Học sinh Thủ đô hân hoan trong lễ Khai giảng năm học mới đặc biệt

Sáng nay (5/9), hơn 2,1 triệu học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục Thủ đô cùng nhau đón một buổi lễ Khai giảng đặc biệt nhất trong lịch sử - lễ Khai giảng trực tuyến. Trong khi Thành phố và các nhà trường dồn hết tâm sức để dành cho học sinh một buổi lễ khó quên thì đa số các em đều háo hức, hân hoan khi lần đầu tiên tham dự Khai giảng trực tuyến.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư tới ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới Sáng 5/9, Hà Nội tổ chức lễ Khai giảng chung cho học sinh toàn Thành phố Địa phương có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp có thể lùi thời điểm bắt đầu năm học mới

Lễ Khai giảng đặc biệt

Diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, toàn Thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh nên đây có lẽ là Khai giảng đặc biệt nhất trong lịch sử. Lễ Khai giảng chung được tổ chức từ 7h30 đến 8h30 tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) - một trong những ngôi trường nhiều tuổi nhất Thủ đô và được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (kênh truyền hình H1, H2; kênh phát thanh sóng FM) để tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn được theo dõi. Để chuẩn bị cho buổi lễ, Thành phố đã lên phương án kỹ lưỡng, chu đáo, trong đó an toàn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Theo ghi nhận, công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho lễ Khai giảng được chuẩn bị rất chu đáo, nghiêm túc với khâu kiểm soát an ninh nghiêm ngặt. Các đại biểu, người tham dự phải tuân thủ tuyệt đối quy định của Ban Tổ chức như xét nghiệm Covid-19, đảm bảo khoảng cách an toàn… Chương trình bao gồm đầy đủ các nghi thức quy định; lời phát biểu chào mừng, động viên thầy, trò ngành Giáo dục Hà Nội của lãnh đạo Thành phố; phát biểu của đại diện học sinh dự lễ Khai giảng; trao tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cho học sinh, giáo viên có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi Olympic quốc tế năm 2021…

Học sinh Thủ đô hân hoan trong lễ Khai giảng đặc biệt
Học sinh theo dõi lễ Khai giảng qua tivi.

Là 1 trong những học sinh được đại diện trực tiếp dự lễ Khai giảng tại Trường THCS Trưng Vương, Ngô Thùy Linh (học sinh Trường THCS Trưng Vương) chia sẻ: “Em cảm thấy xúc động, vinh dự, xen lẫn bồn chồn, hồi hộp khi lần đầu tiên được tham gia buổi lễ “đặc biệt” thế này. Sau một thời gian nghỉ dài, em rất muốn đến trường và em nghĩ các bạn học sinh khác cũng giống em. Em mong dịch bệnh nhanh hết để mọi học sinh được đến trường, được vui vẻ trò chuyện cùng thầy cô và các bạn”.

Chung tâm trạng, Nguyễn Phạm Gia Minh (học sinh Trường THCS Ngô Sĩ Liên, quận Hoàn Kiếm) cho biết: “Em thấy háo hức, hồi hộp và tự hào vì mình và gần 10 bạn khác đại diện cho trường, lớp đi dự Khai giảng. Em mong các bạn học sinh ở nhà chú ý phòng dịch, không ra đường, chung tay cùng gia đình và Thành phố sớm chiến thắng dịch...”.

Năm nay, thay vì trang hoàng sân trường thật đẹp, long trọng để chào đón học sinh trước thềm năm học mới, các nhà trường đã trang trí những pano, áp phích sinh động, vui tươi để gửi đến phụ huynh, học sinh trên website, các nhóm Zalo của lớp, trường. Về cơ bản, chương trình Khai giảng của các nhà trường đều gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ là phần tiếp sóng chương trình truyền hình trực tiếp lễ Khai giảng của học sinh toàn Thành phố và phần hội là phần riêng của từng trường. Đơn cử, tại Trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm), sau phần lễ, học sinh toàn trường sẽ tham gia phần hội đặc biệt với chương trình chào đón học sinh lớp 6, lời chúc dành cho năm học mới và gameshow “Triệu phú là ai” hứa hẹn nhiều điều bất ngờ, thú vị. Phần hội dự kiến sẽ diễn ra từ 8h30 đến 9h20 để giúp học sinh có cơ hội được giao lưu với bạn, thầy cô, tạo tâm lý vui tươi, phấn khởi trước khi chính thức bước vào năm học mới.

Hay như tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình), một lễ Khai giảng trực tuyến nhưng cũng hứa hẹn những điều vô cùng hấp dẫn, lý thú sẽ dành cho học sinh toàn trường trong buổi sáng 5/9 đã được thầy cô lên phương án chi tiết, kỹ lưỡng. Theo đó, sau phần lễ tiếp sóng từ Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, phần hội do Ban Giám hiệu trực tiếp điều hành sẽ diễn ra đầy ấn tượng, khởi đầu bằng bộ phim “Nhân kiệt thành Cửa Bắc” (giải Đặc biệt cuộc thi “Dấu ấn Ba Đình”) - bộ phim khơi dậy niềm tự hào về bậc danh tướng mà ngôi trường vinh dự mang tên, tạo nên hiệu quả giáo dục truyền thống nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Tiếp đến là màn ra mắt thú vị của Ban Giám hiệu và video “Đường về trường” như lời chia tay và hẹn gặp độc đáo dành cho các cựu học trò khối 9.

Điểm nhấn nổi bật trong lễ Khai giảng của trường là phần trò chơi Quizzi và Quay số may mắn có sự tương tác trực tiếp từ toàn bộ học sinh. Các em học sinh sẽ nhập mã, nhận câu hỏi và trả lời từ thiết bị online của mình, theo dõi cuộc đua của những người đứng đầu được truyền phát ngay trên màn hình chia sẻ của Ban Tổ chức. Theo Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương Phạm Thị Hương Giang, lễ Khai giảng trực tuyến năm học 2021-2022 của nhà trường gửi gắm những hy vọng, tâm huyết và niềm tin của nhà trường cho một năm học mới nhiều thách thức. Dù khó khăn nhưng thầy và trò nhà trường sẽ quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ giáo dục đã đề ra.

Quyết tâm dạy tốt, học tốt

Dù không thể đến trường để dự lễ Khai giảng nhưng Phạm Hồng Minh (học sinh lớp 8, Trường THCS Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) đã được mẹ chuẩn bị cho một bộ kẹp tóc thật xinh để “phối” cùng bộ đồng phục xinh xắn. Sáng nay, Hồng Minh mặc đồng phục, kẹp tóc gọn gàng để cùng cả nhà dự lễ Khai giảng năm học mới qua màn hình tivi và ứng dụng Zoom của nhà trường. Hồng Minh chia sẻ: “Em cảm thấy vô cùng háo hức. Dù có chút tiếc nuối vì không được đến trường để gặp gỡ bạn bè, thầy cô nhưng em rất đồng tình với phương án tổ chức này của Thành phố. Em mong dịch bệnh sớm qua đi để học sinh chúng em sớm được trở lại trường học”.

“Không chỉ con mà tôi cũng thấy háo hức. Tôi hy vọng dù phải ở nhà để chống dịch nhưng ngày lễ Khai giảng vẫn là kỷ niệm đẹp, đáng nhớ trong ký ức đi học của tuổi thơ con. Vì vậy, quần áo, đầu tóc gọn gàng và sự nghiêm túc như khi đến trường vẫn được tôi nhắc nhở con liên tục mấy hôm nay” - chị Nguyễn Thị Hồng (mẹ Hồng Minh) bày tỏ.

Có thể nói, với 100% học sinh tham dự lễ Khai giảng trực tuyến và đa số các trường học tổ chức hoạt động riêng, lễ Khai giảng năm học 2021-2022 sẽ là dấu ấn đẹp đẽ, trở thành một kỷ niệm không thể phai mờ trong tâm trí mỗi học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh. Đây cũng là lời động viên, thúc giục các thầy cô giáo luôn tâm huyết, yêu nghề; các học sinh không ngừng nỗ lực vươn lên, vượt mọi khó khăn để Giáo dục Thủ đô giữ vững vị trí “lá cờ đầu” trong công tác thi đua dạy tốt, học tốt của Giáo dục cả nước.

Được biết, những năm qua, thành phố Hà Nội luôn coi trọng, quan tâm, ưu tiên đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Năm học 2020-2021, mạng lưới trường, lớp được mở rộng; cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng học tập được tăng cường đầu tư; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được nâng cao. Thành phố Hà Nội tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn, giữ vững thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được Thành phố đặc biệt quan tâm. Thành phố cũng tổ chức thành công kỳ thi tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, tuyển sinh đầu cấp, đồng thời quan tâm đến công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên…

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, thời gian trước mắt, ngành Giáo dục Thủ đô sẽ tập trung, ưu tiên triển khai một số nội dung, trong đó có tiếp tục rà soát, hỗ trợ cán bộ, giáo viên, học sinh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong toàn ngành, bảo đảm mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”; tiếp tục phát động, đẩy mạnh phong trào “Máy tính cho em”, hỗ trợ học sinh về thiết bị học tập trực tuyến để sẵn sàng cho năm học mới; nỗ lực thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa tích cực phòng, chống dịch Covid-19, vừa triển khai hiệu quả các chương trình giáo dục, bảo đảm chất lượng với các yêu cầu cốt lõi…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi gắm niềm tin và hy vọng đối với ngành Giáo dục nhân dịp Khai giảng năm học mới

Trong thư gửi ngành Giáo dục nhân dịp Khai giảng năm học mới 2021-2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn ngành Giáo dục tiếp tục “tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài” như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Xây dựng, triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên, giáo viên, vừa hoàn thành chương trình giáo dục được thiết kế phù hợp với môi trường số hoá và thích ứng với mọi diễn biến dịch bệnh.

“Toàn xã hội, ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh luôn chăm lo, nhắc nhở các em học sinh, sinh viên; đồng thời mỗi người phải là tấm gương cho con trẻ noi theo trong công tác phòng, chống dịch; các ngành, các cấp cùng 63 tỉnh, thành phố trong cả nước cần đảm bảo thực hiện an toàn, đầy đủ và hiệu quả việc tiêm chủng vắc xin và 5K” - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục và các em học sinh, sinh viên cùng với gia đình, người thân an toàn trước đại dịch, không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), trên 300 đoàn viên, người lao động quận Hoàn Kiếm tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình được truyền từ Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.

Tin khác

Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy không chỉ giúp giáo viên nâng cao hiệu quả công tác mà còn tạo ra môi trường học tập hiện đại, sáng tạo cho học sinh. Nhờ ứng dụng AI, các tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh tham gia tích cực hơn, kết quả học tập cũng theo đó cải thiện rõ rệt.
Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Với việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như một số trường đại học lớn của Việt Nam mong muốn tỉnh Hưng Yên dành quỹ đất để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, tương lai không xa sẽ biến tỉnh này thành một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước.
Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động