Năm 2022, BIDV thực hiện đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số
BIDV khởi động Chương trình trồng “1 triệu cây xanh” BIDV và Vietnam Post ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện BIDV ra mắt gói sản phẩm toàn diện dành riêng cho khách hàng Tiểu thương |
Để hoàn thành thắng lợi những mục tiêu đề ra, BIDV quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 như: Nghiêm túc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong toàn hệ thống đảm bảo vận hành hoạt động kinh doanh an toàn, thông suốt; tăng trưởng tín dụng đúng định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, gia tăng quy mô gắn với chuyển dịch nền khách hàng bền vững; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; nâng cao năng lực quản trị điều hành; thực hiện đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số...
![]() |
Khách hàng sử dụng các sản phẩm ngân hàng số của BIDV. |
Năm 2021, mặc dù chịu tác động nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, tuy nhiên bằng sự nỗ lực, quyết tâm, tinh thần đoàn kết của toàn hệ thống, hoạt động của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt; hoàn thành toàn diện, vượt trội các mục tiêu về quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả, tăng cường năng lực tài chính và phát triển thể chế, bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của cổ đông và người lao động.
Bên cạnh đó, BIDV còn phát huy vai trò là ngân hàng thương mại Nhà nước lớn, chủ động, quyết liệt triển khai các các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội, cộng đồng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19: chủ động giảm thu nhập trong năm hơn 7.900 tỷ đồng để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch thông qua giảm lãi suất cho vay, giảm phí, cơ cấu lại nợ, đưa ra các gói tín dụng lãi suất ưu đãi; tích cực thực hiện các chương trình an sinh xã hội ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19, đồng hành cùng các chương trình hỗ trợ giáo dục, an ninh quốc phòng...
Tính đến 31/12/2021, các chỉ tiêu kinh doanh của BIDV đều đạt kế hoạch Ngân hàng Nhà nước và Đại hội đồng cổ đông giao: Tổng tài sản khối ngân hàng thương mại đạt 1,72 triệu tỷ đồng, tăng 16,3% so với 2020; tổng nguồn vốn huy động đạt 1,61 triệu tỷ đồng, trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,49 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2020, chiếm hơn 11% thị phần tiền gửi toàn ngành.
Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,65 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020, tuân thủ giới hạn tín dụng Ngân hàng Nhà nước giao (12%) và chiếm hơn 13% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng.
Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN kiểm soát ở mức 0,81%, giảm 0,73% so với năm 2020, đảm bảo mục tiêu Ngân hàng Nhà nước giao năm 2021 (<1,6%). Tỷ lệ nợ nhóm 5 ở mức 0,42%, giảm 0,82% so với năm 2020.
Vốn điều lệ đạt 50.585 tỷ đồng, tăng 10.365 tỷ đồng so với năm 2020, giữ vững vị trí đứng đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Vốn chủ sở hữu đạt 81.065 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2020.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Kịp thời khống chế đám cháy khu nhà xưởng trên đường Trường Chinh

Sáng nay (10/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an

Bão số 2 gây mưa to đến rất to khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa

Trước 15/8 phải có giải pháp xử lý, đôn đốc giải quyết hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

Cuba khống chế vụ cháy kho chứa dầu sau nhiều ngày nỗ lực

Sinh viên khóc ròng vì "cái gì cũng tăng" đầu năm học mới

Ngời sáng những tấm gương hy sinh giữa thời bình
Tin khác

Vượt khó, thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

20.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi được dành cho công nhân

Miễn, giảm, gia hạn hơn 78.600 tỷ đồng tiền thuế trong 7 tháng đầu năm

Sửa Luật Công chứng: Đảm bảo an toàn cho các hợp đồng và giao dịch

Hơn 23 nghìn tỷ đồng tiền thuế “khoanh nợ”, Bộ Tài chính nói gì?

Bộ Tài chính lo rủi ro khi gần 750.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn

Thuế đối với thương mại điện tử và dịch vụ số xuyên biên giới

Siết thủ tục nhập khẩu xe biếu, tặng

Công bố sự kiện “Ngày chuyển đổi số” ngành Ngân hàng
