Sự bình an của cộng đồng là thước đo nhân quyền

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên mà vào ngày 13/11/2013 tại trụ sở Liên Hiệp quốc ở New York (Hoa Kỳ), với số phiếu rất cao Việt Nam đã trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Trong khoảng thời gian trên, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò, nhiệm vụ của mình, được tổ chức này và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Chính vì vậy, vừa qua Việt Nam đã nộp đơn tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với tư cách ứng cử viên của ASEAN.
Việt Nam tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 Việt Nam luôn bảo vệ, thúc đẩy quyền con người thông qua đối thoại và hợp tác Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Sự bình an của cộng đồng là thước đo nhân quyền
Ảnh minh họa

Không chỉ trước đây, trong lúc cả thế giới đã, đang “gồng mình” chống lại đại dịch Covid-19, thậm chí các nước phát triển như Mỹ, châu Âu và một số quốc gia khác, hệ thống y tế gần như bị tê liệt bởi quá nhiều người nhiễm Covid-19, số người chết cũng đạt con số kỷ lục, thì Việt Nam là một trong những quốc gia có thành tích phòng, chống đại dịch Covid-19 tốt nhất thế giới.

Đây không phải là “ta tự khen ta” mà chính Tổ chức Y tế thế giới, các nhà ngoại giao quốc tế, các hãng thông tấn nước ngoài nhận xét và đánh giá như vậy. Thậm chí, một số người nước ngoài đang làm việc tại nước ta cũng phải thốt lên: “May mắn được sống ở Việt Nam mùa đại dịch Covid-19”.

Xét ở góc độ “nhân quyền”, việc Việt Nam phòng, chống đại dịch Covid-19 một cách quyết liệt, mang lại hiệu quả cao cũng là góp phần quan trọng bảo vệ “quyền sống” của nhân dân - một trong những quyền cơ bản của con người. Ấy vậy, vừa qua Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) có trụ sở tại Hoa Kỳ đã có những cáo buộc thiếu căn cứ, thậm chí vu khống khi cho rằng, Việt Nam vi phạm nhân quyền trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Điển hình như việc hạn chế người dân tụ tập (nghĩa là vi phạm quyền tự do cá nhân- PV).

Là một quốc gia có bề dày truyền thống và kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai, dịch họa, cha ông ta từng đúc kết: “Phòng bệnh, hơn chữa bệnh”. Bởi thế, ngay từ tháng 3/2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, mặc dù các chuyên gia y khoa, các nhà khoa học thế giới “chưa định hình” rõ sự nguy hiểm của chủng virus Corona (SARS-CoVi-2), nhưng Chính phủ Việt Nam mà đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra mệnh lệnh “chống dịch, như chống giặc”, trong đó dùng các biện pháp: Thần tốc truy vết, khoanh vùng, dập dịch.

Nên nhớ virus SARS- CoVi-2 là đại dịch lây lan qua đường hô hấp với mức độ nhanh, nên trong bối cảnh thế giới chưa có vắc xin (tính lúc dịch bệnh bùng phát), chưa rõ nguyên nhân nguồn bệnh, thì việc hạn chế ở mức cao nhất lây lan trong cộng đồng là việc làm đúng đắn nhất, hiệu quả nhất.

Nếu HRW và một số nhà “nhân quyền” nhìn lại các quốc gia được cho là tự do nhân quyền, tự do tụ tập cái giá như thế nào. Suốt cả năm 2020, người nhập viện, người chết vì đại dịch nhiều “khủng khiếp”. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là người dân ra đường không tuân thủ đeo khẩu trang, tụ tập nơi công cộng quá nhiều, truy vết cũng không xong vì vướng “vi phạm đời tư”.

Sai lầm đó đã dẫn đến thảm họa, và khi nhận ra, lần đầu tiên trong lịch sử Chính phủ nhiều nước phương Tây phải thiết lập việc đeo khẩu trang nơi công cộng, cấm tụ tập, thực hiện giãn cách, phong tỏa xã hội. Ai vi phạm phạt rất nặng. Cách làm đó cũng chỉ vì mục tiêu duy nhất: Sức khỏe con người và sự bình yên của cộng đồng!

Nên nhớ rằng, khi bình yên, thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam luôn đặt quyền con người lên hàng đầu. Hiến pháp Việt Nam đã quy định rất rõ ràng. Tuy nhiên, khi có thiên tai, đặc biệt là dịch họa, quyền cá nhân không thể đặt lên trên quyền cộng đồng, xã hội. Thử hỏi, nếu Việt Nam không làm nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh mà để tự ý tụ tập, không truy vết theo kiểu “bảo đảm quyền tự do cá nhân” thì chúng ta có được bình yên thế này không?

Sức khỏe, tính mạng của người dân có được đảm bảo không? Bạn bè quốc tế khi đến và đang sinh sống ở Việt Nam mùa đại dịch Covid-19 toàn cầu được cảm giác may mắn và bình yên vì được sống tại đất nước rất đỗi an toàn này không? Trả lời VTV, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: "Có 2 khảo sát ở cấp độ toàn cầu về mức độ hài lòng của người dân với Chính phủ.

Việt Nam nằm trong nhóm đầu bảng vì người dân cho rằng Chính phủ đã chỉ đạo và đưa ra các giải pháp rất hiệu quả. Đây chính là câu trả lời rõ nhất vì sao Việt Nam đang rất thành công trong công tác dập dịch. Vì Chính phủ Việt Nam có được sự đồng thuận và niềm tin của người dân Việt Nam".

Dẫn chứng điều này để khẳng định chân lý, Việt Nam không vi phạm nhân quyền trong phòng chống đại dịch Covid-19. Và trên những gì đã được thế giới công nhận, Việt Nam có đủ niềm tin để ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

“Đại sứ” du lịch

“Đại sứ” du lịch

(LĐTĐ) Các cụ xưa có câu “đáng đồng tiền bát gạo”. Khi khách hàng, người tiêu dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ thì bên cung cấp phải đáp ứng các tiêu chí về giá thành, chất lượng, an toàn, hành xử văn hóa.
Lương tăng rồi, giá thì sao?

Lương tăng rồi, giá thì sao?

(LĐTĐ) Dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn, song để tiến tới hiện thực hóa mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, Chính phủ đã quyết định việc tăng lương theo lộ trình từ ngày 1/7 vừa qua. Người lao động mừng vì lương tăng, song cũng mong muốn Nhà nước có chính sách vĩ mô đủ mạnh để “ghìm cương” giá!
Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

(LĐTĐ) Việc Quốc hội thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ tạo hành lang pháp lý để Hà Nội có mọi yếu tố phát triển nhanh, bền vững hơn.
Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

(LĐTĐ) Trước đây, việc xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 1 dài khoảng 1.500km chỉ mất khoảng 2 năm (hoàn thành năm 1994). Nay việc triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối dự kiến chưa đến 1 năm sẽ hoàn thành. Với các dự án khác, xét về mặt thời gian là vấn đề đáng để nghĩ suy.
Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Luật Dược (sửa đổi), nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý. Điều này, góp phần giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước.
Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

(LĐTĐ) Công chức, viên chức rất mừng khi Bộ Nội vụ loan tin từ ngày 1/7 sẽ tăng lương cơ sở lên khoảng 30% (từ mức 1,8 triệu đồng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, để việc tăng lương tiến tới hiện thực hóa được mục tiêu “lương tối thiểu phải đáp ứng được các nhu cầu sống tối thiểu” đi kèm đó phải có những điều chỉnh về mặt “kỹ thuật” liên quan đến chính sách thuế.
Xứng đáng báo chí cách mạng

Xứng đáng báo chí cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 21/6, giới báo chí cả nước long trọng kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).
Học Bác cho bút sắc, lòng trong

Học Bác cho bút sắc, lòng trong

(LĐTĐ) Tại thời khắc đặc biệt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), những người làm báo Việt Nam thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới và cũng là Người đặt nền móng cho sự nghiệp vẻ vang báo chí nước nhà.
Tư duy mới, đột phá mới

Tư duy mới, đột phá mới

(LĐTĐ) Điều không thể phủ nhận, nếu ai đi xa đất nước hoặc Thủ đô Hà Nội, giờ có dịp quay về đều không khỏi ngỡ ngàng vì sự “thay da đổi thịt ”, tất cả đều có chung nhận định: Thay đổi khó tin. Nhưng bên cạnh niềm vui thì vẫn còn đó những trăn trở.
Cần giải pháp chống thất thu thuế kinh doanh online

Cần giải pháp chống thất thu thuế kinh doanh online

(LĐTĐ) Sự bùng nổ của công nghệ số, mạng xã hội, đồng nghĩa với việc kinh doanh online (gồm tổ chức, cá nhân) lên ngôi. Thế nhưng, có những cá nhân, doanh thu từ kinh doanh online lên cả trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng/tháng, nhưng lại “không hiểu” về nghĩa vụ đóng thuế hoặc cố tình trốn nộp thuế.
Xem thêm
Phiên bản di động