Mù Cang Chải vàng rực mùa lúa chín
Mù Cang Chải đẹp ngỡ ngàng mùa nước đổ | |
Tây Bắc đẹp mơ màng qua góc ảnh của chàng trai Hà thành | |
Lễ cúng trâu ở chốn mù sương |
Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội chừng 300km. Bạn có thể đến với Mù Cang Chải bằng xe ô tô hay xe máy. Hãy nhanh chân đến đây để chứng kiến không khí ngày mùa thu hoạch lúa của bà con các dân tộc H’Mông, Thái ở độ cao 2.000m so với mặt biển, để chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp được vẽ trên 2.200ha ruộng bậc thang kỳ vĩ đang vàng rực của lúa chín, cùng cỏ cây hoa lá hoang dại nguyên sơ…
Mù Cang Chải, nội cái tên thôi đã gợi nên ấn tượng về một vùng đất mù mịt xa xăm, hoang vắng. Song, mấy năm gần đây huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái này vụt trở thành tâm điểm chú ý của du khách trong và ngoài nước, nhất là vào dịp tháng 9, khi lúa vàng trên những triền ruộng bậc thang nhấp nhô bát ngát, vừa hùng tráng vừa mỹ lệ.
Mù Cang Chải mùa lúa chín |
Tiếng địa phương "Mù" là đọc trại của "mồ" nghĩa là "rừng gỗ", "Cang" là đọc trại của "căng" nghĩa là "khô" và "Chải" là "đất" với nghĩa không gian, là vùng, miền, không phải nghĩa vật liệu. Mù Cang Chải là "đất gỗ khô".
Huyện Mù Cang Chải rộng gần 2.000km2, nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, có khoảng 5 vạn dân, 95% là người Mông. Đặc sắc Mù Cang Chải là 2.500ha ruộng bậc thang ở 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình. Đây là thành quả của hàng nghìn năm người dân địa phương vật lộn với thiên nhiên để tồn tại. Năm 2007, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được Nhà nước công nhận là Danh thắng quốc gia.
Mù Cang Chải mùa lúa chín |
Đến Mù Cang Chải mùa lúa chín, bạn không nên bỏ qua những địa danh sau:
Đèo Khau Phạ
Để đến được với Mù Cang Chải bạn phải trải qua một đoạn đường dài "đổ đèo" Khau Phạ. Đây là một trong những cung đường quanh co và dốc đứng thuộc ‘tứ đại đèo’ của vùng Tây Bắc:Đèo Mã Pí Lèng; Đèo Khau Phạ; Đèo Ô Quy Hồ và Đèo Pha Đin.
Đèo Khau Pạ |
Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến QL 32 với độ dài trên 30 km. Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái , đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm… Khau Phạ, tên gọi của người Thái Đen, có nghĩa là Sừng Trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời). Đi qua Tú Lệ chừng vài chục cây số là đến chân đèo, đây là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam.
Đèo Khau Phạ có điểm khởi đầu là đoạn cắt QL 32 với QL 279. Bạn có thể đi từ Hà Nội qua cầu Trung Hà hay đi từ thành phố Yên Bái, ngược theo QL 32 chừng 5 giờ đồng hồ, qua xã Tú Lệ, đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải hiện ra giữa một vùng cao nguyên được bao quanh bởi những dãy núi điệp trùng.
Cũng như Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ cũng đẹp nhất vào mùa lúa chín. Do nằm ở độ cao hơn 1.200 mét so với mực nước biển, nên trên đỉnh đèo Khau Phạ thường xuyên có mây vờn, mây phủ. Đường đèo hiểm trở, quanh co uốn lượn, vắt qua núi non trập trùng và già còn nguyên sơ, đặc biệt là những triền ruộng bậc thang đẹp như tranh rực vàng khi mùa lúa chín.
Những năm gần đây, dừng chân trên đèo Khau Phạ du khách còn biết đến Điểm bay dù lượn, được đánh giá là 1 trong 4 điểm bay đẹp nhất cả nước. Khi gió nâng dù lên cao, người chơi dù lượn sẽ cảm nhận được sự phấn khích tột độ bởi vẻ kỳ vĩ của núi rừng, sự trong lành của khí hậu và vẻ đẹp ngoạn mục của ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Thị trấn Tú Lệ
Trên quốc lộ 32 hướng về huyện Mù Cang Chải, thị trấn nổi tiếng với đặc sản gạo nếp này là nơi bạn có thể hòa mình vào làn nước suối khoáng nóng và chiêm ngưỡng cảnh sắc yên bình của một vùng quê trù phú.
Thị trấn Tú Lệ Thơm lừng mùa lúa chín |
Là một thung lũng thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, Tú Lệ là một trong những điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách yêu vẻ đẹp thiên nhiên. Tú Lệ giữa mùa thu, lúa chín vàng ươm rạt rào như sóng núi. Mùa gặt náo nức rộn ràng, mùi cơm mới theo gió bảng lảng trên chái nhà… Tú Lệ có thể ví như một cô gái miền sơn cước vô cùng xinh đẹp.
Không chỉ thu hút du khách bởi những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải tháng 9, Tú Lệ còn hấp dẫn cả những tay săn ảnh khi người Thái nơi đây vẫn lưu giữ được nét sinh hoạt truyền thống là “tắm tiên” bên suối. Được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi, Tú Lệ còn sở hữu dòng suối nước nóng quanh năm đã nức tiếng gần xa. Đến đây bạn có thể hòa mình vào dòng suối nóng bản Chao nằm giữa trung tâm xã.
Đến Tú Lệ bạn sẽ có cảm giác gần gũi hơn với thiên nhiên, cũng là ruộng bậc thang nhưng thoải và nằm ven ngay quốc lộ, vẻ đẹp Tú Lệ khiến bạn giơ tay là chạm và tha hồ hít hà hương nếp căng mọng vào trong lồng ngực.
Đặc sản xôi nếp Tú Lệ được bán trong những mẹt, những thúng của đồng bào dân tốc Thái. Ăn kèm với xôi Tú Lệ có thể là lạc, vừng, gà nướng, nhưng ngon nhất là những xiên thịt lợn mán nướng.
Bản Lìm Mông
Lên Mù Cang Chải, hãy dừng chân tại lưng đèo Khau Phạ để ngắm thung lũng Cao Phạ bát ngát trong màu lúa, bốn bề là núi giăng thành, những dãy núi uy nghi và tráng lệ như ý nghĩa của chính cái tên Khau Phạ – “Sừng Trời”. Đứng từ bên đèo, theo tầm mắt thẳng phía trước, thấy một con đường như sợi chỉ mỏng vắt thẳng lên trời. Nơi xa tít tắp ấy có ngôi làng nhỏ mang tên Lìm Mông. Lìm Mông là bản của người Mông.
Bản Lìm Mông |
Bản Lìm Mông xã Cao Pạ, huyện Mù Cang Chải từ bao đời nay vẫn ẩn mình trong mây. Từ trên đèo, có thể thấy khá rõ những mái nhà sàn người Thái bên bờ suối uốn mình giữa mênh mang nương lúa. Bản Lìm Thái là nơi cư ngụ của cộng đồng người thái nằm ngay sát đường đèo Khau Phạ và có phần trũng thấp bên bờ suối.
Lìm Mông thơ mộng và đẹp lạ thường vào mùa gặt. Tới Lìm Mông nghĩa là bạn cũng đã đến nơi tận cùng rồi, bởi từ đây trở đi sẽ không có đường dân sinh nữa, chỉ là những con đường đi nương đi rừng mà thôi. Chúng tôi đã có những phút giây thót tim khi ngồi trên xe máy, đi trên những con đường sống trâu để vào bản Lìm Mông, nhưng giờ nghĩ lại thấy nhớ nhung luyến tiếc, ước một lần trở lại.
Xã La Pán Tẩn |
Nổi tiếng bởi những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa vân tay của trời, La Pán Tẩn không hổ danh là một trong 3 địa phương của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, ruộng bậc thang, công trình kiến trúc nghệ thuật mang đầy tính sáng tạo của đồng bào Mông sinh sống trên mảnh đất này đã được Bộ VH,TT&DL xếp hạng Di tích danh thắng cấp Quốc gia từ cuối năm 2007.
Du khách mê mải " Tự sướng" trước những thảm lúa vàng ở La Pán Tẩn |
Trước năm 1990, gần như 100% dân La Pán Tẩn sống vào cây thuốc phiện. Trẻ con sinh ra lăn lóc gầm nhà, từ bé đã làm quen với hương thuốc phiện. Thoát khỏi màn khói mờ đặc, mộng mị của thuốc phiện, dân La Pán Tẩn lại đối mặt với sự đói nghèo. Mặt hàng kinh tế chính ở địa phương hiện nay chủ yếu là ngô, lúa nương, thảo quả và táo mèo. Đến La Pán Tẩn bạn nhớ mua rượu thóc mang về để bạn bè người thân cùng cảm nhận thêm về hương vị độc đáo của loại đặc sản này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31