Muôn kiểu đi chợ thời giãn cách

(LĐTĐ) Hà Nội đang trong những ngày triển khai giãn cách xã hội, thế nên đi chợ cũng có muôn kiểu. Từ đi chợ bằng tem phiếu đến đi chợ qua các ứng dụng Facebook, Zalo... được thực hiện phù hợp, được người dân đồng tình ủng hộ.
Hàng hóa dồi dào, người dân "vùng đỏ" của Thủ đô yên tâm thực hiện giãn cách Giấy đi đường và giãn cách xã hội

Nhiều giải pháp đảm bảo nhu cầu mua sắm

Trên địa bàn, nếu như những ngày đầu tiên triển khai Chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiều người dân vẫn còn thói quen đi chợ hằng ngày hoặc chỉ mua thực phẩm đủ dùng mỗi bữa thì nay đã quen với việc đi chợ giãn cách. Giãn cách ở đây là cách ngày, cách giờ và giãn cách nhau. Nhiều địa bàn như Ba Vì, Sơn Tây, Ứng Hòa, Hà Đông… đều triển khai phát phiếu đi chợ cho người dân. Trên phiếu đều ấn định rõ khoảng khời gian và ngày được phép đến chợ. Hiệu quả giãn cách của những phiếu đi chợ được thể hiện rõ nét khi số lượng người ghé đến các chợ được bố trí, phân luồng hợp lý theo khung thời gian, từ đó kiểm soát và đảm bảo tuân thủ giãn cách.

Muôn kiểu đi chợ thời giãn cách
Công tác kiểm soát kiểm tra người ra vào chợ trên địa bàn Hà Nội được thực hiện nghiêm ngặt. (Ảnh: Giang Nam)

Bà Nguyễn Thị Ngả, cư dân của xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa chia sẻ, ngày chưa có dịch, bà đi chợ đều đặn mỗi ngày, thậm chí 2 lần/ngày khi muốn đổi món ăn tươi, ngon. Tuy nhiên, từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, bà hạn chế tối đa đến những nơi tập trung đông người, nơi công cộng. Hiện, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, bà chỉ đi chợ 1-2 lần/tuần với đúng ngày ghi trên phiếu được cấp phát. Mỗi lần ghé vào chợ bà đều cố gắng lên danh sách và mua đủ nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt gia đình trong 1 tuần.

Đáng chú ý, ngoài phương thức đi chợ mua sắm thực phẩm như truyền thống thì hiện trên mạng xã hội cũng lập không ít hội, nhóm “đi chợ hộ”, hoặc các “chợ online” theo từng khu vực. Ví dụ, ở khu vực Hà Đông có ít nhất 5 “chợ online” như: Hà Đông bản, chợ cư dân Hà Đông, chợ Hà Đông online… trên các chợ khu biệt phạm vi này, các loại hàng khô, hàng tươi, con tôm, con cá đều được tiểu thương đưa hết lên mạng xã hội. Nói cách khác, chỉ cần mở điện thoại và “dạo quanh” các hội nhóm trên ứng dụng Facebook, Zalo là đều có thể mua sắm được các mặt hàng thiết yếu.

Cùng với sự “đổi chiều” mua sắm từ truyền thống sang online, các siêu thị trên địa bàn Thủ đô cũng nhanh chóng nắm bắt xu thế, áp dụng nhiều chính sách khuyến mại nhằm hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch. Các dịch vụ như thanh toán online hay “đi chợ hộ” đã và đang góp phần tích cực, tránh lây lan dịch bệnh khi sử dụng tiền mặt. Chẳng hạn như, với dịch vụ “đi chợ hộ”, người mua sau khi tự chọn các sản phẩm thông qua website, ứng dụng… của siêu thị thì sẽ được đơn vị cung ứng kết nối và giao hàng tận nhà, giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn trong mùa dịch.

Về phía các ban, ngành chức năng hiện cũng đang phối hợp tổ chức các hoạt động nhằm tạo thuận lợi tối đa cho việc mua sắm của người dân. Chẳng hạn, tại quận Ba Đình, bắt đầu từ ngày 4/8, quận Ba Đình đã triển khai các điểm bán hàng lưu động. Đến nay, đã có 10 điểm bán hàng lưu động an toàn có kiểm soát được mở để phục vụ nhân dân trên địa bàn. Qua ghi nhận, tại các điểm bán hàng, các mặt hàng nhu yếu phẩm phong phú, giá cả ổn định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chị Phạm Thị Lan, trú tại phường Cống Vị sau khi mua hàng tại điểm bán là Trường Trung học cơ sở Thăng Long cho biết, bản thân chị đánh giá cao và rất ủng hộ chủ trương của chính quyền bởi điểm bán hàng lưu động rất cần thiết đặc biệt là trong thời điểm giãn cách xã hội. Điểm bán hàng lưu động đang triển khai được bố trí ở khu vực có diện tích phù hợp để thực hiện quy định 5K và bảo đảm an ninh trật tự. Nhờ có những điểm bán hàng này mà người dân không phải đi xa, không phải chen lấn khi mua hàng, đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Kiểm soát nghiêm tại các chợ, siêu thị

Thời điểm này, Hà Nội vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, để đẩy lùi và từng bước bình thường hóa cuộc sống thì yêu cầu nghiêm ngặt trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại các chợ, siêu thị trên địa bàn là rất quan trọng. Theo ghi nhận, tại các địa phương kể cả trong “vùng đỏ” và “vùng xanh” đều duy trì và tăng cường các biện pháp giám sát tiểu thương, người đi chợ, nỗ lực để người dân tuân thủ nghiêm quy định giãn cách. Tại chợ Xốm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông khi người dân ghé đến mua sắm Ban Quản lý chợ yêu cầu người dân có phiếu đi chợ, sát khuẩn trước cổng chợ và căng dây giữ khoảng cách, nên trong chợ luôn bảo đảm giãn cách. Công tác nhắc nhở cũng được triển khai thường xuyên, góp phần giúp ý thức của người bán và mua hàng được nâng cao hơn.

Muôn kiểu đi chợ thời giãn cách
Phía trong chợ, việc kinh doanh diễn ra khá ngăn nắp, các cửa hàng đều có tấm chắn và người mua cũng giữ khoảng cách. (Ảnh: Giang Nam)

Người dân thay đổi thói quen, các tiểu thương thì thay đổi cách bán hàng cũng đang là nét nổi bật tại khu chợ Hàng Bè, quận Hoàn Kiếm. Theo đó, ngoài việc phát phiếu đi chợ ngày chẵn, lẻ vào thời gian quy định thì các cửa hàng kinh doanh đều công khai số điện thoại, tên cửa hàng, mặt hàng kinh doanh tại khu vực trước cổng chợ để người dân đặt hàng trước qua điện thoại, nỗ lực tối đa hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Nói cách khác, người dân không cần phải vào bên trong chợ, chỉ cần nhấc điện thoại và “alo” thông báo các mặt hàng mình cần là tiểu thương sẽ bố trí mang ra tận nơi.

Ngoài ra, bên trong khu chợ này, tất cả dãy hàng hóa đều được tiểu thương dùng tấm nilon chắn giọt bắn nhằm giữ khoảng cách tối đa với khách hàng, mọi giao dịch đều cẩn trọng để tránh tiếp xúc gần. Chị Đỗ Thị Phương, một tiểu thương kinh doanh tại đây cho biết, đây là chợ phố cổ nên rất sầm uất. Nhưng hiện Hà Nội đang thực hiện giãn cách nên chợ tương đối thưa vắng, để đảm bảo giãn cách. “Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt việc đi chợ như thế này là rất tốt, mọi người dân và tiểu thương chúng tôi đều rất ủng hộ”, chị Phương chia sẻ.

Đó là với khu vực nội thành, còn tại các “vùng xanh” ngoại thành hiện công tác kiểm soát và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các chợ cũng vẫn được duy trì thực hiện nghiêm. Sở chỉ huy phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thị xã Sơn Tây cho biết, từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, Hà Nội quyết định triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 3 vùng. Theo đó, Thành phố tiếp tục siết chặt “vùng đỏ” là vùng có nguy cơ rất cao, tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn. Khu vực nguy cơ cao “vùng cam” và nguy cơ thấp hơn “vùng xanh” áp dụng nguyên tắc Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Thị xã Sơn Tây thuộc vùng xanh, song không vì thế mà công tác chống dịch bị lơi là. Hiện thị xã vẫn tiếp tục yêu cầu mọi người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Quán triệt thực hiện nghiêm 5K, giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp. Với nhu cầu giao thương, mua sắm, thị xã Sơn Tây khuyến khích người dân sử dụng thương mại điện tử, giao hàng tại nhà; tiếp tục siết chặt công tác quản lý phòng, chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích và các hoạt động đông người như xét nghiệm, tiêm chủng... Đối với việc cấp giấy đi chợ cho dân cũng tiếp tục được kiểm soát nhằm hạn chế tình trạng tập trung đông người không đảm bảo khoảng cách tại các chợ.

Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, những cách thức mua sắm hàng hóa, nhu yếu phẩm tại Thủ đô được tổ chức thực hiện tương đối linh hoạt song vẫn đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Chính sự linh hoạt này đã phần nào giúp người dân thay đổi nhu cầu mua sắm, ổn định cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao kiến thức về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao kiến thức về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Chiều 7/5, hơn 200 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động, quận Nam Từ Liêm đã tham dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024, với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”, do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức.
Trạm cứu hộ trái tim

Trạm cứu hộ trái tim

(LĐTĐ) Trải qua tổn thương, Ngọc Hà khao khát được yêu thương bởi một người đàn ông mới, người có thể là điểm tựa và vỗ về trái tim vỡ vụn của cô. Anh trở thành trạm cứu hộ cho cô, và cùng cô xây dựng một tình yêu hòa quyện, mạnh mẽ.
Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động diễn ra vào 12/5

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động diễn ra vào 12/5

(LĐTĐ) Ngày 12/5, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

(LĐTĐ) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông T.Đ.T (biệt danh trên mạng xã hội Tiktok “Vua quạt”) 40 triệu đồng; đồng thời, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu.
Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

(LĐTĐ) Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Để không mắc “bẫy lừa”, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, cần luôn chủ động kiểm chứng thông tin từ những tin nhắn hay các cuộc gọi.
Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

(LĐTĐ) Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nạn nhân đã thực hiện 32 lần chuyển khoản, với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Sau khi biết mình bị lừa, người này đã đến cơ quan Công an trình báo.

Tin khác

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 4 tăng 9% so với cùng kỳ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 4 tăng 9% so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 15,3%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 49,3%.
Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP

Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền và cơ quan chức năng, nhiều hộ dân ở Hà Nội đã đẩy mạnh đầu tư, liên kết, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã trở thành đòn bẩy giúp sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn xa, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập của người dân nông thôn.
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Xem thêm
Phiên bản di động