Người giữ nghề thổ cẩm miền sơn cước

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống đã có từ bao đời nay ở quê hương mình, chị Lý Thị Ninh (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) đã cùng nhiều chị em ở địa phương cùng nhau thành lập tổ hợp tác sản xuất, phân phối sản phẩm. Không chỉ tạo ra sinh kế cho bản thân và gia đình, những người phụ nữ nơi đây đang góp phần lớn vào việc giới thiệu nét đẹp văn hóa vùng cao Tây Bắc đến với mọi người, nhất là khách du lịch trong nước và quốc tế.
Làng nghề miền sơn cước Thổ cẩm Việt Nam đi chinh phục kinh đô thời trang thế giới

Lưu giữ nét đẹp truyền thống

Xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có tới hơn 90% là đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống. Những người phụ nữ H’Mông bao đời nay vẫn cần mẫn trồng lanh, dệt vải, tạo ra những bộ trang phục thổ cẩm mang nét đặc trưng riêng có. Đi qua những cung đường đèo dốc ở vùng núi cao này, không khó để bắt gặp những người phụ nữ xúng xính trong chiếc váy xòe mang đủ màu sắc của núi rừng, đi xuống chợ, đi lên nương hay đi chơi trong những dịp lễ hội…

Người giữ nghề thổ cẩm miền sơn cước
Chị Lý Thị Ninh giới thiệu các sản phẩm dệt thổ cẩm của địa phương. (Ảnh: C.Tiến)

Để có được những chiếc váy sặc sỡ như thế, mỗi người phụ nữ ngay từ khi còn nhỏ đã được bà, mẹ truyền lại cho cách trồng cây lanh, se sợi, dệt vải rồi thêu thùa. Và rồi, đến tuổi trưởng thành, mỗi người phụ nữ đều phải tự tay làm cho mình những chiếc váy đẹp nhất trước khi về nhà chồng. Qua năm tháng, bộ trang phục thổ cẩm truyền thống trở thành “thước đo” tay nghề và sự khéo léo của những người phụ nữ nơi đây. Ai cũng muốn khoác lên mình bộ váy áo đẹp nhất, chỉn chu nhất nên ngay từ khi bắt đầu làm, họ đều rất nâng niu, trau chuốt từng công đoạn.

Đầu tiên là công đoạn tạo ra sợi lanh, vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 hàng năm, đồng bào H’Mông nơi đây bắt đầu gieo trồng cây lanh và đến tháng 7, tháng 8 mới thu hoạch. Sau đó, người dân đem cây lanh ra phơi nắng cho khô rồi tước thành sợi. Sợi lanh được đưa vào cối giã mềm rồi nối lại, cuốn thành từng cuộn tròn, mang đi giặt cho mềm. Sau đó đem luộc, đến khi thấy sợi lanh mềm và trắng thì mang ra phơi nắng cho khô, rồi chia ra từng sợi mảnh trước khi mắc vào khung cửi để dệt.

Sau công đoạn dệt là đến công đoạn vẽ sáp ong, rồi nhuộm chàm, lúc nào vải có màu sẫm mang đi nhúng vào nước sôi, sáp ong sẽ chảy ra để lại những hoa văn màu xanh lơ. Phần hoa văn trên vải từ những nét vẽ sáp ong sẽ được mang đi thêu. Họa tiết hoa văn trên nền trang phục H’Mông chủ yếu là các hoa văn hình học như hình vuông, chữ nhật hay hình thoi…

Thông thường một bộ trang phục phải mất từ 2 đến 3 tháng mới có thể hoàn thiện, với những bộ cầu kỳ để dành đi lễ, đi hội thì phải cần đến 5 tháng mới có thể làm xong. Từ khâu dệt vải lanh, nhuộm vải, cắt may, khâu, thêu họa tiết đều được làm thủ công, vì thế giá trị của sản phẩm cũng có giá thành cao, khoảng từ 3 đến 10 triệu đồng mỗi bộ.

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, nét truyền thống của nghề dệt lanh, nhất là công đoạn vẽ hoa văn bằng sáp ong trên trang phục của người H’Mông đang dần bị mai một. Đồng bào H’Mông không còn dành nhiều thời gian cho việc may vá, mà đã chuyển sang dùng nhiều quần áo may sẵn hoặc chọn mua những loại vải có chất liệu rẻ tiền cắt sẵn để may.

Không đành lòng để nghề truyền thống bị mai một, bà con nơi đây đã cùng nhau tập hợp lại, thành lập các nhóm dệt, thêu để giữ nghề. Năm 2009, mô hình Tổ phụ nữ dệt thổ cẩm tại bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha đã được thành lập, hơn 20 hội viên là các chị em người Mông tham gia trên cơ sở phát huy khả năng chuyên môn sẵn có của mỗi hội viên.

Đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường

Năm 2019, nghề dệt thổ cẩm ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha được công nhận là nghề truyền thống. Chị Lý Thị Ninh, Tổ trưởng Tổ làng nghề dệt thổ cẩm ở bản Dề Thàng cho biết: “Hiện nay, làng nghề có 35 thành viên. Những năm qua, chúng tôi được Trung tâm Nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công mỹ nghệ Craft Link tại Hà Nội hướng dẫn kỹ thuật thêu dệt để tạo thành các sản phẩm đa dạng cung cấp ra thị trường. Các sản phẩm của chúng tôi giờ đã đa dạng hơn, như váy, áo, vỏ gối, khăn quàng, túi, ví... Các sản phẩm hiện không chỉ bán ở trong huyện, trong tỉnh mà còn được tiêu thụ ở nhiều địa phương khác, như: Hà Giang, Sa Pa (Lào Cai) và xuất khẩu sang thị trường châu Âu”.

Người giữ nghề thổ cẩm miền sơn cước
Các chị em phụ nữ trong Tổ được phân công sản xuất theo từng công đoạn. (Ảnh: NVCC)

Để nâng cao tay nghề cho các hội viên, Tổ dệt còn phối hợp Trung tâm dạy nghề của huyện Mù Cang Chải mở lớp tập huấn cho 26 chị em về nghề thêu dệt thổ cẩm, dệt khăn len, cải tiến mẫu mã, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. “Sản phẩm làm ra đến đâu đều được thu mua đến đấy. Trung bình mỗi tháng, mỗi chị em có thêm thu nhập 5-6 triệu đồng. Trong nhóm, chị em nào tranh thủ làm lúc rảnh rỗi cũng được 2-3 triệu đồng”, chị Lý Thị Ninh vui mừng cho biết.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố cốt lõi được các hội viên trong nhóm xác định phải luôn đảm bảo, ngoài ra, việc mở rộng thị trường, kết hợp lồng ghép việc giới thiệu sản phẩm vào các điểm du lịch tại địa phương cũng được các chị, em hướng tới để đảm bảo đầu ra ổn định. Chị Ninh cùng mọi người luôn tích cực tham gia các diễn đàn khởi nghiệp, các triển lãm nghề thủ công trên toàn quốc, đồng thời đẩy mạnh việc quảng bá trên mạng xã hội để nhiều người biết đến.

Bên cạnh đó, với mong muốn truyền nghề cho thế hệ sau, chị Lý Thị Ninh đã lên ý tưởng kết hợp với các trường học cho học sinh tập thêu. Năm 2019 có gần 50 học sinh tham gia thêu. Chị Ninh chia sẻ, thời gian tới, nếu được chính quyền địa phương hỗ trợ phối hợp với các trường học mở rộng các lớp tập dệt, thêu cho học sinh ngay tại làng nghề, chị sẽ cùng hội viên trực tiếp dạy cho các em.

Với những nỗ lực của các hội viên, Tổ làng nghề dệt thổ cẩm ở bản Dề Thàng nhiều năm liền được biểu dương, khen thưởng. Mới đây nhất, tháng 10/2020, tại lễ trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020 do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức, chị Lý Thị Ninh, Tổ trưởng Tổ làng nghề dệt thổ cẩm cũng đã xuất sắc là 1 trong 8 tác giả đạt Giải Tác động xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững với những đóng góp tích cực của mình trong việc lưu giữ, phát triển nghề dệt truyền thống ở địa phương và góp phần hiệu quả vào việc tạo thu nhập, đem lại sinh kế cho người dân nơi đây, đặc biệt là các chị em phụ nữ./.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 đối với các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Dự lễ trao tặng có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

(LĐTĐ) Vàng giao dịch trong phạm vi hẹp trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thị trường cũng trông đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tuần.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).

Tin khác

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

(LĐTĐ) Bệnh nhân nam N. V. T (56 tuổi, ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh) nhập Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

(LĐTĐ) Suốt hàng trăm năm qua, làng dệt Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn vang lên tiếng lách cách đặc trưng của khung dệt gỗ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại đây vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Xem thêm
Phiên bản di động