Nghệ An: Những cư dân không làng

(LĐTĐ) Xí nghiệp Chế biến và Dịch vụ chè Thanh Mai (gọi tắt là Xí nghiệp chè Thanh Mai) đóng trên địa bàn xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương (Nghệ An), từ lâu, các đội sản xuất của đơn vị này hoạt động như mô hình đơn vị cấp xóm. Đến nay, Xí nghiệp chè Thanh Mai đã giải thể, khiến đội sản xuất cũng bị giải tán theo. Do chưa thành lập được xóm mới nên những cư dân ở đây phải chịu những thiệt thòi nhiều năm nay.
Nghệ An: Tạm dừng các tuyến vận tải khách đối với toàn bộ tuyến phía Nam và thêm 5 tuyến phía Bắc Nghệ An sẵn sàng đón công dân ở tâm dịch thành phố Hồ Chí Minh về quê Nghệ An và Hà Tĩnh bầu Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV của các tỉnh

Một mình xóm trưởng “gánh 3 vai chèo”

Xí nghiệp chè Thanh Mai trực thuộc Công ty Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An, được thành lập vào ngày 9/10/1998. Sau một thời kỳ hoàng kim, đến năm 2014, do sản xuất, kinh doanh không hiệu quả như trước kia, cùng với việc cổ phần hóa nên bị giải thể.

Trước đây, Xí nghiệp chè Thanh Mai có nhiều đội sản xuất, mỗi đội ngoài chức danh cán bộ để điều hành sản xuất, đội còn có chi hội cựu chiến binh, chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…Tuy nhiên, sau khi giải thể, các tổ chức này phần lớn tự giải tán, việc quản lý được giao về cho chính quyền xã Thanh Mai.

Chị Trần Thị Lan, nguyên Đội trưởng Đội sản xuất 12-9, sau khi Xí nghiệp chè Thanh Mai giải thể, chị sang làm xóm trưởng. Mang danh xóm nhưng thực chất đây là khu dân cư của đội sản xuất 12-9 cũ, hiện, xóm này có 83 hộ với 296 nhân khẩu. Vì để “nối dài cánh tay” của chính quyền đến với người dân, Ủy ban nhân dân xã Thanh Mai đã trích ngân sách hợp đồng với 3 cán bộ của các đội sản xuất cũ để làm xóm trưởng. Chị Lan là một trong 3 người được xã Thanh Mai hợp đồng làm xóm trưởng từ năm 2017, mỗi tháng xã trả 900 ngàn đồng thù lao.

Nghệ An: Những cư dân không làng
Chị Trần Thị Lan (áo đen, bên phải), nguyên Đội trưởng Đội sản xuất 12-9, Xí nghiệp chè Thanh Mai chia sẻ những khó khăn khi chuyển sang làm xóm trưởng.

Chị Lan cho biết, khi giải tán Xí nghiệp chè Thanh Mai, các tổ chức đoàn thể cũng bị giải tán. Chỉ trừ Chi hội Cựu chiến binh của đội 12-9 được chia nhỏ, sinh hoạt ghép vào các chi hội khác. Điều này, khiến chị Lan rất lúng túng khi triển khai công việc. Một mình làm cán bộ xóm nên hết thảy mọi việc từ lớn đến nhỏ đều đổ vai chị. Nữ trưởng xóm làm từ khâu thông báo, tuyên truyền chủ trương, chính sách của xã đến hướng dẫn cụ thể cư dân thực hiện. Chị theo dõi mọi hoạt động kinh tế, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, chế độ chính sách, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, …

Từ ngày giải thể đội sản xuất, mọi hoạt động phong trào của nơi đây gần như tê liệt. Còn các vị trí trưởng chi hội phụ nữ, chi đoàn thanh niên,… không còn ai đứng ra đảm nhận. Chỉ có ngày rằm Trung thu, Ủy ban nhân dân xã vẫn duy trì việc phát quà cho các cháu nhỏ. Nguồn quỹ xóm cũng không có, ngày lễ Đại đoàn kết nhiều năm nay xóm không tổ chức. Việc họp dân cũng rất khó, chỉ tổ chức khi có việc quan trọng vì thông báo trên loa rất ít người nghe bởi địa hình đồi núi. Do vậy, xóm trưởng phải lưu hết số điện thoại của tất cả các hộ dân để gọi khi cần. Những khi làm thẻ bảo hiểm, điều tra dân số, nhà ở, chi trả chế độ thì phải gọi từng nhà. Gian nan là khi họp để bình xét hộ nghèo vì liên quan đến quyền lợi trực tiếp của dân, một mình xóm trưởng phải làm các bước từ A đến Z.

Nghệ An: Những cư dân không làng
Người lao động của những đội sản xuất thuộc Xí nghiệp chè Thanh Mai mong muốn sớm thành lập xóm để được hưởng quyền lợi và làm trọn nghĩa vụ như những cư dân địa phương.

“Có lẽ lúc vất vả nhất là khi trong xóm có người mất. Mình phải đứng ra lo liệu phần lễ, đọc điếu văn, bố trí phân công người làm nhiều khâu. Mình là Trưởng ban Lễ tang cũng kiêm luôn cả ban viên, việc gì cũng phải tham gia. Thậm chí, không có người phải phải “điều” chồng đi để hỗ trợ”, chị Lan chia sẻ.

Mỏi mòn chờ xóm mới

Qua tìm hiểu, phóng viên còn được biết, trước đây, đất ở, đất vườn, đất sản xuất các hộ dân ở đây đều nhận đất giao từ Xí nghiệp Chè Thanh Mai. Dù ở hàng chục năm, nhưng theo quy định những hộ dân ở đây không ai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cho nên, mọi giao dịch liên quan đến thế chấp đất ở của gia đình hết sức khó khăn.

Một cư dân xóm 12-9 than thở, diện tích đất của mỗi hộ đang nằm chung trong diện tích đất của xí nghiệp trước đây, nên đất đai, vườn tược đều đang nằm trong bìa đỏ của tập thể. Người dân muốn vay ngân hàng cũng rất khó khăn về thủ tục. Phải đi lại nhiều để xin xác nhận các cơ quan liên quan làm thủ tục, vay được cũng nản. Chưa kể, nếu được thì ngân hàng cũng chỉ cho vay mức rất thấp vì họ sợ rủi ro sau này.

Được biết, sau khi giải tán Xí nghiệp chè, xã Thanh Mai đã tiếp nhận dân cư của đội sản xuất số 1, số 2 và đội 12-9 với 358 hộ, trên 1.200 khẩu. Từ năm 2014 đến nay, chính quyền các cấp vẫn chưa lập được xóm mới. Chưa có xóm, không có sự giúp sức từ các tổ chức đoàn thể ở cơ sở nên nhiều thông tin về chính sách của nhà nước đến với cư dân một cách chưa trọn vẹn. Việc quản lý cũng chỉ ở một mức độ nhất định, không sát sao như những xóm có đầy đủ mọi thành phần. Do đó, nghĩa vụ đóng góp của dân cũng không được thực hiện triệt để.

Nghệ An: Những cư dân không làng
Hiện nay, những hộ trồng chè của Xí nghiệp chè Thanh Mai đã thuộc quyền quản lý của xã Thanh Mai.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Hà Quang Thắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thanh Mai cho biết: “Do Xí nghiệp chè Thanh Mai chưa thanh lý hợp đồng liên đất đai, sản phẩm cây trồng đối với các hộ dân nên mọi khoản hỗ trợ thiệt hại do thiên tai trong nông nghiệp các hộ không được hưởng. Vì trên danh nghĩa đây vẫn là tài sản của tập thể. Do vậy, mặc dù năm nào, các xóm trưởng cũng thống kê thiệt hại trình lên xã đều không được chấp nhận.

Ngoài ra, do chưa có nhà văn hóa nên mỗi lần tổ chức họp xóm đều phải mượn nhà tập thể cũ để sinh hoạt cộng đồng. Để quản lý xã phải hợp đồng 3 người xem như là làm xóm trưởng. Dù biết là chưa đúng với quy định nhưng vẫn phải làm để tuyên truyền, đôn đốc về nghĩa vụ, để đưa chính sách đến với người dân. Các hộ dân rất thiệt thòi, đến này lễ, các xóm của xã tổ chức rầm rộ còn tại các khu dân cư thuộc Xí nghiệp chè thì im lìm. Không có đoàn thể thanh niên, phụ nữ,… nên các hoạt động không biết tô chức như thế nào. Duy chỉ có Chi Hội cựu chiến binh chia ra gửi hội viên đi xóm khác cũng để sinh hoạt”.

Đầu năm, xã đã làm tờ trình đề nghị sáp nhập các đội sản xuất cũ lập xóm mới gửi huyện Thanh Chương. Nhưng sau đó, điều chỉnh cắt 112 hộ của đội 1 nhập vào xóm Bắc Tràn; còn lại 246 hộ với gần 1.000 nhân khẩu của một phần đội 1, đội 3 và đội 12-9 nhập thành xóm mới lấy tên Xí Nghiệp nên phải làm lại tờ trình, tháng 6 vừa qua mới gửi đi. Đến nay, Xí nghiệp chè Thanh Mai vẫn chưa làm thủ tục để thanh lý hợp đồng liên quan đến đất và tài sản trên đất đối với các hộ nhận đất sản xuất trước đây nên khó cho việc quản lý đất đai chính quyền. Sau khi thành lập được xóm mới và các hợp đồng của đơn vị với cư dân đã được thanh lý, xã quy hoạch lại đất đai tại các xóm, ông Thắng cho biết thêm.

Về vấn đề này, ông Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương cho biết, đến nay, mọi thủ tục liên quan đến việc thành lập xóm đã hoàn thành và huyện đã trình lên Hội đồng nhân dân tỉnh. Quan điểm của huyện mong muốn sớm thành lập được các xóm để phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi của người dân.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động