Năm 2025, vốn đầu tư công của Hà Nội dự kiến là 81.392 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sáng 1/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân đã trình bày tờ trình điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố năm 2024 và định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của thành phố Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố. Theo đó, về nguồn vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến là 81.392,083 tỷ đồng, tăng 358,903 tỷ đồng so với năm 2024.
HĐND Thành phố sẽ chất vấn về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm Bảo đảm Luật Thủ đô đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực 100% các ngõ nhỏ, ngõ sâu sẽ được đầu tư, bổ sung họng nước phục vụ chữa cháy

Cụ thể về phương án điều chỉnh Kế hoạch năm 2024, đối với nguồn vốn ODA, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đề xuất điều hòa 6,03 tỷ đồng nguồn ODA cấp phát và 2,97 tỷ đồng nguồn ODA vay lại của dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (Dự án tuyến 3.1) để bổ sung cho dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án Đường sắt đô thị số 3 Hà Nội.

Năm 2025, vốn đầu tư công của Hà Nội dự kiến là 81.392 tỷ đồng
Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân đã trình bày tờ trình điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố năm 2024.

Đối với nguồn ngân sách Trung ương trong nước, Thành phố điều hòa kế hoạch vốn giữa các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1.1 xây dựng Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Cụ thể: Điều chỉnh giảm 100 tỷ đồng giao huyện Thanh Oai; 10 tỷ đồng của huyện Sóc Sơn và điều chỉnh tăng 110 tỷ đồng cho quận Hà Đông.

Đối với nguồn ngân sách Thành phố trong nước, đề xuất điều chỉnh giảm 2.516,372 tỷ đồng của các nhiệm vụ, nguồn vốn; sử dụng nguồn này cho 202 nhiệm vụ, dự án do có khả năng thực hiện, giải ngân tốt. Sau phương án điều chỉnh, còn 6.184,342 tỷ đồng thực hiện theo cơ chế thanh toán linh hoạt (giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư, quy hoạch, quyết toán dự án hoàn thành, thiết kế bản vẽ thi công) và hoàn trả vốn ứng cho Quỹ đầu tư phát triển thành phố.

Về nguồn vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến là 81.392,083 tỷ đồng, tăng 358,903 tỷ đồng so với năm 2024. Phương án dự kiến phân bổ Kế hoạch đầu tư công năm 2025 cấp Thành phố (63.742,083 tỷ đồng): Bố trí vốn thu hồi ứng trước, hoàn trả Quỹ đầu tư phát triển thành phố, vốn giải ngân theo cơ chế thanh toán linh hoạt, hỗ trợ địa phương bạn là 3.299,14 tỷ đồng; vốn phân bổ thực hiện dự án đầu tư công Thành phố là 48.602,007 tỷ đồng; vốn bố trí thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia là 1.431,51 tỷ đồng; ngân sách Thành phố hỗ trợ mục tiêu cấp huyện là 10.409,426 tỷ đồng.

Năm 2025, vốn đầu tư công của Hà Nội dự kiến là 81.392 tỷ đồng
Toàn cảnh Kỳ họp.

Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố đến nay đã phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là 248.034,036 tỷ đồng, còn 6.281,69 tỷ đồng chưa phân bổ chi tiết. Kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp Thành phố đến nay đã bố trí hằng năm giai đoạn 2021 - 2024 là 144.878 tỷ đồng chiếm 57% kế hoạch, còn lại phải bố trí là 109.437 tỷ đồng, chiếm 43% kế hoạch.

Chi tiết các phương án rà soát và đề xuất được UBND Thành phố dự kiến: Phương án 1 (theo khả năng thực hiện dự án): Giảm 14.000 tỷ đồng ngân sách trong nước; 2.567,095 tỷ đồng vốn ODA vay lại; tổng giảm là 16.567,095 tỷ đồng. Phương án 2 (theo khả năng thực hiện và khả năng cắt giảm để cân đối nguồn vốn): Giảm 21.000 tỷ đồng ngân sách trong nước; 2.567,095 tỷ đồng vốn ODA vay lại; tổng giảm là 23.567,095 tỷ đồng.

Như vậy, sau điều chỉnh, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp Thành phố theo phương án 1 là 237.748,631 tỷ đồng; phương án 2 là 230.748,631 tỷ đồng.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết, vi phạm về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông chủ yếu liên quan đến 5 phường: Phú Lương, Phú Lãm, Phú La, Đồng Mai và Biên Giang.
“Gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”: Phải siết lại công tác quản lý cấp phòng

“Gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”: Phải siết lại công tác quản lý cấp phòng

(LĐTĐ) Tại phiên chất vấn của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, đại biểu Phạm Đình Đoàn (tổ đại biểu Mê Linh) đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố cho biết, Hà Nội có chương trình gì, chỉ số gì đánh giá cán bộ công chức không những làm việc bằng tri thức mà còn làm việc bằng trái tim?
Cải cách hành chính chỉ thực sự hiệu quả khi chúng ta “đo, đếm” được

Cải cách hành chính chỉ thực sự hiệu quả khi chúng ta “đo, đếm” được

(LĐTĐ) Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải các vấn đề tồn tại trong cải cách hành chính, thực thi công vụ, có nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên nhân rất quan trọng là con người (kiến thức, năng lực, kỹ năng, thái độ, tinh thần khi làm việc). Ngoài thượng tôn pháp luật, mỗi cán bộ, công chức phải luôn lắng nghe, thấu hiểu, làm việc bằng cả trái tim. Phải đo, đếm được kết quả cụ thể trong cải cách hành chính.
Các dự án chậm tiến độ: Lãnh đạo sở, ngành giải trình thế nào?

Các dự án chậm tiến độ: Lãnh đạo sở, ngành giải trình thế nào?

(LĐTĐ) Sáng 3/7, tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 17 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, trả lời câu hỏi của đại biểu, lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và các sở, ngành đã làm rõ trách nhiệm đối với các dự án, công việc còn chậm triển khai.
Khen thưởng cá nhân, tập thể xuất sắc về thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị

Khen thưởng cá nhân, tập thể xuất sắc về thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị

(LĐTĐ) Nhằm ghi nhận những thành tích các tập thể, cá nhân đã đạt được, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ biểu dương, khen thưởng 12 tập thể, 35 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị; biểu dương 49 gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu; 50 nam CNVCLĐ tiêu biểu - biết chia sẻ công việc gia đình và 50 con CNVCLĐ học giỏi vượt khó năm học 2023 - 2024.
Ứng dụng chuyển đổi số trong phòng ngừa cháy nổ

Ứng dụng chuyển đổi số trong phòng ngừa cháy nổ

(LĐTĐ) Cùng với việc tăng cường rà soát, kiểm tra đôn đốc khắc phục các tồn tại trong phòng cháy chữa cháy, một trong những giải pháp quan trọng đang được triển khai tại quận Đống Đa đó là thí điểm ứng dụng thiết bị cảnh báo sớm. Đây được coi là một trong những biện pháp nhằm nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy, đặc biệt tại các nhà ở hộ gia đình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; nhà nhiều căn hộ, nhà cho thuê để ở, nhà trọ, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư.
Ấm áp nghĩa tình đồng đội

Ấm áp nghĩa tình đồng đội

(LĐTĐ) Vừa qua, Công an thành phố Hà Nội nhận được thư cảm ơn của bà Ngô Thị Liên (sinh năm 1984, trú tại tổ dân phố số 2, thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh), là mẹ ruột chiến sĩ nghĩa vụ Nguyễn Văn Minh (sinh năm 2004), hiện đang công tác tại Trại Tạm giam số 2 - Công an Thành phố về những tình cảm, sự giúp đỡ, động viên của đơn vị khi đồng chí Minh bị ốm nặng.

Tin khác

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

(LĐTĐ) Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8.
GDP với những gam màu sáng

GDP với những gam màu sáng

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra mới đây, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,42%, so với giai đoạn 2020-2024 chỉ thấp hơn mức tăng 6,58% của cùng kỳ năm 2022.
GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

(LĐTĐ) Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 3 cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí minh (TP.HCM), Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đều có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024.
Từ hôm nay (1/7), cần làm gì khi chưa cập nhật sinh trắc học để chuyển tiền ngân hàng?

Từ hôm nay (1/7), cần làm gì khi chưa cập nhật sinh trắc học để chuyển tiền ngân hàng?

(LĐTĐ) Những khách hàng chưa cập nhật dữ liệu sinh trắc học từ ngày 1/7 sẽ ra quầy giao dịch ngân hàng hoặc cập nhật qua VNeID của các ngân hàng.
Từ hôm nay (1/7): Chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay

Từ hôm nay (1/7): Chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay

(LĐTĐ) Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay.
Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ ngày 1/7/2024

Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội.
Lỗi và cách khắc phục khi quét căn cước công dân để bổ sung sinh trắc học

Lỗi và cách khắc phục khi quét căn cước công dân để bổ sung sinh trắc học

(LĐTĐ) Nhiều người khi thực hiện bổ sung sinh trắc học đều thất bại ở bước quét căn cước công dân (CCCD) mà không rõ nguyên do.
4 địa phương thu ngân sách cao nhất vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ

4 địa phương thu ngân sách cao nhất vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ

(LĐTĐ) Tháng 6/2024 dần khép lại, các địa phương đã và đang tiến hành tổng kết tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên vẫn là những địa phương thu ngân sách Nhà nước cao nhất.
Bảo vệ khách hàng với “tấm khiên” sinh trắc học

Bảo vệ khách hàng với “tấm khiên” sinh trắc học

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ cho người dân khi giao dịch ngân hàng trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024), trong đó bắt buộc áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt đối với các giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị trên 20 triệu đồng/ngày.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chuẩn bị sẵn phương án xử lý khó khăn khi xác thực sinh trắc học từ 1/7

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chuẩn bị sẵn phương án xử lý khó khăn khi xác thực sinh trắc học từ 1/7

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trung gian thanh toán chuẩn bị sẵn phương án, kênh hotline và bố trí cán bộ trực 24/7 để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời khách hàng đăng ký, sử dụng thông tin xác thực sinh trắc học.
Xem thêm
Phiên bản di động