Nghệ sĩ Giáp Vân Khanh lan tỏa nghệ thuật điêu khắc tới giới trẻ Việt
Họa sĩ Bùi Đức dùng cưa máy để làm điêu khắc Triển lãm Điêu khắc Hà Nội – Sài Gòn 2020: Dấu ấn 10 năm Trưng bày hơn 200 tác phẩm tranh lụa và điêu khắc kích thước nhỏ |
Gặp nghệ sĩ vào một ngày đầu đông tại Trung tâm nghệ thuật vẽ điêu khắc Sculpture Painting Việt Nam, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những tác phẩm điêu khắc mà Giáp Vân Khanh tạo nên. Quả nhiên, cũng giống như chủ nhân của những tác phẩm này, tất cả đều sinh động, hài hòa, lôi cuốn. Những vụn gỗ vô tri qua đôi bàn tay của nữ nghệ sĩ đã trở nên “biết nói”, tỏa ánh sáng tâm hồn vào cảm nhận của người xem, lôi cuốn đến không thể rời mắt.
Nghệ sĩ Giáp Vân Khanh làm tranh điêu khắc |
Có lẽ, cũng như cảm nhận của người lần đầu tiên trông thấy những tác phẩm hội họa điêu khắc này, Giáp Vân Khanh của những năm về trước cũng đã từng bị mê hoặc đến mức chỉ muốn sở hữu chúng. Và không ngoài dự đoán, nữ nghệ sĩ cho biết, mặc dù đã chạm đến bộ môn trang trí nghệ thuật từ rất lâu nhưng mãi đến gần hai năm trước, trong một chuyến du lịch châu Âu, Giáp Vân Khanh mới vô tình nhìn thấy một bức tranh điêu khắc tuyệt đẹp, cô liền bị mê hoặc bởi vẻ đẹp phóng khoáng và lãng mạn của tác phẩm. Sau khi tìm hiểu cách tạo nên tác phẩm ấy, cô một lần nữa bị “đốn gục” hoàn toàn và cứ thể để môn nghệ thuật này thôi thúc và dẫn dắt. Và để thỏa mãn đam mê của mình, cô bắt đầu tìm hiểu và học rất nhiều khóa học điêu khắc của các nghệ nhân nổi tiếng người Nga. Đó là một hành trình dài gian khó nhưng đầy say mê.
Sau khi về nước, Vân Khanh đã thành lập Trung tâm nghệ thuật vẽ điêu khắc Sculpture Painting Việt Nam và tự tay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật say đắm lòng người. Không chỉ tiếp thu nền nghệ thuật từ đất nước Nga, cô còn tự tạo những bức tranh hiện đại với bản sắc Việt. Những tác phẩm của Vân Khanh không chỉ là những bức tranh được tạo hình 3D mang vẻ đẹp lãng mạn, màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã, mà còn là những tác phẩm điêu khắc nội thất ứng dụng, giúp cho không gian của những ngôi nhà trở nên "cổ tích" hơn.
Một tác phẩm tranh điêu khắc của Giáp Vân Khanh |
Theo nghệ sĩ Giáp Vân Khanh, khó khăn lớn nhất khi mang vẽ điêu khắc về Việt Nam đó là bộ môn nghệ thuật này còn rất mới trên thế giới, chưa có nhiều cơ sở giảng dạy cũng như giảng viên đào tạo. Chính vì vậy, cô đã phải rất vất vả để tìm kiếm và theo học các nghệ nhân vẽ điêu khắc nổi tiếng tại đất nước Nga xa xôi. Ngoài ra, chính vì việc bộ môn này còn chưa phổ biến nên nguồn cung cấp nguyên vật liệu chuyên dụng cũng rất ít ỏi, chưa kể đến quá trình tìm mua và vận chuyển về Việt Nam cần mất nhiều tháng.
Trong khi Giáp Vân Khanh nỗ lực lan tỏa giá trị nghệ thuật này ở Việt Nam, cũng có nhiều cơ sở đã “ăn theo” bằng cách copy nội dung cũng như mẫu điêu khắc, tuy nhiên, Giáp Vân Khanh cho rằng cô không bận tâm đến điều này.
“Thực lòng khi quyết định mang bộ môn nghệ thuật vẽ điêu khắc Sculpture Painting về Việt Nam tôi chỉ có một mục đích duy nhất đó là giới thiệu và lan tỏa bộ môn nghệ thuật này tới những người yêu nghệ thuật tại Việt Nam. Chính vì vậy tôi không quá bận tâm đến việc một số cơ sở khác đã “ăn theo” hay “copy” nội dung giảng dạy bộ môn nghệ thuật vẽ điêu khắc.
Giáp Vân Khanh hướng dẫn các học viên làm tranh điêu khắc |
Điều duy nhất tôi bận tâm và thấy buồn đó là về nội dung và chất lượng giảng dạy của các cơ sở đó. Vì khi các bạn không thực sự dành hết cái tâm cho bộ môn này, khi các bạn chưa có đủ kiến thức cũng như kỹ năng của bộ môn này, vậy các bạn truyền đạt được gì tới học viên? và học viên nhận được giá trị gì sau khi hoàn thành khóa học? Với cách giảng dạy quá hời hợt và chộp giật như vậy, tôi rất sợ bộ môn vẽ điêu khắc sẽ bị biến tướng, không lan tỏa được những giá trị thật đến với những bạn yêu mến bộ môn này”, Vân Khanh trăn trở.
Cô cũng cho biết, hiện tại Sculpture Painting Việt Nam chỉ chú trọng vào đào tạo nghệ thuật để lan tỏa tình yêu dành cho bộ môn nghệ thuật chứ không quan tâm đến sự nổi tiếng cũng như xây dựng “thương hiệu”. Vân Khanh khẳng định rằng, với cách truyền đạt có “gốc” của Sculpture Painting Việt Nam, bất cứ ai cũng có thể tham gia lớp học bởi bộ môn nghệ thuật này mà không yêu cầu bất kỳ một khả năng hội họa nào, chỉ cần thật sự đam mê và chuyên cần là đủ.
“Học viên sẽ được học và làm quen với vật liệu, được đào tạo tất cả các kỹ thuật từ căn bản đến nâng cao. Các lớp học hiện tại đang được tổ chức tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với chi phí rất thấp (chỉ từ 1.2 triệu đồng) để nhiều học viên có thể tham gia, sau đó còn có thể lan tỏa bộ môn nghệ thuật này tới các bạn trẻ tại Việt Nam”, Vân Khanh cho biết.
Nữ nghệ sĩ dành trọn đam mê cho môn nghệ thuật này |
Vì đây là một bộ môn nghệ thuật rất mới lạ, và có khả năng ứng dụng cao trong nhiều ngành nghề trong cuộc sống như: điêu khắc tạo hình bánh kem, bánh trung thu nghệ thuật, ứng dụng trong thiết kế trang trí đồ nội thất trên mọi loại vật liệu (gỗ, gốm, sứ, vải, mây tre đan,...) nên học viên sau khi được đào tạo có thể tự mở được các xưởng/cửa hàng nghệ thuật, hay trở thành những người giảng viên giảng dạy bộ môn vẽ điêu khắc,.... Về mặt giải trí, học vẽ điêu khắc còn là sự bổ sung và trau dồi kiến thức; và đối với nhiều người, việc học vẽ điêu khắc còn giúp học viên được thể hiện cá tính riêng của mình, hay đơn giản là có những phút giây thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
“Như bạn biết đấy, phụ nữ hiện đại thời nay rất cầu toàn, họ luôn trau dồi kiến thức, học hỏi và thể hiện mình thành công trong công việc cũng như cuộc sống”, Giáp Vân Khanh chia sẻ.
Yêu nghệ thuật và cống hiến hết mình cho nghệ thuật, Giáp Vân Khanh đã mở ra một chân trời mới cho nhiều học viên tìm thấy đam mê của chính mình. Với nghệ thuật điêu khắc, chị bày tỏ mong muốn có thể tổ chức một triển lãm về nghệ thuật vẽ điêu khắc đầu tiên tại Việt Nam trong tương lai gần, để giúp các bạn yêu nghệ thuật tại nước nhà biết đến một bộ môn nghệ tuật tuyệt vời này và để lan tỏa qua những lớp học của Sculpture Painting Việt Nam. Và như nữ nghệ sĩ chia sẻ, “tôi luôn tự thấy mình như có một sứ mệnh lan tỏa tình yêu nghệ thuật vẽ điêu khắc tới nhiều người yêu nghệ thuật tại Việt Nam và trên thế giới”.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51