Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực

(LĐTĐ) Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) với dự kiến 6 đợt thi, bắt đầu từ tháng 3. Quy mô dự kiến tổ chức cho 85.000 lượt thí sinh đăng ký.
Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo đánh giá năng lực năm 2025 với cấu trúc thay đổi Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực, tư duy trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2024 Cố gắng đáp ứng tối đa nhu cầu của thí sinh

Kỳ thi HSA hướng đến mục tiêu đánh giá kết quả học tập bậc Trung học phổ thông (THPT) phục vụ các mục đích: Đánh giá năng lực học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của Chương trình giáo dục phổ thông mới; định hướng nghề nghiệp cho người học trên nền tảng năng lực cá nhân; kiểm tra kiến thức tự nhiên xã hội, tư duy của người học, kỹ năng, thái độ của người học; các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước tham khảo phục vụ công tác tuyển sinh đại học, đào tạo nghề phù hợp; đánh giá chung về kết quả học tập bậc THPT và phân tích, dự báo kết quả học tập bậc đại học của người học.

Ngoài ra, kết quả của kỳ thi HSA cũng nhằm xếp loại các trường THPT, góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách quốc gia về giáo dục đào tạo.

 tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia Hà Nội
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm 2025, cấu trúc đề thi gồm 50 câu hỏi Toán học và Xử lý số liệu, 50 câu hỏi thuộc lĩnh vực Văn học - Ngôn ngữ. Đây là hai phần thi bắt buộc của bài thi HSA. Phần thi thứ ba cho phép thí sinh lựa chọn Khoa học hoặc Tiếng Anh. Thí sinh chọn 3 trong 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí; mỗi chủ đề có 17 câu hỏi (gồm 1 câu thử nghiệm) để hoàn thành phần thi Khoa học. Phần lựa chọn tiếng Anh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan được thiết kế để phục vụ tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.

Câu hỏi trong đề thi HSA có khoảng trên 75% là câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn. Điểm mới trong cấu trúc đề thi năm 2025 là sẽ bổ sung câu hỏi chùm trong tất cả các phần thi, chủ đề thi. Câu hỏi chùm gồm đầu bài chung và các câu hỏi riêng phát triển đánh giá năng lực thí sinh từ cấp độ thấp đến cấp độ cao. Câu hỏi chùm sẽ khai thác nguồn dữ kiện phong phú, đánh giá tư duy học sinh theo từng lĩnh vực và xuyên lĩnh vực.

Bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới. Thông qua nội dung kiến thức thuộc Chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá ba nhóm năng lực chính học sinh đạt được sau khi tốt nghiệp THPT. Độ khó của các câu hỏi trong đề thi tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân định theo tỉ lệ: Cấp độ 1 - 20%, cấp độ 2 - 60% và cấp độ 3 - 20%.

Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm thi đánh giá năng lực. Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm hoặc hết thời gian thi theo quy định. Tổng điểm của toàn bài thi là 150 điểm dựa trên tổng số câu trả lời đúng của thí sinh. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm (các câu hỏi thử nghiệm không tính điểm). Điểm của bài thi là tổng điểm của ba phần thi, trong đó mỗi phần thi tối đa 50 điểm.

Năm 2025, kỳ thi dự kiến được tổ chức với 6 đợt thi, bắt đầu từ tháng 3. Quy mô dự kiến tổ chức cho 85.000 lượt thí sinh đăng ký. Ngày 8/2, chính thức mở cổng đăng ký dự thi. Ngày 15/3, dự kiến thí sinh sẽ dự thi đợt thi thứ nhất và đến ngày 17/5, thí sinh thi đợt thi thứ 6. Thí sinh đăng ký dự thi tối đa 2 lượt/năm và thời gian đăng ký dự thi giữa 2 ca thi liền kề cách nhau 28 ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ, cuối tuần) tùy theo nguyện vọng của thí sinh.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sắp diễn ra Đại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông

Sắp diễn ra Đại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 30 người bước ra khỏi nhà và không bao giờ quay trở về; cùng với đó là hàng chục gia đình tan nát vì tai nạn giao thông, hàng trăm người đau xé lòng vì mất đi người thân yêu.
Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực

Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực

(LĐTĐ) Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) với dự kiến 6 đợt thi, bắt đầu từ tháng 3. Quy mô dự kiến tổ chức cho 85.000 lượt thí sinh đăng ký.
Năm 2025, dự kiến sẽ có đề thi riêng cho thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Năm 2025, dự kiến sẽ có đề thi riêng cho thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Theo phương án dự kiến, để bảo đảm quyền lợi cho những thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 và những năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có 2 bộ đề thi khác nhau.
Đề nghị sửa 7 luật để tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực tài chính

Đề nghị sửa 7 luật để tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực tài chính

(LĐTĐ) Ngày 22/8, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia, do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo.
Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

(LĐTĐ) Liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm đồng loạt các loại xăng dầu kể từ 15h ngày 22/8. Trong đó, xăng RON95-III giảm đến 535 đồng/lít, có giá bán không cao hơn 21.317 đồng/lít.
Hiệp thương cử nhân sự Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội khóa XVIII gồm 145 người

Hiệp thương cử nhân sự Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội khóa XVIII gồm 145 người

(LĐTĐ) Chiều nay (22/8), 100% đại biểu dự Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ XVIII đã biểu quyết nhất trí hiệp thương cử nhân sự Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 145 người.
Cùng thắp nên "ngọn lửa" hy vọng cho học sinh nghèo

Cùng thắp nên "ngọn lửa" hy vọng cho học sinh nghèo

(LĐTĐ) Cô Trần Tố Uyên (giáo viên Trường Trung học phổ thông Mỹ Đức A) tích cực cùng các thành viên trong Nhóm Thiện nguyện Mỹ Đức mang đến niềm vui cho những mảnh đời bất hạnh ở khắp mọi miền của Tổ quốc.

Tin khác

Năm 2025, dự kiến sẽ có đề thi riêng cho thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Năm 2025, dự kiến sẽ có đề thi riêng cho thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Theo phương án dự kiến, để bảo đảm quyền lợi cho những thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 và những năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có 2 bộ đề thi khác nhau.
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường

Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đã được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm với nhiều mô hình, hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Liên quan đến sự việc tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3: Quận Nam Từ Liêm nêu phương án giải quyết

Liên quan đến sự việc tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3: Quận Nam Từ Liêm nêu phương án giải quyết

(LĐTĐ) Liên quan đến sự việc nhiều phụ huynh tập trung tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (quận Nam Từ Liêm) để kiến nghị với nhà trường cho con vào nhập học tại trường, tối 21/8, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm đã thông tin phương án giải quyết.
Liên quan đến sự việc tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3: Sở GD&ĐT Hà Nội đã có chỉ đạo giải quyết

Liên quan đến sự việc tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3: Sở GD&ĐT Hà Nội đã có chỉ đạo giải quyết

(LĐTĐ) Liên quan đến sự việc hàng trăm phụ huynh tập trung tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (quận Nam Từ Liêm) vào sáng 21/8 vì lo lắng con không được học trường gần nhà, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã có chỉ đạo giải quyết.
Hà Nội ban hành khung thời gian năm học 2024 - 2025

Hà Nội ban hành khung thời gian năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức khai giảng vào ngày 5/9/2024; tựu trường sớm nhất trước 1 tuần so với ngày tổ chức khai giảng (riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 2 tuần).
Kết quả nổi bật của ngành Giáo dục trong năm học 2023 - 2024

Kết quả nổi bật của ngành Giáo dục trong năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, ngành Giáo dục đã nỗ lực, cố gắng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả đáng tự hào; từ đó, tạo đà để toàn ngành triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
Ba Đình khẳng định vị thế tốp đầu chất lượng giáo dục Thủ đô

Ba Đình khẳng định vị thế tốp đầu chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình vinh dự được Sở GD&ĐT Hà Nội công nhận 13/13 chỉ tiêu công tác đạt xuất sắc, xếp thứ 2/30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô.
Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh

Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Báo Tiền Phong phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình tổ chức Hội nghị tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh với sự tham gia của gần 150 giáo viên, học sinh các trường học trên địa bàn quận.
Vượt thách thức, hướng tới một năm học có kết quả tốt hơn

Vượt thách thức, hướng tới một năm học có kết quả tốt hơn

(LĐTĐ) Ngày 19/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) và 63 điểm cầu tỉnh/thành phố với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương; các chuyên gia, nhà giáo lão thành, đại diện các cơ sở giáo dục.
Hà Nội: Kiến nghị rà soát để đánh giá lại định mức biên chế giáo dục

Hà Nội: Kiến nghị rà soát để đánh giá lại định mức biên chế giáo dục

(LĐTĐ) Với quy mô lớn, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, dành nguồn lực để đầu tư, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), bảo đảm tỷ lệ chi hằng năm từ ngân sách đạt 20%. Đến nay, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của toàn Thành phố đạt gần 80%.
Xem thêm
Phiên bản di động