Nâng cao nhận thức phòng, chống buôn người

(LĐTĐ) Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn thành phố Hà Nội đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và đạt kết quả khá toàn diện. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của loại tội phạm mua bán người hiện nay, cần triển khai đồng bộ, mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
nang cao nhan thuc phong chong buon nguoi Nhiều phụ nữ bị bán sang Campuchia làm gái mại dâm
nang cao nhan thuc phong chong buon nguoi Đàn ông cũng sập bẫy “má mì”
nang cao nhan thuc phong chong buon nguoi Tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm mua bán người

Diễn biến phức tạp

Hà Nội là Thủ đô cũng là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Nhờ điều kiện thuận lợi đó, Hà Nội đang từng bước phát triển kinh tế - xã hội, thu hút nhiều sự đầu tư trong nước và ngoài nước, nhiều dự án trọng điểm của các nhà đầu tư lớn đã và đang được triển khai, góp phần phát triển kinh tế thành phố, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đó, hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp, trong đó có tội phạm mua bán người.

Buôn bán người được định nghĩa là buôn bán tình dục trong đó hoạt động mại dâm bị ép buộc bằng vũ lực; lừa gạt hoặc cưỡng ép, hoặc người tham gia hành vi đó chưa đủ 18 tuổi; hoặc tuyển dụng, chứa chấp, vận chuyển và quản chế một người nào đó để bóc lột sức lao động hay làm dịch vụ thông qua việc sử dụng vũ lực, lừa gạt, hoặc cưỡng ép với mục đích ép buộc lao động khổ sai, để trừ nợ, gán nợ, hoặc làm nô lệ.

nang cao nhan thuc phong chong buon nguoi
Lực lượng chức năng Việt Nam và Trung Quốc thực hiện bàn giao nạn nhân mua bán người qua biên giới. (Nguồn ảnh: Dantri)

Theo quan điểm của cộng đồng, đây là một vấn đề xuyên quốc gia và là một loại tội phạm tiềm ẩn. Loại tội phạm này đang lan rộng khắp thế giới và đem lại lợi nhuận cao. Liên Hợp Quốc ước tính rằng mỗi năm có 7 trăm nghìn đến 4 triệu phụ nữ và trẻ em bị buôn bán trên toàn thế giới với mục đích ép buộc bán dâm, lao động và các hình thức bóc lột khá

Theo báo cáo của cơ quan Công an, trong năm 2019, toàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 5 vụ án mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi, cơ quan Công an bắt giữ 12 đối tượng, xác định 8 nạn nhân. Trong đó có 5 nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi. Nạn nhân là người ngoại tỉnh có 5 người, 3 nạn nhân là người Hà Nội.

Nạn nhân sau khi được giải cứu là trẻ em dưới 16 tuổi được cơ quan Công an bàn giao cho Trung tâm Bảo trợ xã hội số III Hà Nội để chăm sóc, nuôi dưỡng. Nạn nhân trên 16 tuổi là người ngoại tỉnh sau khi được giải cứu, cơ quan Công an bàn giao cho các địa phương đưa về nơi cư trú.

Cũng trong năm 2019, tổ chức trẻ em Rồng Xanh và Trung tâm Phụ nữ và Phát triển có trụ sở đóng trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ cho 45 nạn nhân bị mua bán trở về, trong đó có 10 nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam. Cụ thể, trên địa bàn huyện Ứng Hòa có 2 nạn nhân bị mua bán trở về, đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ứng Hòa hỗ trợ, giúp đỡ mỗi nạn nhân 3 triệu đồng và giới thiệu nạn nhân tham gia lớp học nghề để ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội cũng đã phối hợp với Tổ chức trẻ em Rồng Xanh tiếp cận 2 nạn nhân nữ là người Hà Nội bị mua bán trở về để giúp đỡ nạn nhân trong việc học nghề, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống. Hiện có 1 nạn nhân đã được Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh hỗ trợ và đang tham gia lớp học nghề pha chế.

Nạn nhân còn lại không có điều kiện để tham gia học nghề được vì có con nhỏ và không có người chăm sóc, đã được địa phương hỗ trợ giải quyết các thủ tục pháp lý như cấp lại giấy khai sinh, hiện đang làm thủ tục chuyển họ mẹ cho các con theo nguyện vọng của nạn nhân.

Chủ động phòng chống

Từ thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, các đối tượng thực hiện hành vi mua bán người có xu hướng hoạt động liên tỉnh, liên kết với các đối tượng ở nhiều địa phương và với người nước ngoài để hình thành các đường dây tội phạm khép kín.

Trong năm 2019, toàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 5 vụ án mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi, cơ quan Công an bắt giữ 12 đối tượng, xác định 8 nạn nhân. Trong đó có 5 nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi.

Nạn nhân là người ngoại tỉnh có 5 người, 3 nạn nhân là người Hà Nội. Nạn nhân sau khi được giải cứu là trẻ em dưới 16 tuổi được cơ quan Công an bàn giao cho Trung tâm Bảo trợ xã hội số III Hà Nội để chăm sóc, nuôi dưỡng. Nạn nhân trên 16 tuổi là người ngoại tỉnh sau khi được giải cứu, cơ quan Công an bàn giao cho các địa phương đưa về nơi cư trú.

Các đối tượng này thường sử dụng các phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi như thông qua con đường hợp pháp hoặc bất hợp pháp trở về Việt Nam, sau đó lợi dụng mối quan hệ họ hàng, quen biết ở các vùng nông thôn trên địa bàn thành phố để dụ dỗ, hứa hẹn tìm kiếm việc làm ở những nơi có thu nhập cao, cuộc sống nhàn hạ, sau đó đưa thẳng lên biên giới chuyển cho đồng bọn bán sang Trung Quốc.

Nạn nhân thường bị ép làm gái mại dâm, làm vợ bất hợp pháp hoặc cưỡng bức lao động, nếu muốn về nước phải bỏ một lượng tiền lớn để chuộc. Đặc biệt hiện nay, tội phạm mua bán người có xu hướng lợi dụng các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook…, các trò chơi trực tuyến trên Internet để làm quen, kết bạn, tạo dựng lòng tin, quan hệ yêu đương với các cháu gái có hoàn cảnh khó khăn, thiếu sự quản lý của gia đình để lừa bán ra nước ngoài. Sau khi gây án các đối tượng thường bỏ trốn ra nước ngoài gây khó khăn cho công tác xác minh, điều tra, truy bắt đối tượng của các cơ quan chức năng…

Trước tình hình đó, các cấp chính quyền xác định một trong những công tác trọng tâm trong đấu tranh với tội phạm mua bán người là tuyên truyền, giáo dục pháp luật tới người dân, nhằm nâng cao nhận thức, tạo hiệu quả trong hoạt động phòng ngừa.

Theo đó, Sở lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Tiểu đề án 2 - Đề án 3 Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2019. Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác phòng, chống mua bán người. Đề nghị Phòng Lao động Thương binh Xã hội các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê số nạn nhân bị mua bán trở về, thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với tội phạm mua bán người trên địa bàn, thành phố Hà Nội đã đưa ra một số các biện pháp như: Chỉ đạo Chi cục Phòng, chống Tệ nạn xã hội phối hợp làm việc với Tổ chức trẻ em Rồng Xanh, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đóng trên địa bàn Thành phố để nắm bắt thông tin số nạn nhân bị mua bán trở về và công tác hỗ trợ nạn nhân, để thống nhất trong việc triển khai thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; Phối hợp với Công an Thành phố nắm bắt thông tin, danh sách nạn nhân bị mua bán trở về thông qua việc tiếp nhận đơn trình báo hoặc giải cứu để có biện pháp tiếp cận, hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân.

Đặc biệt, các cấp chính quyền cũng coi trọng việc tiếp cận, giúp đỡ hỗ trợ nạn nhân là người Hà Nội bị mua bán trở về được học nghề, tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống. Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức các Hội nghị tuyên truyền về phòng, chống mua bán người và công tác hỗ trợ nạn nhân cho cán bộ và người dân tại các xã trên địa bàn để nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phòng ngừa và không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động