Tham vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì

(LĐTĐ) Ngày 15/12, tại Hà Nội, Vụ Pháp chế, Báo Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo tham vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì.
Doanh nghiệp cam kết hành động giảm thiểu chất thải nhựa Tái khởi động chương trình thu gom vỏ hộp giấy tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Tham dự Hội thảo có TS. Ko Jae Young, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc; ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường; bà Lý Thị Hồng Điệp, Phó Tổng Biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường.

Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải và một số các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.

Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, nhà sản xuất, nhập khẩu một số loại sản phẩm, bao bì sẽ có trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế bắt buộc theo lộ trình của Chính phủ quy định.

Tham vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội thảo.

Theo đó, trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì sẽ được nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm gồm pin-ắc quy, săm lốp, dầu nhớt và bao bì (bao bì thương phẩm của thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú, chất tẩy rửa, xi măng thương phẩm) thực hiện từ ngày 1/1/2024; nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm điện, điện tử sẽ thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2025; các nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm phương tiện giao thông sẽ thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2027.

Nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn một trong hai hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế của mình, đó là tự mình tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.

Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu chọn đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì (không tự mình thực hiện tái chế) thì số tiền đóng góp theo từng loại sản phẩm, bao bì được tính theo công thức: F = R x V x Fs; trong đó: F là tổng số tiền mà nhà sản xuất, nhập khẩu phải nộp theo từng loại sản phẩm, bao bì (đơn vị tính: đồng). R là tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì (đơn vị tính: %). V là khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu (đơn vị tính: kg).

Tham vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
Toàn cảnh Hội thảo.

Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì, bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu (đơn vị tính: đồng/kg).

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ soạn thảo, tiến hành khảo sát và xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế đối với các loại sản phẩm, bao bì (Fs). Theo kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2023 để kịp thời có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024.

Ông Phan Tuấn Hùng cũng cho biết tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy các quốc gia sẽ có Fs khác nhau do chi phí lao động, công nghệ, thu gom… khác nhau. Fs cần phải được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ bao gồm phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải. Tuy nhiên, việc đề xuất Fs cho các loại sản phẩm, bao bì phải phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam và cần có sự đồng thuận bởi các bên có liên quan.

Đại diện nhóm chuyên gia tư vấn, PGS.TS. Nguyễn Đức Quảng đề xuất Fs gồm 2 loại định mức là định mức chi phí tái chế cơ bản và định mức chi phí tái chế nâng cao. Định mức chi phí tái chế cơ bản là chi phí áp dụng chung cho tất cả sản phẩm, bảo bì. Định mức tái chế nâng cao là chi phí áp dụng riêng cho các sản phẩm, bao bì khó tái chế hơn (xác định theo hệ số). Fs thấp thì sẽ không tạo động lực để nhà sản xuất thay đổi thiết kế sản phẩm, bao bì theo hướng thân thiện môi trường, thiết kế vì tái chế.

Còn theo Ts. Ko Jae Young, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc chia sẻ việc đề xuất Fs nên được thực hiện bởi các tổ chức tư vấn độc lập trên cơ sở khảo sát chi phí tái chế thực tế tại Việt Nam. Ts. Ko Jae Young đề xuất khi xác định Fs cần có sự phân biệt giữa sản phẩm, bao bì dễ tái chế với sản phẩm, bao bì khó tái chế.

Tại Hội thảo, đại diện một số tổ chức tái chế gồm: Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam, Công ty TNHH Tái chế cao su Long Long, Chi hội Nhựa Tái sinh thuộc Hiệp hội Nhựa Việt Nam... đã tham gia đề xuất phương pháp xác định Fs cho các loại sản phẩm, bao bì cụ thể.

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Hội thảo khởi động cho quá trình xây dựng, tham vấn đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế đối với các loại sản phẩm, bao bì (Fs). Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tích cực phối hợp với các chuyên gia, khảo sát thực tế các đơn vị tái chế để đưa ra đề xuất Fs cho từng loại sản phẩm, bao bì vào đầu năm 2023.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng “Nền tảng số, dữ liệu số để thúc đẩy dịch vụ công trên môi trường số"

Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng “Nền tảng số, dữ liệu số để thúc đẩy dịch vụ công trên môi trường số"

(LĐTĐ) Trong hai ngày 30-31/3, tại thành phố Hải Phòng, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng “Nền tảng số, dữ ...
Út “trọc” – Đinh Ngọc Hệ hầu tòa về cáo buộc trốn thuế 39 tỷ đồng

Út “trọc” – Đinh Ngọc Hệ hầu tòa về cáo buộc trốn thuế 39 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tòa án Quân sự Quân khu 7 thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đưa ra xét xử vụ án trốn thuế đối với cựu Thượng tá Quân đội, nguyên ...
Hà Nội: Phát động vận động ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2023

Hà Nội: Phát động vận động ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2023

(LĐTĐ) Hưởng ứng Lễ phát động vận động ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2023 của thành phố Hà Nội, 34 đơn vị đã đăng ký ủng hộ ...
Hỗ trợ 2.000 đoàn viên, người lao động khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân

Hỗ trợ 2.000 đoàn viên, người lao động khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Ngày 30/3, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng đã ký công văn số 990/LĐLĐ về việc hỗ trợ cho đoàn viên, ...
Nóng vấn đề thu chi ngân sách, giám sát bảo hiểm

Nóng vấn đề thu chi ngân sách, giám sát bảo hiểm

(LĐTĐ) Chiều nay (30/3), Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ Quý I năm 2023 nhằm thông tin tới các cơ quan báo chí về tình hình thực hiện ...
Xóa bỏ các định kiến về giới trong gia đình và cộng đồng

Xóa bỏ các định kiến về giới trong gia đình và cộng đồng

(LĐTĐ) Ngày 30/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội đã khai mạc Hội nghị triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những ...
Các cấp Mặt trận mở đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

Các cấp Mặt trận mở đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

(LĐTĐ) Trong Quý II/2023, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị MTTQ các cấp Thành phố cần tập ...

Tin khác

Bảo vệ không gian xanh đô thị

Bảo vệ không gian xanh đô thị

(LĐTĐ) Hà Nội đang sắp bước vào những ngày nắng nóng của năm 2023, sự thay đổi lớn về nền nhiệt cùng hiệu ứng từ quá trình đô thị hóa khiến cả Thành phố như biến thành “đảo nhiệt”. Trong tiết trời như vậy mới thấy rõ giá trị của hệ thống cây xanh đô thị. Từ nhiều năm qua, để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh văn hiến - văn minh - hiện đại, xây dựng môi trường sống tốt nhất, người dân được sinh hoạt, giải trí với chất lượng cao, Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Hè 2023: Nắng nóng đến sớm và gay gắt hơn

Hè 2023: Nắng nóng đến sớm và gay gắt hơn

(LĐTĐ) Theo dự báo, từ cuối tháng 3/2023, có khả năng nắng nóng cục bộ xuất hiện ở khu Tây Bắc Bắc bộ, vùng núi phía Tây thuộc Bắc Trung bộ và tiếp tục duy trì ở khu vực Nam bộ. Cường độ nắng nóng có khả năng gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2022.
Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

(LĐTĐ) Nhằm mục đích nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) đã triển khai các hình thức tuyên truyền và khuyến nghị khách hàng sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2023”.
Thúc đẩy sự thay đổi trong khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước

Thúc đẩy sự thay đổi trong khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước

(LĐTĐ) Ngày 14/3, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Ngày nước Thế giới năm 2023 - Thúc đẩy sự thay đổi”.
Từ chiều mai (12/3), miền Bắc chuyển rét, có nơi dưới 10 độ C

Từ chiều mai (12/3), miền Bắc chuyển rét, có nơi dưới 10 độ C

(LĐTĐ) Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến 14 - 17 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 11 - 14 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.
Hà Nội: Điều chỉnh tăng giá nước sạch đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp

Hà Nội: Điều chỉnh tăng giá nước sạch đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Xuân Sáng, Sở đã chủ trì xây dựng điều chỉnh giá nước, trước mắt lộ trình là trong 2 năm (2023-2024), áp dụng cho hộ gia đình, đơn vị cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp.
Ô nhiễm môi trường từ những bãi rác tự phát

Ô nhiễm môi trường từ những bãi rác tự phát

(LĐTĐ) Hiện nay, trên một số tuyến đường của thành phố Hà Nội xuất hiện các bãi rác tự phát, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân. Ở nhiều khu vực, dù cơ quan chức năng đã đặt biển cấm đổ rác song vẫn chưa khắc phục được tình trạng này.
Động đất 3.2 độ richter tại Vĩnh Phúc

Động đất 3.2 độ richter tại Vĩnh Phúc

(LĐTĐ) Sáng 3/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu thông tin, vào hồi 8 giờ 9 phút 43 giây (giờ Hà Nội) một trận động đất có độ lớn 3,2 độ richter xảy ra tại khu vực huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc khiến người dân ở khu vực cảm nhận được rung chấn nhẹ.
Tăng tốc “phủ sóng” nước sạch

Tăng tốc “phủ sóng” nước sạch

(LĐTĐ) Đến hết năm 2022, tổng nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho thành phố Hà Nội đạt khoảng 1.530.000m3/ngày-đêm. Con số này cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho 100% nhân dân khu vực đô thị; tỷ lệ cấp nước sạch nông thôn cũng đã đạt đến 85%. Tuy nhiên, để hoàn mục tiêu 100% tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận nước sạch như Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố đề ra vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Vinamik khởi động dự án "Trồng cây hướng đến Net zero"

Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Vinamik khởi động dự án "Trồng cây hướng đến Net zero"

(LĐTĐ) Sáng 26/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức khởi động dự án “Trồng cây hướng đến Net Zero”.
Xem thêm
Phiên bản di động