Nghề công tác xã hội trong bệnh viện: Nên được đào tạo bài bản
Chú trọng công tác xã hội, từ thiện | |
Cần nhân rộng mô hình điểm |
Nghề CTXH đảm đương nhiều việc
Hoạt động CTXH trong các bệnh viện ngày càng được đẩy mạnh, phát triển, nhằm hỗ trợ, chia sẻ và mang dịch vụ đến gần bệnh nhân hơn.Theo TS. Nguyễn Hồng Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết: Hiện nay, nhiều bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến quận huyện đã và đang thành lập Phòng/ tổ công tác xã hội, góp phần đáp ứng sự hài lòng của người bệnh và nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cán bộ phòng CTXH Bệnh viện Bạch Mai đang trao quà cho bệnh nhân. (Ảnh BVCC) |
Cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, trên thực tế hiện nay nhân lực làm CTXH tại các bệnh viện đảm đương khá nhiều việc. Họ không chỉ vận động tiếp nhận tài trợ, kết nối dịch vụ mà còn là người hỗ trợ tâm lý xã hội cho bệnh nhân; hỗ trợ tâm lý cho nhân viên y tế; hỗ trợ chăm sóc hàng ngày cho người bệnh; hỗ trợ pháp lý cho người bệnh; truyền thông quan hệ cộng đồng…Đồng thời, tăng cường kết nối và phát triển hợp tác giữa các cơ quan đơn vị và cá nhân có liên quan đến CTXH tại Việt Nam.
Đồng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hường, Trường CTXH, Giám đốc Carolia tại Việt Nam và Đông Nam Á cũng chia sẻ: Hiện nay, mục tiêu của nghề CTXH trong các bệnh viện là nhằm hỗ trợ các bệnh nhân khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Nhân viên CTXH đóng vai trò là “cầu nối” để hỗ trợ, giải quyết các mâu thuẫn xung đột giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với người bệnh và giữa người bệnh với nhân viên y tế.
Phát biểu tại hội thảo "CTXH trong bệnh viện: Hướng tới hiệu quả và công bằng trong chăm sóc toàn diện người bệnh” do Trường Đại học Y tế công cộng phối hợp với Nhóm học giả thuộc chương trình công bằng chăm sóc sức khỏe, Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức vừa qua, TS. Nguyễn Hồng Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết: Quyết định số 2514/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án “Phát triển Nghề Công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020” và Thông tư số 43/2015/TT-BYT quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện đã đánh dấu và tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển Nghề Công tác xã hội trong ngành Y tế. Đây cũng là một trong những hoạt động, nhiệm vụ nhằm đổi mới phong cách thái đội phục vụ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị toàn diện cho người bệnh. |
Đơn cử, trong nhiều năm qua, Phòng CTXH Bệnh viện Bạch Mai đã trở thành“điểm tựa” của bệnh nhân nghèo. Nhiều bệnh nhân khi tới đây chữa bệnh đã gặp khó khăn, bế tắc khi không còn tiền điều trị và trantg trải chi phí sinh hoạt…Phòng CTXH Bệnh viện đã làm cầu nối với những tấm lòng nhân ái, mạnh thường quân chia sẻ, giúp đỡ người bệnh.
Ngoài việc quản lý, điều phối nguồn lực trợ giúp các đối tượng chính sách, người bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phòng CTXH còn quản trị trang web của Bệnh viện và tham gia quản lý thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe, quan hệ công chúng, báo chí…
Đặc biệt, Phòng CTXH Bệnh viện còn tổ chức các hoạt động CTXH cộng đồng với các chuyến đi khám sàng lọc, tặng quà và học bổng cho học sinh nghèo… lồng ghép với công tác chỉ đạo tuyến về lĩnh vực CTXH tại các tỉnh; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đóng góp vào sự phát triển chung của lĩnh vực CTXH trong y tế.
Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Tuy nhiên TS. Nguyễn Hồng Sơn cũng thẳng thắn nhận định, đến thời điểm hiện tại, nhận thức của các bên liên quan (các nhà hoạch định chính sách, giảng viên/ nghiên cứu viên, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh và cộng đồng…), cũng như thái độ và kỹ năng của nhân viên CTXH trong bệnh viện còn hạn chế.
Bên cạnh đó, bộ máy hoạt động, chức năng nhiệm vụ và hoạt động CTXH ở các bệnh viện còn chưa có sự đồng nhất, trong khi các bằng chứng khoa học về các vấn đề có liên quan đến CTXH trong bệnh viện và giải pháp nâng cao năng lực và phát triển hệ thống này trong bệnh viện tại Việt Nam còn nhiều giới hạn.
Được biết, trong hệ thống các trường y hiện nay, Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị duy nhất trong cả nước đào tạo cử nhân CTXH định hướng chuyên biệt lĩnh vực y tế. Chương trình đào tạo của nhà trường được thiết kế nhằm cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản về CTXH và chăm sóc sức khỏe. Chương trình đào tạo này sẽ cung cấp nguồn nhân lực ở trình độ đại học có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, dịch tễ học; có kỹ năng nghề CTXH định hướng về hỗ trợ, tư vấn, chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương...
Bởi vậy, để nghề CTXH trong bệnh viện phát triển, theo ý kiến nhiều chuyên gia y tế cần thực hiện nhiều đồng bộ các giải pháp như nâng cao nhận thức về nghề này cho bệnh nhân và người dân. Bên cạnh đó chú trọng đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CTXH cho cán bộ y tế. Ngoài ra, cần xây dựng một mạng lưới cán bộ làm CTXH y tế, xây dựng mô hình CTXH tại các cơ sở y tế. Đồng thời tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế về lĩnh vực này.
Và để ngành CTXH phát triển đồng đều trong các bệnh viện tại Việt Nam, PGS. Nguyễn Ngọc Hường cho rằng hiện nay cần xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt về yêu cầu chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Đặc biệt, hiện nay ngành CTXH trong các bệnh viện đang phát triển theo hướng tự phát. Chính vì vậy chúng ta có thể chọn một bệnh viện có mô hình phòng CTXH hoạt động hiệu quả làm thí điểm để nhân rộng cho các bệnh viện khác học theo.
“Trong đó, bệnh viện thí điểm phải có mô hình chuẩn về mặt lý thuyết, về mặt cơ cấu, thực hành, đào tạo, nhân lực chuẩn… để nhân rộng cho các bệnh viện khác là cách nhanh nhất.Còn cứ để các bệnh viện phát triển nghề CTXH manh mún và tự đi học, sai đâu sửa đó thì rất lâu” PGS.Nguyễn Ngọc Hường cho biết thêm.
Tại Việt Nam, nghề CTXH trong bệnh viện chính thức được công nhận và phát triển từ năm 2010. Đứng về mặt chuyên môn để so sánh với các nước phát triển thì nghề CTXH trong bệnh viện của Việt Nam chưa hoàn thiện, nhưng so về mặt quyết tâm và nhận thức được tầm quan trọng của nghề CTXH thì nước ta lại đang đi trước các nước khác rất nhiều. Minh chứng là Việt Nam đang hoàn thiện Luật CTXH ngành Y tế để đưa vào sử dụng trong thực tiễn.
Nguyễn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40