất hiện không ít cảnh người dân hì hục thấm nước, tát nước ra khỏi nhà. Một số căn hộ, toà nhà còn bị sập trần.
Tin bão mới nhất: Tâm bão đã đến Thủ đô, gió giật cấp 12

Tin bão mới nhất: Tâm bão đã đến Thủ đô, gió giật cấp 12

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, tại Hải Dương gió mạnh cấp 12, giật cấp 13; Lục Ngạn (Bắc Giang) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Hưng Yên gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; Bắc Giang gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Bắc Ninh gió mạnh cấp 7, giật cấp 10. Tâm bão đã đến Thủ đô Hà Nội...
Hà Nội khẩn trương khắc phục tình trạng cây xanh gãy, đổ do mưa bão

Hà Nội khẩn trương khắc phục tình trạng cây xanh gãy, đổ do mưa bão

(LĐTĐ) Từ trưa đến cuối giờ chiều ngày 7/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cảnh cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 nằm trọn trên đất liền, Hà Nội tiếp tục có mưa to đến rất to, gió giật mạnh

Tin bão mới nhất: Bão số 3 nằm trọn trên đất liền, Hà Nội tiếp tục có mưa to đến rất to, gió giật mạnh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 17h ngày 7/9, vị trí tâm bão trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 11-12 (103-133km/h), giật cấp 15.
Hà Nội: Hơn 400 cây xanh gãy đổ, 7 người thương vong tính đến sáng 7/9

Hà Nội: Hơn 400 cây xanh gãy đổ, 7 người thương vong tính đến sáng 7/9

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về công tác triển khai ứng phó bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 14h ngày 7/9, bão số 3 áp sát đất liền, trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Ở khu vực phía Đông Bắc Bộ đã có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to như: Cửa Ông (Quảng Ninh) 113mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 110mm, Cát Bà (Hải Phòng) 86mm,…
Tin bão mới nhất: Bão Yagi giật cấp 15 - 16 đang tiến gần vào đất liền

Tin bão mới nhất: Bão Yagi giật cấp 15 - 16 đang tiến gần vào đất liền

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 3 đang tiến gần vào khu vực giữa Hải Phòng và Quảng Ninh. Gió mạnh đã ghi nhận hồi 10h20 ngày 7/9/2024): Cô Tô (Quảng Ninh) cấp 12, giật cấp 15; Cửa Ông (Quảng Ninh): cấp 12, giật 14; thành phố Hải Phòng: cấp 7, giật cấp 9; Thái Bình cấp 7, giật cấp 10; Hải Dương cấp 6, giật cấp 8.
Tin bão mới nhất: Khoảng hơn 3 giờ nữa bão số 3 sẽ đổ bộ vào đất liền, Hà Nội mưa lớn từ 200-350mm

Tin bão mới nhất: Khoảng hơn 3 giờ nữa bão số 3 sẽ đổ bộ vào đất liền, Hà Nội mưa lớn từ 200-350mm

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 3 đang tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, trong khoảng chiều nay 7/9 sẽ có khả năng đi vào đất liền, bão sẽ gây ra gió mạnh cấp 10, 11,12 ở khu vực Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định, gió mạnh cấp 8, cấp 10 ở khu vực Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa... và các tỉnh sâu hơn ở phía trong đất liền như: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Tin bão mới nhất 8h ngày 7/9: Bão số 3 cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng 132km, đề phòng dông lốc và gió giật mạnh

Tin bão mới nhất 8h ngày 7/9: Bão số 3 cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng 132km, đề phòng dông lốc và gió giật mạnh

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 12, giật cấp 14. Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 7, giật cấp 11. Móng Cái (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 8, giật cấp 9.
Xem thêm
Phiên bản di động