Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Là phóng viên chuyên trách mảng Lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội đến nay đã 24 năm, ngoài thực hiện tin, bài về chủ trương, chính sách, tôi còn có cơ duyên trở thành “chuyên gia bất đắc dĩ” trong vai trò là người dẫn chương trình các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến truyền thông về chính sách do Báo Lao động Thủ đô chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Báo Lao động Thủ đô đạt giải Nhì cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa” Phác họa sinh động Thủ đô Anh hùng tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Góp phần vào “sứ mệnh” đồng hành với công nhân lao động

Tôi có cơ duyên về ngôi nhà Lao động Thủ đô từ tháng 5/2016. Khi ở đơn vị cũ là Báo Lao Động, tôi đang theo dõi mảng Lao động việc làm - Công đoàn, nên khi về Lao động Thủ đô, tiếp tục được giao theo dõi mảng hoạt động này, với tôi khá “thuận tay”.

Còn nhớ khi mới về Báo được 5 ngày, ngày 7/5/2016, tôi được Ban Biên tập “tung” đi tác nghiệp tại buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức có chủ đề "Bầu cử - ngày hội lớn toàn dân". Buổi đối thoại được tổ chức nhằm tuyên truyền về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, đặc biệt là công nhân lao động trong việc tham gia bầu cử, thiết thực hướng tới ngày hội lớn của non sông - bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách
Nhà báo Lan Ngọc (trái ảnh) giao lưu với các nhân chứng lịch sử trong chương trình tọa đàm “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”.

Đó là lần đầu tiên tôi tham dự sự kiện, với công việc được giao là phỏng vấn cảm xúc của công nhân lao động tham dự. Chia sẻ với tôi, chị Đinh Thu Hà (công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam cho biết): Do việc đi học, đi làm khá bận mải, nên những lần bầu cử trước chị chưa hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong ngày hội lớn này. “Thường thì em chỉ biết đến điểm bầu cử để lựa chọn những đại biểu mà nói thật em không hiểu gì về họ nhiều lắm. Năm nay, khi nghe thông tin Báo Lao động Thủ đô tổ chức đối thoại - giao lưu về bầu cử, em đã đăng ký tham gia. Thông qua cuộc đối thoại lần này, em đã hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ, cũng như biết cách lựa chọn ai đủ đức, đủ tài để bầu vào Quốc hội cũng như Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ tới”, Hà chia sẻ.

Tâm sự của cô công nhân 26 tuổi, quê ở Tuyên Quang cho tôi cảm nhận bước đầu về hoạt động truyền thông rất thiết thực và ý nghĩa của Báo đang triển khai tới đoàn viên, công nhân lao động. Sau này, tôi được tiếp tục tham gia nhiều chương trình đối thoại, giao lưu trực tuyến do Báo tổ chức với các nội dung rất đa dạng, phong phú, về: Pháp luật lao động, điểm mới của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế… Từ những nội dung thiết thực, ý nghĩa trong truyền thông chính sách được Báo truyền tải, nhu cầu của Công đoàn các cấp tăng dần lên, theo đó tần suất các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến tăng đều qua các năm, đến những năm 2023, 2024 đã tăng lên 15-18 cuộc/năm.

Hạnh phúc khi được sẻ chia kiến thức

Với vốn kiến thức nhiều năm theo dõi chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lao động, công đoàn… tôi được lãnh đạo Báo tín nhiệm giao dẫn hàng chục chương trình các cuộc giao lưu trực tuyến. Trong vai trò là MC, tôi đã dẫn dắt, kết nối công nhân lao động với các chuyên gia là luật sư, giảng viên, cán bộ theo dõi, thực hiện chính sách… để chương trình đối thoại trong thời gian khoảng 2,5-3 giờ đồng hồ được liền mạch, thông suốt.

Trong hành trình thực hiện sứ mệnh đó, với trách nhiệm của một nhà báo - tôi và tập thể cán bộ, phóng viên Báo Lao động Thủ đô thực sự hạnh phúc khi được góp phần nhỏ bé của mình đồng hành, sẻ chia, nâng cao kiến thức về pháp luật lao động cho người lao động để họ tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực ra để chia sẻ trực tiếp, “ngay và luôn” về các chế độ, chính sách trước hội trường hàng trăm người tham dự không dễ, ngay kể cả với các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. Bởi kiến thức là vô hạn, những nội dung người lao động hỏi thì luôn rộng mở, nhiều nội dung mong muốn được giải đáp của người lao động nằm ngoài kịch bản và giới hạn chuyên đề của cuộc đối thoại. Tuy nhiên, với sứ mệnh đến để sẻ chia, giải đáp, nâng cao kiến thức về pháp luật lao động cho người lao động, tôi luôn cố gắng “lái” người lao động bám sát chủ đề giao lưu về: An toàn vệ sinh lao động; điểm mới của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động; phòng tránh tín dụng đen…

Quá trình dẫn dắt, tôi luôn cố gắng bổ sung, gợi mở thêm những nội dung liên quan để công nhân lao động chủ động hỏi, chuyên gia chủ động trao đổi, mở rộng thêm kiến thức về lĩnh vực đang đề cập. Nhiệm vụ chính của tôi khi làm MC là “múa phụ họa”, không để thời gian “chết” quá lâu tại sự kiện, tư vấn thêm về chủ đề, nội dung thiết thực, đặt ra những tình huống trên thực tế để người lao động đặt câu hỏi với chuyên gia. Để làm được đều đó, trước mỗi buổi đối thoại, tôi đều phải dành thời gian để nghiên cứu, cập nhật thêm kiến thức về chủ đề giao lưu.

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách
Nhà báo Lan Ngọc kết nối công nhân với chuyên gia tại buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức.

Còn nhớ, tại các phần giao lưu giữa buổi đối thoại (có tặng quà công nhân lao động), tôi thường hỏi đi hỏi lại tại rất nhiều một nội dung đó là chính sách thai sản đối với nam giới. Nhưng trên thực tế, không nhiều lao động nam, thậm chí cả lao động nữ hiểu rõ về quyền lợi của lao động nam/chồng mình khi vợ sinh con. Hay một nội dung rất sát sườn đối với người lao động đó tiền lương làm thêm giờ vào các ngày nghỉ, ngày lễ, Tết; số ngày nghỉ phép năm…

Trong những trường hợp trên, dù người lao động trả lời đúng hay sai, tôi đều tư vấn, mở rộng thêm về chính sách trên thực tế; hoặc nhờ các chuyên gia trao đổi thêm các tình huống để người lao động hiểu sâu, nắm chắc về quyền lợi của mình.

Những năm gần đây, pháp luật về lao động, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với luật pháp, công ước quốc tế và các bộ luật liên quan được chỉnh lý. Đó cũng là lý do Báo Lao động Thủ đô tăng cường phối hợp với các Công đoàn ngành, Liên đoàn Lao động các quận/huyện tổ chức các buổi giao lưu, đối thoại trực tiếp, truyền trực tuyến trên nền tảng của báo để truyền thông chính sách rộng rãi tới đông đảo người lao động.

Trong hành trình thực hiện sứ mệnh đó, với trách nhiệm của một nhà báo - tôi và tập thể cán bộ, phóng viên Báo Lao động Thủ đô thực sự hạnh phúc khi được góp phần nhỏ bé của mình đồng hành, sẻ chia, nâng cao kiến thức về pháp luật lao động cho người lao động để họ tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lan Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Vượt qua cấp trường, cấp cụm trường, 105 giáo viên xuất sắc nhất đã tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi Thành phố cấp trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Việc xây dựng danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” sẽ tạo ra những mô hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đa dạng, phong phú, có môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại. Xác định điều này, thời gian qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây không ngừng quan tâm, nâng cao chất lượng xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
Hà Đông: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

Hà Đông: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

Cùng với việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của tổ chức Công đoàn; quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho các Công đoàn cơ sở. Qua đó, khẳng định vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành cùng với các Công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tin khác

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Ban Chỉ đạo Thành ủy đã giao Đảng ủy UBND Thành phố chủ trì công việc này, phương án sắp xếp phải bảo đảm vừa đúng chỉ đạo của Trung ương, vừa giữ được những đặc trưng văn hóa, lịch sử của Thủ đô, đồng thời, bảo đảm không gian phát triển tốt nhất gắn với quy hoạch cho từng địa phương.
Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố. Dự thảo do Sở Nội vụ tiến hành xây dựng, căn cứ văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025

Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025

Tại hội nghị giao ban Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý I/2025, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã báo cáo về công tác quản lý đất đai tại các quận, huyện, thị xã trong quá trình từ nay đến khi hoàn thành việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Tiếp tục chương trình công tác tại Australia và New Zealand, từ ngày 31/3 đến ngày 3/4/2025, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố làm trưởng đoàn thăm và làm việc tại Australia.
Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Theo Bộ Tư pháp, 6 tháng đầu năm 2025, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt kết quả đáng khích lệ, đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW.
Hành trình khẳng định thương hiệu

Hành trình khẳng định thương hiệu

Trong nhiều lần thăm, làm việc với Báo Lao động Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Báo Lao động Thủ đô đối với sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô. Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình là tuyên truyền kịp thời, chính xác mọi mặt hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô và tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; đội ngũ cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô tự hào về tờ báo của mình.
32 năm chuyện của chúng tôi

32 năm chuyện của chúng tôi

Tính đến thời điểm này, Báo Lao động Thủ đô tròn 32 năm kể từ ngày phát hành số báo đầu tiên. Và năm nay, theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, cùng với hệ thống báo chí cả nước, trong đó các cơ quan báo chí Thủ đô sẽ được tổ chức lại để hoạt động theo mô hình mới. 32 năm qua, người đã nghỉ hưu, người chuyển cơ quan khác, song với “đại gia đình ngôi nhà Lao động Thủ đô” được làm việc, cống hiến tại địa chỉ 1A Yết Kiêu là cả quãng thời gian tươi đẹp. Chính nhờ Lao động Thủ đô mà mỗi người đều có những kỷ niệm đáng nhớ trong đời làm báo. Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32, Báo Lao động Thủ đô xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các bác, các anh, các chị và các cộng tác viên đã đồng hành với báo, đồng thời giới thiệu những “thước phim” của các cán bộ, phóng viên, người lao động đang làm việc tại Tòa soạn.
Niềm vui mỗi lần nhận giải

Niềm vui mỗi lần nhận giải

Với tôi, mỗi lần được nhận giải thưởng là một lần may mắn. Nhưng, cũng không thể phủ nhận, để tác phẩm được công nhận và giành giải thưởng ở cuộc thi nào đó là cả một hành trình không hề dễ dàng, rất tốn thời gian, tâm sức và cần nhiều sự ủng hộ từ Ban Biên tập tòa soạn cũng như đồng nghiệp trong cơ quan.
Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

“An cư, lạc nghiệp” là mong mỏi của hầu hết mọi người, và với công nhân lao động, đó cũng là một trong những mong mỏi lớn nhất. Những cuộc gặp gỡ, khảo sát, giao lưu, trò chuyện... cùng công nhân lao động cho thấy, nhu cầu được thuê, mua nhà ở xã hội thật sự rất bức thiết và khó khăn, nhất là trên địa bàn những thành phố lớn như Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động