Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền: Còn sức khỏe, còn khán giả là còn hát

(LĐTĐ) Xuất hiện trong chương trình Quán thanh xuân đặc biệt với chủ đề “Những mùa xuân đẹp nhất” phát sóng vào tối mùng 5 Tết Tân Sửu, Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền đã đem đến những câu chuyện thú vị về cuộc đời mình và đặc biệt là khán giả sẽ được thưởng thức hai ca khúc “đóng đinh” với tên tuổi của bà là “Tình cây và đất” và “Câu hò bên bờ Hiền Lương”.
Nhà báo Tuyết Nhung hồi ức về bữa cơm nhà và căn bếp tối Thương mãi bữa cơm nhà

Tham gia chương trình Quán thanh xuân lần thứ 2, Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền khiêm tốn cho rằng, bà cảm thấy vinh dự và tự hào khi đã được ekip tạo điều kiện cho những thế hệ nghệ sĩ lớn tuổi như mình được tham gia chương trình ý nghĩa và nhân văn này. Đây cũng là chương trình mà bà thường xuyên theo dõi từ khi xuất hiện trên sóng truyền hình.

Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền: Còn sức khỏe, còn khán giả là còn hát
Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền chia sẻ tại chương trình Quán thanh xuân. (Ảnh: VTV)

Ở độ tuổi U70 nhưng Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền vẫn giữ được chất giọng cao vút, đầy nội lực. Vẻ trẻ trung của bà cũng khiến khiến cho nhiều người phải ngưỡng mộ. Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền sinh năm 1952 và là một nữ ca sĩ nổi tiếng với những ca khúc nhạc cách mạng, trữ tình, dân ca.

Sự nổi tiếng với những ca khúc về miền Trung, về Bác khiến nhiều người nghĩ bà là người con xứ Nghệ nhưng sự thật lại không phải vậy. Quê cha Phú Thọ, sinh ở Thái Bình, lớn lên ở Hà Nội nhưng sống chủ yếu ở miền Trung trong những năm tháng chiến tranh, có thể nói “khoai lúa của miền Trung nuôi mình, cho nên cứ hay nặng lòng với miền Trung”.

Nghệ sĩ Thu Hiền theo con đường nghệ thuật từ năm 10 tuổi và vào chiến trường đi hát khi mới 15, 16 tuổi. Ban đầu bà là diễn viên sân khấu, cũng từng nhận một huy chương vàng nhưng nhận thấy việc ca hát nổi trội hơn nên theo nghiệp hát.

Bà chia sẻ, âm nhạc dân gian là nguồn mạch âm ỉ trong mỗi con người, ngày xưa mà bây giờ cũng thế. Dân ca thường đi vào lòng người, bởi văn hóa mỗi vùng miền chính là câu ca, tiếng hát.

Vì sao câu ca xứ Nghệ hát lên nghe đau lòng, dân ca quan họ lanh lảnh, vui tươi, còn những khúc dân ca miền núi lại cao vút. Hát dân ca phải nắm được hơi thở, cuộc sống, cách phát âm của vùng miền đó.

Âm nhạc - mà chỉ có thể là những giai điệu dân ca, trữ tình, cách mạng - là cuộc sống của Thu Hiền. Bà gần như giãy nảy khi được hỏi liệu có thể hát những dòng nhạc khác. “Có chọn lại tôi vẫn chọn như thế thôi. Không thể liều mình, mỗi bông hoa màu sắc có thể giống nhau nhưng mùi hương phải riêng biệt”- nữ nghệ sĩ trải lòng.

Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền: Còn sức khỏe, còn khán giả là còn hát
Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền trình bày bài hát Tình cây và đất. (Ảnh: VTV)

Nhiều người nghĩ nghệ sĩ Thu Hiền chỉ hát bằng giọng thật nhưng tại chương trình, bà “bật mí” rằng mình có hát giả thanh, nhưng tất cả kết hợp thế nào, giả thanh và giọng thật phải quan trọng truyền tải được tình cảm, hồn bài hát đến công chúng.

Cũng tại đây, nhiều người mới biết sự thực bà tên là Nguyễn Thị Thanh Huyền sau vào chiến trường ca hát đổi là Thu Hiền. Một trong những điểm nhấn của chương trình là tiết mục “Câu hò bên bờ Hiền Lương” mà nghệ sĩ gửi tặng một người lính Thành cổ Quảng Trị năm xưa tại chính trường quay.

Người ta thường bảo, những học trò của Thu Hiền đều là người tài giỏi thành công, vì thế không phải ai cũng được bà giảng dạy. Thế nhưng khi được hỏi đến tiêu chí lựa chọn học sinh được học lớp của cô Thu Hiền, bà cười xòa nói: “Tôi không có lựa chọn ai cả đâu vì tôi coi các em như hậu bối của mình mà thôi. Tôi luôn cố gắng để giúp các em được trở nên xuất sắc nhất. Rất vui là nhiều em được tôi giảng dạy đã trở thành ngôi sao và gặt hái nhiều thành tựu như Thành Lê, Bích Hồng, Thu Hằng, Huyền Trang…

Tôi không dạy chính thức ở Nhạc viện nhưng nhà trường lại gửi học sinh ra học. Ở trường thì học, qua Thu Hiền thì được “hành”. Theo tôi “hành” cũng rất quan trọng. Qua nhà trường được học đầy đủ lý thuyết, các môn của âm nhạc rồi lại ra trường đời. Mỗi một người nghệ sĩ có một trường đời cho mình mà nhất là mình lại theo dòng nhạc dân gian. Có nhiều kinh nghiệm cuộc đời truyền cho các em ngọn lửa đam mê và thổi hồn cho câu hát sao cho hát dân ca tròn vành rõ chữ và đúng dân ca của các vùng miền”- nữ nghệ sĩ tâm sự.

Có lẽ vì sinh ra trong thời chiến, nên ý niệm của bà khi bắt đầu đi hát và mãi về sau này là muốn đem tiếng hát để phục vụ cho đất nước. Còn sau này thế hệ trẻ trong thời bình khi đi hát lại hướng đến những mục đích riêng.

Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền chia sẻ: “Nghệ thuật là một món ăn tinh thần hiệu quả, mỗi người một sở thích riêng nên bất kể hướng đi âm nhạc của các bạn trẻ ra sao, tôi luôn khuyến khích. Tôi thấy âm nhạc của thế hệ trẻ bây giờ rất độc đáo, hiện đại và mới mẻ, kể cả có hát nhạc dân tộc thì vẫn sáng tạo một phong cách rất mới”.

Thời gian đi diễn với Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền giờ đây không còn nhiều như trước. Bà chỉ chọn lọc những chương trình hợp với tính cách bản thân và không khiến bà cảm thấy quá căng thẳng. Nhưng có một thói quen không thể bỏ của bà đó là dành các buổi chiều ngồi nghe đĩa nhạc của chính mình và các ca sĩ trẻ. “Nghe các ca sĩ trẻ để mình không bị cũ, xem giới trẻ bây giờ hát dòng nhạc của mình thế nào, xem mình có cần sửa gì không, bởi đôi khi mình sẽ đi theo lối mòn cổ nếu không biết lắng nghe cả cách hát lẫn cách phối khí của các bạn ấy”.

Từng đi qua chiến tranh, nằm ở chiến trường ác liệt, từng dùng tiếng hát thay cho thuốc gây mê để mổ cho bộ đội bị thương, từng cõng đồng đội chết trên lưng, nghệ sĩ Thu Hiền thấu tận nhiều điều trong cuộc sống. Với bà, cuộc sống cũng có nhiều lúc buồn nhưng sau đó bà đều tự hát “thôi đành ru lòng mình vậy” để bước qua nó.

“Cuộc sống dù có như thế nào tôi vẫn bằng lòng. Bây giờ không bằng lòng thì mình tự làm khổ mình thôi. Tôi thường nhường nhịn, kể cả gia đình, bạn bè, mình chấp nhận mọi thứ, cái gì cho qua được thì cho qua bởi không còn quỹ thời gian nhiều để giận hờn nữa, mà cái gì giận quá thì tôi im lặng. Mình có sức khỏe, thế là tốt rồi, cứ cố sống sao cho tử tế”, nữ nghệ sĩ chia sẻ.

Là nữ nghệ sĩ nổi tiếng của dòng nhạc cách mạng Việt Nam thế nhưng đến với chương trình Quán thanh xuân thể hiện hai ca khúc đã quá quen thuộc, bà bảo, lúc nào bước ra cũng có cảm xúc thật đặc biệt và mong muốn được cống hiến nhiều hơn nữa cho khán giả. “Còn sức khỏe, còn khán giả là còn hát”, nghệ sĩ nhấn mạnh.

Đăng Khoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động