“Nâng bước” học sinh trong năm học đặc biệt
Hơn 2,1 triệu học sinh Thủ đô dự lễ Khai giảng năm học 2021-2022 Học sinh Thủ đô hân hoan trong lễ Khai giảng năm học mới đặc biệt |
Hỗ trợ tối đa cho học sinh
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngành Giáo dục Thủ đô xác định việc tổ chức dạy học trực tuyến là giải pháp cần thiết, phù hợp nhất để bảo đảm an toàn cho học sinh, đồng thời đạt mục tiêu hoàn thành chương trình đạt yêu cầu. Theo kế hoạch, từ ngày 6/9, học sinh các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và học viên Giáo dục thường xuyên trên địa bàn đã chính thức bước vào chương trình học tập năm học 2021-2022 theo hình thức trực tuyến. Riêng với lớp 1, từ ngày 1 đến ngày 12/9, giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh làm quen với việc học trực tuyến; từ ngày 13/9 (nếu học sinh chưa được trở lại trường) sẽ bắt đầu dạy học trực tuyến theo chương trình với thời lượng tối đa 3 tiết/ngày.
Học sinh Hà Nội học trực tuyến. |
Ghi nhận chung, các nhà trường đều tiến hành tổ chức dạy học theo thời khóa biểu đã xây dựng. Hầu hết học sinh đã quen với hình thức học tập trực tuyến nên không bỡ ngỡ. Em Trần Nguyễn Thu Trang (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Cầu Giấy, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Dù việc học trực tuyến có nhiều bất tiện song đây là phương án tối ưu để chúng em được an toàn trong tình hình dịch bệnh phức tạp. Em sẽ khắc phục khó khăn, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch”.
Việc dạy học trực tuyến khiến giáo viên vất vả nhiều hơn, nhất là trong việc xây dựng giáo án và quản lý lớp học để bảo đảm việc học tập của học sinh đạt hiệu quả. Tuy nhiên, tinh thần chung của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đều cố gắng khắc phục. Các nhà trường tiếp tục dành sự quan tâm, hỗ trợ tối đa cho học sinh, duy trì dạy tốt, học tốt. Tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), nhà trường cập nhật tình hình sức khỏe của học sinh hằng ngày và chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với từng cấp độ cụ thể của dịch. Bên cạnh đó, nhà trường cũng có kế hoạch riêng về dạy học, bồi dưỡng cho hơn 400 học sinh lớp 9 để các em tự tin, yên tâm bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10.
Theo Trưởng phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy Phạm Ngọc Anh, Phòng đã chỉ đạo các nhà trường trên địa bàn chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch năm học linh hoạt để ứng phó với diễn biến của dịch Covid-19. Cùng với việc tổ chức dạy học trực tuyến, các nhà trường cũng thường xuyên nắm bắt tình hình sức khỏe của học sinh và sẵn sàng mọi điều kiện để đón học sinh quay trở lại trường an toàn, khi dịch được kiểm soát.
Được biết, để giảm gánh nặng cho gia đình học sinh trong bối cảnh có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất chủ trương về việc giảm 50% học phí cả năm học 2021-2022 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục (không bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài). Để thực hiện chủ trương này, Thành phố dự kiến sẽ chi từ nguồn ngân sách gần 900 tỷ đồng. Khoảng 1,3 triệu trẻ em mầm non và học sinh các cấp học dự kiến sẽ được hưởng chính sách này. Chủ trương mang đậm tính nhân văn, tiếp thêm động lực để thầy, trò nhà trường tiếp tục nỗ lực vượt khó, duy trì dạy tốt, học tốt.
Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng giao Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố bổ sung đánh giá tác động của chính sách, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy; chỉ đạo Sở GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài xem xét có chính sách giảm học phí cho học sinh năm học 2021-2022.
Gỡ khó cho học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến
Là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, địa bàn huyện Gia Lâm còn không ít học sinh có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Nhiều em không có máy tính, trang thiết bị học tập trực tuyến. Với phương châm “trong bất cứ hoàn cảnh nào không để học sinh bị bỏ lại phía sau”, nhằm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang thiếu điều kiện học tập, ngành GD&ĐT huyện Gia Lâm đã chỉ đạo các nhà trường tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, doanh nghiệp hưởng ứng hưởng ứng. Kết quả, toàn ngành đã tặng cho gần 800 học sinh với số tiền 250 triệu đồng, bao gồm; điện thoại thông minh, sách giáo khoa, thẻ bảo hiểm y tế, đồ dùng học tập.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ (huyện Gia Lâm) Nguyễn Minh Phi, để đồng hành, sẻ chia, giúp các em vượt qua khó khăn, nhà trường đã kêu gọi sự ủng hộ từ cán bộ, giáo viên và các cựu học sinh thành đạt; đồng thời quyết định chọn ngày khởi đầu năm học mới để trao tặng món quà này như một sự động viên, khích lệ, cổ vũ các em vượt qua khó khăn, vươn lên học tốt. “Tại chương trình trao tặng quà, cựu học sinh khóa 1994-1997 đã hỗ trợ 30 học sinh khó khăn với số tiền 28,5 triệu đồng. Các thầy, cô giáo nhà trường hỗ trợ 44 học sinh khó khăn với số tiền 85 triệu đồng”, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ thông tin.
Trường Trung học cơ sở Giảng Võ (quận Ba Đình) trao tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn của huyện Ba Vì 10 bộ máy tính đã qua sử dụng, còn hoạt động tốt. |
Tại quận Ba Đình, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Lê Đức Thuận cho biết, trước diễn biến phức tạp, kéo dài của dịch bệnh Covid-19, các đơn vị trường học đã xây dựng kế hoạch và triển khai dạy học trực tuyến nhằm giúp học sinh “tạm dừng đến trường, không dừng học”. Tuy nhiên, qua rà soát sơ bộ, hiện nay, vẫn còn học sinh quận Ba Đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần hỗ trợ thiết bị để học tập trực tuyến. Được sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận, Phòng GD&ĐT đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ quận kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành GD&ĐT quận Ba Đình ủng hộ, hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn (mới hoặc đã qua sử dụng) cho học sinh con em gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của quận, nhất là học sinh lớp 1 năm học 2021-2022. Kết quả, tính đến 18h30 ngày 7/9, số tiền ủng hộ đã được gần 208 triệu đồng.
Theo Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh, Phòng đã phát động phong trào quyên góp trang thiết bị học tập trực tuyến để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhất là đối với học sinh đầu cấp. Học sinh các khối lớp còn lại đã được thụ hưởng kết quả của phong trào này từ năm học 2020-2021, với hiệu quả tích cực, vừa kịp thời động viên học sinh, vừa lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái. Đã có hơn 200 thiết bị gồm điện thoại thông minh, máy tính, ipad kịp thời được gửi tới những học sinh khó khăn. Các em được nhận hỗ trợ cũng đã tận dụng tối đa hiệu quả và bảo quản tốt thiết bị để tiếp tục học tập trong năm học này.
Vừa qua, ngay sau lễ Khai giảng đặc biệt của Thành phố, Trường Trung học cơ sở Giảng Võ (quận Ba Đình) đã trao tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn của huyện Ba Vì 10 bộ máy tính đã qua sử dụng, còn hoạt động tốt. Việc làm ý nghĩa này góp phần thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, tất cả vì học sinh thân yêu, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau của thầy cô giáo quận Ba Đình với học sinh huyện Ba Vì.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, thời gian tới, ngành Giáo dục Thủ đô sẽ tập trung, ưu tiên triển khai một số nội dung, trong đó tiếp tục rà soát, hỗ trợ cán bộ, giáo viên, học sinh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong toàn ngành, bảo đảm mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”; tiếp tục phát động, đẩy mạnh phong trào “Máy tính cho em”, hỗ trợ học sinh về thiết bị học tập trực tuyến; nỗ lực thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa tích cực phòng, chống dịch Covid-19, vừa triển khai hiệu quả các chương trình giáo dục, bảo đảm chất lượng với các yêu cầu cốt lõi…
Có thể khẳng định, với nhiều giải pháp đã và đang được triển khai sẽ góp phần giúp đỡ học sinh, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện học tập, tạo động lực giúp các em cố gắng vươn lên học tập tốt./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục
Xã hội 26/10/2024 10:50