Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, chú trọng các sản phẩm đặc sản vùng miền
Huyện Thanh Trì: Có thêm 6 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao Phụ nữ huyện Mê Linh tích cực xây dựng nông thôn mới |
Đối với việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội chủ trương đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình theo định hướng phát triển Thành phố với quan điểm, mục tiêu tổng quát là: Xây dựng nông thôn mới cần thực chất hơn, thiết thực hơn hơn, hiệu quả và bền vững hơn gắn liền với quá trình đô thị hóa, có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc, nông thôn mới văn minh và hiện đại.
Trong năm 2023, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. (Ảnh minh họa: Lương Hằng). |
Với chương trình OCOP, trên cơ sở kết quả đã đạt được của năm 2022, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm đã được cấp sao. Chú trọng phát triển các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm truyền thống của địa phương, làng nghề có thương hiệu đặc biệt là sản phẩm có sự tham gia của đông đảo cộng đồng. Hỗ trợ, phát triển, mở rộng quy mô thị trường tiêu thụ trong nước, xúc tiến xuất khẩu đối với các sản phẩm OCOP.
Cùng với đó, phát triển, nâng cấp, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng ít nhất khoảng 400 sản phẩm mới. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm từ ý tưởng, sản phẩm đặc sản phẩm vùng miền, làng nghề có thương hiệu, sản phẩm có sự tham gia đông đảo của cộng đồng.
Phấn đấu có 20 sản phẩm được tham gia đánh giá và phân loại sản phẩm cấp quốc gia theo quy định; đánh giá, phân loại lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định và tham mưu UBND Thành phố ban hành chính sách đồng bộ hỗ trợ các chủ thể phát triển, nâng cấp sản phẩm để tham gia dự thi các chương trình OCOP.
Để đạt được những yêu cầu trên, trong năm 2023, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú trên trên các phương tiện thông tin truyền thông, mạng xã hội về phương pháp, bước đi, cách làm, gương điển hình tiên tiến hoặc phê phán, phản ánh kịp thời những địa phương, những đơn vị còn hạn chế... trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Đồng thời đẩy mạnh đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn lực đối với cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới; cán bộ quản lý Chương trình OCOP tại các cấp (Thành phố, huyện, xã), các nhà quản lý tổ chức kinh tế (CEO), hộ sản xuất, hợp tác xã, trang trại...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản
Nông thôn mới 17/07/2024 20:43