Ngày Nhân quyền Thế giới 2021: Bình đẳng để thúc đẩy nhân quyền, chiến thắng đại dịch

Ngày 10/12 hằng năm là Ngày Nhân Quyền Thế giới. Chủ đề được Liên hợp quốc chọn cho ngày này năm 2021 là “Bình đẳng - Giảm bất bình đẳng, thúc đẩy nhân quyền”. Chủ đề bình đẳng đặc biệt có ý nghĩa khi thế giới vẫn đang chật vật với đại dịch COVID-19, làm lộ rõ tình trạng bất bình đẳng trong nhiều vấn đề liên quan.
Sự bình an của cộng đồng là thước đo nhân quyền Việt Nam tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025

Ý nghĩa của bình đẳng trong nhân quyền

Chú thích ảnh
Người tị nạn tại một trại tạm ở Aj Jabalen, Sudan ngày 15/9. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày Nhân quyền Thế giới là ngày đánh dấu sự kiện Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) năm 1948. Bản tuyên ngôn này là văn kiện mang tính bước ngoặt, tuyên bố các quyền bất khả xâm phạm của con người bất kể màu da, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, ngôn ngữ, quan điểm chính trị, nguồn gốc xã hội, địa vị…

Theo Liên hợp quốc, chủ đề năm 2021 liên quan tới vấn đề bình đẳng. Điều 1 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ghi rõ rằng “mọi con người sinh ra đều tự do và bình đẳng về quyền và nhân phẩm”. Do đó, Liên hợp quốc tin rằng các nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử là trọng tâm của nhân quyền.

Nguyên tắc bình đẳng cũng gắn với Nghị trình năm 2030 về các mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Tuy nhiên, đạt các mục tiêu phát triển bền vững không khả thi nếu không giải quyết và tìm giải pháp cho tình trạng phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức đang tác động tới những người dễ bị tổn thương nhất trong các cộng đồng. Một số hình thức phân biệt đối xử vẫn tồn tại trong mọi xã hội như phân biệt giới tính, sắc tộc, chủng tộc; phân biệt đối xử về cơ hội kinh tế, xã hội và cả phân biệt đối xử trong việc tiếp cận các cơ hội… Ở nhiều quốc gia, đói nghèo vẫn là một trong những hình thức tệ nhất của phân biệt đối xử, bất bình đẳng và đây cũng là biểu hiện của vi phạm nhân quyền.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, phân biệt đối xử là vấn đề có hại và gây ra bất bình đẳng. Do đó, Liên hợp quốc nhận định rằng bình đẳng, tính bao trùm và không phân biệt đối xử chính là cách tiếp cận dựa trên tôn trọng nhân quyền để phát triển và đó là cách tốt nhất để giảm bất bình đẳng.

Ngoài ra, mục tiêu phát triển bền vững số 10 của Liên hợp quốc là giảm bất bình đẳng trong từng quốc gia và giữa các quốc gia. Đây là một trong 17 mục tiêu do Liên hợp quốc đặt ra năm 2015.

Thực trạng bất bình đẳng trong đại dịch COVID-19

Theo đánh giá của Liên hợp quốc, dù có một số dấu hiệu tích cực trong vài chục năm qua, nhưng vẫn còn tình trạng bất bình đẳng trong từng quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Điều này lộ rõ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, làm tình trạng bất bình đẳng trầm trọng hơn ở nhiều quốc gia trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và y tế.

Chú thích ảnh
Giáo viên dạy học trực tuyến do sự bùng phát của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, ngày 10/2. Ảnh: THX/TTXVN

Báo cáo Quan sát Nhân quyền năm 2021 cho biết ước tính 90% trẻ em ở độ tuổi đi học trên thế giới bị gián đoạn học tập vì đại dịch COVID-19. Khi chuyển sang học trực tuyến, không phải học sinh nào cũng có đủ điều kiện về thiết bị và Internet để học tập. Tình trạng này cho thấy các chính phủ cần dành nhiều sự quan tâm và nguồn lực hơn nữa để giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong hệ thống giáo dục lộ rõ trong đại dịch COVID-19.

COVID-19 cũng khắc sâu thêm tình trạng bất bình đẳng đang tồn tại, tác động nặng nề nhất tới nhóm cộng đồng nghèo, những người dễ bị tổn thương. Đại dịch cũng cho thấy bất bình đẳng kinh tế và mạng lưới an sinh xã hội mong manh đã khiến nhiều cộng đồng chịu hậu quả của khủng hoảng COVID-19.

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn xa. Người giàu trên thế giới ngày càng giàu, trong khi người nghèo càng trở nên khó khăn. Báo cáo Bất bình đẳng thế giới do một mạng lưới các nhà khoa học xã hội thực hiện cho thấy giá trị tài sản mà các tỷ phú trên thế giới sở hữu trong năm 2021 chiếm 3,5% giá trị tài sản toàn cầu, cao hơn nhiều so với mức 2% khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020. Báo cáo cũng chỉ ra thực tế tình trạng nghèo đói tăng mạnh ở các quốc gia có mức độ bao phủ phúc lợi yếu hơn, trong khi ở Mỹ và châu Âu, các gói cứu trợ của chính phủ đã giúp hạn chế ảnh hưởng đối với nhóm thu nhập thấp hơn.

Đặc biệt trong đại dịch, bất bình đẳng thể hiện rõ ở vấn đề phân phối và tiếp cận vaccine COVID-19. Theo tờ Straitstimes, châu Phi chỉ có 10,4% dân số đã được tiêm một mũi vaccine. Trong khi đó, 64% dân số ở Bắc Mỹ và 62% dân số châu Âu đã được tiêm chủng đầy đủ. Còn tại châu Á, tỉ lệ tiêm chủng dù đã bứt tốc nhưng vẫn ở mức thấp.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản ngày 1/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nhà khoa học cảnh báo số lượng lớn dân số thế giới chưa được tiêm chủng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho virus đột biến và phát triển, tạo ra một biến thể mới tương tự Omicron. Các nhà phân tích và nhà dịch tễ học châu Phi đã rất phẫn nộ khi lục địa của họ bị “bỏ lại phía sau” trong chương trình tiêm chủng và phải hứng chịu hậu quả nghiêm trọng như hiện tại.

Tiến sĩ Ayoade Alakija, đồng Chủ tịch của Liên minh phân phối vaccine châu Phi, cho rằng sự xuất hiện của biến thể mới là hậu quả của việc thế giới không tiêm chủng một cách công bằng, khẩn cấp và nhanh chóng. Đó là hệ quả của hành động tích trữ vaccine của những nước thu nhập cao trên thế giới. Tiến sĩ Ayoade cũng cảnh báo: “Nếu chúng ta không giải quyết được tình trạng bất bình đẳng y tế toàn cầu, thế giới sẽ phải đối mặt với đại dịch tiếp theo và chúng ta sẽ không thể thoát khỏi chu kỳ này”.

Theo một nghiên cứu, trong khi các quốc gia có thu nhập cao đã mua được hơn 7 tỷ liều vaccine, thì các quốc gia có thu nhập thấp chỉ có thể mua được khoảng 300 triệu liều. Liên minh Y tá toàn cầu và Tiến bộ quốc tế cảnh báo việc phân phối vaccine bất bình đẳng bất công cho người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những người có nguy cơ mắc bệnh và lây lan COVID-19 cao.

Cùng lúc, bất bình đẳng kinh tế, chính trị, xã hội đã làm trầm trọng thêm tác động của đại dịch. COVID-19 cũng tác động mạnh tới những tiến bộ đã đạt được trong bình đẳng giới và quyền phụ nữ nhiều năm qua. Ở nhiều cộng đồng, tình trạng này đã khiến nhân quyền của phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng nặng nề.

Rõ ràng là đại dịch COVID-19 đã đẩy nhiều người khắp thế giới vào cảnh phải chịu bất bình đẳng, bất công nghiêm trọng. Trong bối cảnh các nước chật vật tìm giải pháp giải quyết hậu quả do COVID-19, chúng ta không thể phớt lờ nhân quyền vì nó là điều cốt lõi trong quá trình phát triển và tiến bộ của mọi người. Đảm bảo nhân quyền có thể giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, khủng hoảng, giúp loại bỏ bất bình đẳng, cho phép mọi người tham gia vào những quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của mình.

Do đó, Ngày Nhân quyền Quốc tế mỗi năm cần là lời nhắc nhở để các chính phủ, người dân, tổ chức xã hội dân sự, tổ chức nhân quyền và truyền thông khắp thế giới tiếp tục nâng cao nhận thức về nhân quyền, xây dựng các cộng đồng dựa trên bình đẳng. Đảm bảo bình đẳng, chống phân biệt đối xử, bảo vệ các quyền cơ bản của con người chính là sức mạnh và chìa khóa để phá vỡ các vòng luẩn quẩn của đói nghèo, kém phát triển, ngăn chặn xung đột và khủng hoảng trong một thế giới đầy biến động.

Theo Thùy Dương/baotintuc.vn

https://baotintuc.vn/the-gioi/ngay-nhan-quyen-the-gioi-2021binh-dang-de-thuc-day-nhan-quyen-chien-thang-dai-dich-20211208144436024.htm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024, sáng 14/7, tại vườn hoa Lạc Long Quân, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ cùng các nhà đồng hành phối hợp tổ chức Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ". Ngày hội thu hút sự tham gia của 7.000 người dân, sự kiện đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến 3 người tử vong

Thành phố Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến 3 người tử vong

(LĐTĐ) Trước khi vụ cháy xảy ra, đã có một tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả khu vực, sau đó lửa bao trùm cả căn nhà, người dân đã sử dụng hàng chục bình cứu hỏa mini để dập lửa nhưng bất thành.
Lan tỏa giá trị của Sen Hà Nội

Lan tỏa giá trị của Sen Hà Nội

(LĐTĐ) Tối 12/7, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tổ chức khai mạc “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh miền núi phía Bắc” năm 2024.
Gần 60.000 trẻ dưới 6 tuổi được cấp Căn cước

Gần 60.000 trẻ dưới 6 tuổi được cấp Căn cước

(LĐTĐ) Trong hơn 1 tuần từ khi triển khai Luật Căn cước, tính đến ngày 8/7, cơ quan Công an đã tiếp nhận 327.902 hồ sơ cấp Căn cước của công dân. Trong đó 59.224 hồ sơ cấp Căn cước cho công dân dưới 6 tuổi,...
Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

(LĐTĐ) Một máy bay của hãng Eva Air Boeing 777 từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan), trong lúc lăn ra đường băng đã lăn nhầm vào bến đậu, làm hư hỏng cột đèn chiếu sáng và làm móp cánh trái máy bay.
Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Sáng 1/7, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (tỉnh Nghệ An), Công an tỉnh Nghệ An tổ chức lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 1/7, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đã tới dự, chỉ đạo và động viên lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 29/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 93,42%.
Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại Hà Nội là mô hình nhân rộng ra toàn quốc

Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại Hà Nội là mô hình nhân rộng ra toàn quốc

(LĐTĐ) Trên cơ sở đánh giá thành công của thành phố Hà Nội, để triển khai rộng rãi trên toàn quốc, ngày 21/05/2024, Bộ Y tế đã ban hành Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID tại Quyết định số 1332/QĐ-BYT. Văn bản này tạo hành lang pháp lý, hướng dẫn cụ thể các các địa phương triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên VneID.
Xem thêm
Phiên bản di động