Nghề dệt thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Lào
Khao khát bảo tồn văn hóa dệt thổ cẩm của người Cơ Tu Người giữ nghề thổ cẩm miền sơn cước Tỉnh Phú Thọ cam kết không có tình trạng "chặt chém" trong dịp giỗ Tổ Hùng Vương |
Nghề dệt thổ cẩm đã theo bước chân du cư của các tộc Lào đi khắp nơi. Thổ cẩm của người dân tộc Lào được dệt từ sợi bông. Qua bàn tay cần cù, khéo léo của người phụ nữ loại sợi tự nhiên này như được biến hóa, trở thành những tấm vải mềm mại nhiều màu với những hoa văn tinh tế rất đặc trưng.
Các hoa văn hình chữ vạn, hình voi, hình rắn hay hình chùa tháp trên trang phục thổ cẩm, khiến người ta nhận ra ngay đó chính là dân tộc Lào dù họ sinh sống ở bất cứ nơi đâu.
Những người phụ nữ dân tộc Lào họ rất tự hào về nghề dệt thổ cẩm lâu đời của dân tộc mình. Niềm tự hào ấy đã giúp cho nghề truyền thống này được duy trì.
Phụ nữ dân tộc Lào, huyện Điện Biên đang dệt thổ cẩm. |
Bà Lò Thị Pẻn (63 tuổi), bản Na Sang II, xã Núa Ngam (huyện Điện Biên) đã làm nghề dệt được 50 năm cho biết: “Dân tộc Lào chúng tôi, được cha mẹ dạy từ bé về dệt thổ cẩm, từ năm 13, 14 tuổi đã bắt đầu tập cán bông, kéo sợi và cho đến hiện tại dù đã già rồi nhưng tôi vẫn tha thiết gắn bó với nghề.
Nghề dệt thổ cẩm là phong tục tập quán của dân tộc nên không thể bỏ được và tôi mong muốn con cháu đời sau sẽ học hỏi noi theo và lưu giữ bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình. Thổ cẩm tôi làm ra phần lớn để phục vụ nhu cầu trong gia đình là chính, còn ai cần mua thì tìm đến đặt hàng và làm theo nhu cầu của họ”.
Sự kỳ công, công phu và lòng kiên nhẫn của người phụ nữ dân tộc Lào được thể hiện qua những tấm thổ cẩm mà họ dệt lên.
Để dệt được những tấm vải thổ cẩm hoàn hảo phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu lên ý tưởng, họa tiết đến việc chọn sợi, nhuộm màu... tất cả được làm hết sức tỉ mỉ, thủ công với những công cụ thô sơ, nên chỉ những người phụ nữ mới có thể kiên trì làm được.
Những loại sợi tự nhiên từ bông, tơ tằm qua bàn tay khéo léo của chị em phụ nữ đã trở thành những chiếc khăn, váy, túi... với hoa văn, họa tiết tinh xảo đặc trưng của dân tộc Lào.
Mỗi sản phẩm thổ cẩm được thêu dệt, mỗi nét hoa văn đặc trưng, chứa đựng một quan điểm thẩm mĩ của dân tộc. Đó là niềm tự hào và cũng là giá trị của những người phụ nữ dân tộc Lào cần cù, khéo léo muốn lưu giữ.
Bản sắc ấy đang được lưu giữ trong những phong tục tập quán lâu đời, trong nếp ăn, cách ở, trong trang phục dân tộc và trong cả nghề truyền thống đang được lưu truyền.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40