Ngày mùng Một Tết, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa đón nhân dân vào viếng

(LĐTĐ) Theo thông báo từ Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mở cửa từ 8h-11h30 ngày 12/2, tức mùng Một Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Điều chỉnh thời gian tu bổ định kỳ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Chức năng, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Thêm 2 phố đi bộ quanh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày mùng Một Tết, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa đón nhân dân vào viếng
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: A.T)

Theo thông báo từ Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thứ Sáu, ngày 12/2/2021 (tức mùng Một Tết Nguyên đán), Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mở cửa đón tiếp nhân dân, khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời gian từ 8h-11h30.

Trong quá trình tổ chức lễ viếng, Ban Quản lý Lăng sẽ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất, Anh hùng giải phóng dân tộc, người chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, Danh nhân văn hoá của nhân loại đã đi vào cõi vĩnh hằng, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam và bầu bạn quốc tế.

Thể theo nguyện vọng thiết tha của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định: “Với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Hồ Chủ tịch, chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng mộ của Người”.

Ngày mùng Một Tết, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa đón nhân dân vào viếng
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn từ xa. (Ảnh: A.T)

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành vào năm 1975, gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của Lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang.

Bên ngoài Lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Xung quanh Lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Việt Nam.

Ngày nay quần thể Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những điểm du lịch rất hấp dẫn của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đặc biệt với các người con ở các tỉnh thành mỗi khi họ về thăm Hà Nội. Nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam, đứng trước Lăng của Người đã có cảm nhận: Hiếm có lãnh tụ nào trên thế giới được nhân dân mến mộ như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để bảo đảm cho nhân dân và khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã xây dựng kế hoạch, triển khai lực lượng, bảo đảm an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm, các hoạt động trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thăm động viên và tặng quà nhân sự vận hành tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội

Thăm động viên và tặng quà nhân sự vận hành tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 12/8, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức thăm, động viên và tặng quà nhân sự vận hành tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội. Đây là một trong những tuyến Metro vận tải hành khách khối lượng lớn, có tầm ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Thủ đô và được vận hành bởi đội ngũ công nhân lao động thuộc Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro).
Ý nghĩa cuộc thi vẽ tranh “Chuyến xe chắp cánh ước mơ con”

Ý nghĩa cuộc thi vẽ tranh “Chuyến xe chắp cánh ước mơ con”

(LĐTĐ) Cuộc thi vẽ tranh “Chuyến xe chắp cánh ước mơ con” do Lalamove tổ chức, đã thu hút sự tham gia đông đảo của các đối tác tài xế và con nhỏ. Sự kiện diễn ra tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, với sự góp mặt của các gia đình đối tác tài xế đang hoạt động tại Thành phố và các khu vực lân cận.
EVNNPC chủ động trước bão lũ để xử lý nhanh nhất những sự cố về điện

EVNNPC chủ động trước bão lũ để xử lý nhanh nhất những sự cố về điện

(LĐTĐ) Tháng 7/2024, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân 27 tỉnh phía Bắc. Bước vào đầu tháng 8/2024, tình hình thời tiết bất thường, mưa giông kéo dài gây sạt lở, lũ quét đã ảnh hưởng đến lưới điện, EVNNPC luôn chủ động sẵn sàng huy động nhân lực, vật tư, thiết bị để ứng cứu và khắc phục nhanh sự cố, kịp thời khôi phục cung cấp điện cho khách hàng.
Kiểm tra công tác cho vay, sử dụng nguồn vốn vay Công đoàn tại huyện Thạch Thất

Kiểm tra công tác cho vay, sử dụng nguồn vốn vay Công đoàn tại huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Ngày 12/8, đồng chí Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Quỹ Trợ vốn), Trưởng Tiểu ban xét duyệt vay vốn từ nguồn Quỹ Quốc gia về việc làm đã có buổi kiểm tra công tác cho vay và sử dụng vốn vay tại huyện Thạch Thất. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Quỹ Trợ vốn.
OMODA C5 đạt chứng nhận 5 sao về an toàn của ASEAN NCAP

OMODA C5 đạt chứng nhận 5 sao về an toàn của ASEAN NCAP

(LĐTĐ) OMODA C5 đã đạt được xếp hạng 5 sao tối đa trong bài kiểm tra va chạm của ASEAN NCAP (Chương trình đánh giá xe mới cho các quốc gia Đông Nam Á). OMODA C5 đã đạt được tổng điểm là 88,64. Trước đó, OMODA C5 cũng đạt xếp hạng 5 sao cao nhất của EURO NCAP.
VietinBank và MUFG “kết nối kinh doanh toàn cầu” cho gần 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước

VietinBank và MUFG “kết nối kinh doanh toàn cầu” cho gần 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Ngày 8/8 tại TP.HCM, gần 100 doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đã tham gia sự kiện “Kết nối kinh doanh toàn cầu 2024” nhằm mở rộng mạng lưới đối tác, tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường. Sự kiện do VietinBank phối hợp đối tác chiến lược MUFG tổ chức.
Đề xuất hai phương án về lập quy hoạch khoáng sản

Đề xuất hai phương án về lập quy hoạch khoáng sản

(LĐTĐ) Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, nội dung trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản được thể hiện trong dự thảo Luật theo 2 phương án: Phương án 1 là giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, còn phương án 2 là giao Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng lập quy hoạch khoáng sản.

Tin khác

Phở Nam Định được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phở Nam Định được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(LĐTĐ) Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Phở Nam Định”. Quyết định này không chỉ ghi nhận giá trị văn hóa độc đáo của món ăn truyền thống, mà còn mở ra cơ hội to lớn cho việc bảo tồn và phát triển di sản ẩm thực Việt Nam.
Dấu ấn sáng tạo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Dấu ấn sáng tạo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 10/8, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội, đã diễn ra lễ trao giải Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Ấn tượng Lễ hội Tôm hùm Cam Ranh 2024

Ấn tượng Lễ hội Tôm hùm Cam Ranh 2024

(LĐTĐ) Tối 9/8, Ủy Ban Nhân Dân (UBND) thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tôm hùm Cam Ranh 2024 với chủ đề “Vịnh xanh bừng sáng” thu hút hàng nghìn du khách đến tham dự.
Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Công Quang được chọn làm biểu trưng sự kiện 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Công Quang được chọn làm biểu trưng sự kiện 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Công Quang đã được Hội đồng Giám khảo của Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô thống nhất xếp hạng cao nhất và được chọn làm biểu trưng chính thức của dịp này. Lễ trao giải và triển lãm sẽ diễn ra sáng 10/8 tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.
Hà Nội: Nhiều hoạt động nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Nhiều hoạt động nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Hà Nội đang sôi nổi với hàng loạt cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật nhằm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Các hoạt động này không chỉ hướng tới việc tôn vinh lịch sử hào hùng của Thủ đô mà còn thực hiện các chương trình, Chỉ thị của Thành ủy về phát triển văn hóa và xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Vu Lan

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Vu Lan

(LĐTĐ) Lễ Vu Lan diễn ra vào rằm tháng Bảy âm lịch, là một ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, gợi nhắc mọi người về công ơn cha mẹ và tổ tiên. Nguồn gốc từ câu chuyện Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ, lễ này khuyến khích tinh thần tri ân và đền ơn đáp nghĩa trong xã hội.
Lan tỏa nét đẹp trong văn hóa hiếu đạo của người Việt

Lan tỏa nét đẹp trong văn hóa hiếu đạo của người Việt

(LĐTĐ) Sáng 8/8, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức họp báo Chương trình nghệ thuật đặc biệt vu lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành” năm 2024.
Quy tắc ứng xử - chìa khóa xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Quy tắc ứng xử - chìa khóa xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Việc triển khai Quy tắc ứng xử (QTƯX) ở huyện Gia Lâm và quận Long Biên đang góp phần hình thành nên lối ứng xử văn minh của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan công sở và người dân tại nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trong quá trình thực hiện QTƯX.
"Bản hùng ca bất diệt” - Tri ân anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

"Bản hùng ca bất diệt” - Tri ân anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

(LĐTĐ) Ngày 11/8, tại tỉnh Quảng Trị sẽ diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Bản hùng ca bất diệt", một sự kiện ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động tri ân, đền ơn, đáp nghĩa năm 2024 và kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.
Phố thoảng hương nhài

Phố thoảng hương nhài

(LĐTĐ) Nơi phố thị xe cộ tấp nập, những ngả đường trải dài nắng vàng, bất chợt gió đưa hương nhài thơm dịu nhẹ, thuần khiết níu chân người bước chậm lại. Mùi hương thoang thoảng trong gió vừa thân thương vừa trong trẻo như đưa ta trở về với con người ban sơ trong chính mình.
Xem thêm
Phiên bản di động