Nên thu hồi đất để xây trường

Năm học mới chuẩn bị bắt đầu, những phụ huynh có con thi đỗ vào lớp 10 trường công lập phần nào thở phào nhẹ nhõm vì đã qua được kỳ thi “gay cấn” nhất, thậm chí quan trọng hơn kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông làm căn cứ cho học sinh xét tuyển vào đại học. Song đối với những gia đình có thu nhập thấp, con không đỗ trường công, phải học trường tư lại là vấn đề…
Quận Đống Đa kiến nghị thanh tra, thu hồi đất vi phạm để xây dựng trường học Điều chỉnh cục bộ quy hoạch 3 khu đất xây trường học tại quận Long Biên
Nên thu hồi đất để xây trường
Ảnh minh họa.

Với quyết tâm dồn lực để nuôi các con ăn học, hy vọng sau này con cái không phải vất vả như mẹ, chị Trâm đang làm công việc bán hàng ăn sáng tại một ngõ nhỏ trên phố Thái Thịnh tâm sự: “Bao nhiêu thu nhập từ cái quán ăn này cũng đều đầu tư cho con ăn học. Cháu học cũng được, vậy mà kỳ thi vào lớp 10 vừa rồi lại bị trượt, không đủ điểm vào trường công nên đành phải học trường tư. Đau đầu vấn đề tài chính lắm”! Rồi chị ước, giá những khu đất công, những nhà máy di dời ra ngoại thành, mà mỗi quận giành lấy một khu để xây trường cho các cháu học, áp lực về thi, về tài chính đối với những người lao động có thu nhập vốn thấp như chúng tôi sẽ không lớn.

Tâm sự của chị Trâm cũng là vấn đề mà Lao động Thủ đô cũng từng đề cập. Câu chuyện tuyển sinh đầu cấp “bỗng nhiên” trở thành đề tài “nóng” trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Lý do thật đơn giản: Dân số cơ học tăng quá nhanh, song hệ thống trường công lại không đáp ứng được, vì hầu như quận nào trong nội đô cũng bị thiếu đất (chưa bàn đến yếu tố cơ chế). Vậy vấn đề đặt ra, chúng ta có nên tiếp tục duy trì thực trạng “nóng” trong công tác tuyển sinh đầu cấp hay không? Nghĩa là chấp nhận việc “chọi” vào hệ thống trường công như hiện tại để (có thể) nâng cao chất lượng đầu vào, hay cần “phủ sóng” trường công?

Trả lời câu hỏi này, đa số chuyên gia, phụ huynh đều mong muốn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng, cần xây dựng thêm trường để con em được học ở hệ thống trường công. Nhưng mấu chốt là đất đâu, trong bối cảnh quỹ đất ở các quận nội đô hầu như không còn? Khi chắp bút cho bài viết này, người viết đọc được trên hệ thống báo chí thông tin về cuộc làm việc của Ban chỉ đạo về việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chủ trì ngày 9/8, trong đó có thông tin đáng chú ý từ báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Kế hoạch- Đầu tư là toàn Thành phố hiện có khoảng hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, nhưng đang chậm triển khai với diện tích lên đến hàng trăm ha. Tại hội nghị này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đề nghị các sở, ngành, quận, huyện lên phương án cụ thể để xử lý từng dự án chậm triển khai.

Nhân sự kiện này, cá nhân người viết cũng như một số ý kiến người dân đề xuất, thành phố Hà Nội với chức năng và thẩm quyền của mình, nên chăng rà soát trong số 700 dự án trên, dự án nào có quy mô về diện tích không thể triển khai hoặc không cần thiết triển khai kiên quyết thu hồi, đồng thời quy hoạch lại để nhường đất cho việc xây trường học. Nếu vượt thẩm quyền, thì xin ý chỉ đạo của Chính phủ hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nếu trong thời gian ngắn, 3-4 năm tới, chỉ cần mỗi quận nội đô có thêm 1-2 trường xây mới sẽ góp phần giải quyết tương đối câu chuyện thiếu trường, lớp đông như hiện nay.

Lê Hà
Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Mùa rét ngọt năm ấy

Mùa rét ngọt năm ấy

Những ngày cuối Xuân, trời ửng lên ánh hồng của nắng, có những buổi chiều muộn, tôi đã cảm thấy rất hân hoan khi bắt đầu được ngắm trọn cảnh đẹp hoàng hôn phía chân trời xa xa, cái nắng nhè nhẹ của mùa Hạ đã ngấp nghé gọi cửa mang theo sự tươi mới trong thời khắc giao mùa ấy.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
60 cán bộ, công chức xin nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ kinh phí hơn 75 tỷ đồng

60 cán bộ, công chức xin nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ kinh phí hơn 75 tỷ đồng

Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An đã có văn bản đề nghị Sở Tài chính thẩm định, cấp kinh phí hỗ trợ đối với 60 cán bộ, công chức tại Nghệ An có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước.
Cải tiến thủ tục xét duyệt thị thực cho khách du lịch vào Việt Nam

Cải tiến thủ tục xét duyệt thị thực cho khách du lịch vào Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.
LĐLĐ quận Đống Đa biểu dương 74 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

LĐLĐ quận Đống Đa biểu dương 74 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Sáng 10/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức Hội nghị biểu dương cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá giai đoạn 2023-2024. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố; đồng chí Đinh Trường Thọ, Bí thư Quận ủy Đống Đa tham dự Hội nghị.
Hà Nội ra mắt mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí

Hà Nội ra mắt mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí vừa được ra mắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.

Tin khác

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển

Kết quả là thước đo công việc (xét cả phương diện lãnh đạo, quản lý). Nên năm 2024 lần đầu tiên thành phố Hà Nội thu ngân sách dẫn đầu cả nước đạt gần 512 ngàn tỷ đồng là minh chứng sinh động về sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố đứng đầu là Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và sự điều hành năng động của các cấp chính quyền cũng như quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị.
GDP và đời sống nhân dân

GDP và đời sống nhân dân

GDP tăng thì đời sống nhân dân phải tăng. Đó là nguyên lý của kinh tế chính trị học và cũng là quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xem thêm
Phiên bản di động