Mong chính sách nhân văn sớm đi vào cuộc sống

(LĐTĐ) “Hậu Covid-19” không chỉ đa số doanh nghiệp khó khăn mà thu nhập, đời sống của người lao động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì thế, việc sớm ban hành chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động là thể hiện tính nhân văn, mong sớm đi vào cuộc sống.
Đại biểu kiến nghị dành chi phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân Người lao động đang thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” được Công đoàn hỗ trợ tiền ăn
Mong chính sách nhân văn sớm đi vào cuộc sống
Ảnh minh họa.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Theo nội dung tờ trình, người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được đề xuất hỗ trợ mức 500.000 đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng.

Điều kiện được hỗ trợ là ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/3/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trước ngày 1/3/2022. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Trường hợp với người lao động quay trở lại thị trường lao động, mức đề xuất hỗ trợ là 1 triệu đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng.

Người lao động nhóm này được hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện như: Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/6/2022.

Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; trường hợp người lao động chưa tham gia phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động trước thời điểm lập danh sách đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Quyết định này quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu vực: Khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên tắc hỗ trợ là đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Không hỗ trợ đối với người lao động không có đề nghị, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Mỗi đối tượng chỉ được hưởng hỗ trợ 1 lần trong 1 tháng và không quá 3 tháng. Trước đó, trong công điện về đôn đốc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hôm 16/3, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm.

Như chúng ta đều biết doanh nghiệp là chủ thể của nền kinh tế, người lao động là trung tâm của doanh nghiệp, là người trực tiếp làm ra của cải vật chất. Bởi thế, việc Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động là một việc làm nhân văn, mong sớm đi vào cuộc sống.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lối đi nào cho Hãng phim truyện Việt Nam?

Lối đi nào cho Hãng phim truyện Việt Nam?

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhiều vấn đề nóng ...
Tiền có mua được sức khỏe?

Tiền có mua được sức khỏe?

(LĐTĐ) Đêm trong bệnh viện thật tĩnh lặng. Chỉ có tiếng “tít tít” của các thiết bị y tế trợ giúp người bệnh, tiếng trao đổi nho nhỏ của bác sĩ, ...
Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

(LĐTĐ) Vài năm trở lại đây, Nhìu Cồ San - ngọn núi cao thứ 9 tại Việt Nam trở thành điểm đến thu hút du khách đam mê chinh phục. “Cuối ...
Hơn một tháng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị: Kiên trì giữ vỉa hè văn minh

Hơn một tháng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị: Kiên trì giữ vỉa hè văn minh

(LĐTĐ) Sau hơn một tháng toàn Thành phố ra quân triển khai thiết lập trật tự đô thị, nhìn chung đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để ...
Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, hiện nhiều trẻ em mắc lao nhưng không được phát hiện kịp thời. Trong khi, nguy cơ biến chứng của bệnh lao không được ...
Thủ tướng yêu cầu rà soát các dự án bất động sản, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu rà soát các dự án bất động sản, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, chủ trì, phối hợp chặt chẽ với nhau, ...
Quyết liệt xử lý việc chậm đóng BHXH

Quyết liệt xử lý việc chậm đóng BHXH

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, một trong những điểm mới của công tác thanh tra liên ngành đối với đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã ...

Tin khác

Rất cần chính sách y tế riêng với các khu công nghiệp

Rất cần chính sách y tế riêng với các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Tại chương trình Đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với thanh niên Việt Nam năm 2023, diễn ra ngày 22/3, một trong những vấn đề được thanh niên quan tâm chính là cần có chính sách bảo vệ, chăm lo sức khỏe cho thanh niên để đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn nhân lực chất lượng cao; đặc biệt là lao động trẻ tại các khu công nghiệp.
Dọn “tổ” đón “đại bàng”

Dọn “tổ” đón “đại bàng”

(LĐTĐ) Khi mạng xã hội thông tin Tập đoàn Samsung sẽ dời nhà máy từ Việt Nam sang Ấn Độ, thì tại buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thái Nguyên,Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho khẳng định không có chuyện như vậy. Nghĩa là Việt Nam vẫn là “thành trì” của Samsung và họ sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư. Bằng chứng là vào cuối tháng 12 năm ngoái, Samsung đã khánh thành trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội, đây được coi là cơ sở R&D lớn nhất Đông Nam Á của tập đoàn này, hướng tới mục tiêu trở thành địa điểm chiến lược của hãng về nghiên cứu và phát triển quy mô lớn thu hút hàng nghìn lao động.
Phải thu hồi đất dự án “trao tay”, “đắp chiếu”!

Phải thu hồi đất dự án “trao tay”, “đắp chiếu”!

(LĐTĐ) Mặc dù mới đưa ra lấy ý kiến nhân dân thời gian ngắn, nhưng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã lập kỷ lục về số người tham gia đóng góp ý kiến. Đơn giản, đất đai với người dân gắn bó như “cá với nước; máu với thịt”. Những bất cập của luật hiện hành đã làm nảy sinh các vụ khiếu kiện kéo dài liên quan đến đất đai thời gian qua.
Lương tăng, nhà giảm giá!

Lương tăng, nhà giảm giá!

(LĐTĐ) Lương, thu nhập tăng, giá nhà giảm là mong mỏi của tất cả người lao động để cụ thể hóa giấc mơ an cư. Còn xét trên góc độ quản lý nhằm đưa quỹ đạo lương - giá về một thể thống nhất, đúng quy luật của kinh tế học.
Sửa đổi Luật đất đai, ba điều mong chờ

Sửa đổi Luật đất đai, ba điều mong chờ

(LĐTĐ) Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang trong quá trình lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Nhìn chung, dư luận nhân dân rất phấn khởi và tin tưởng việc sửa đổi lần này sẽ khắc phục được những khuyết tật liên quan đến lĩnh vực đất đai thời gian qua.
Siết chặt thuế thu nhập từ kinh doanh online

Siết chặt thuế thu nhập từ kinh doanh online

(LĐTĐ) Cách mạng 4.0 với sự lên ngôi của khoa học, công nghệ thì việc chuyển đổi số để hướng tới mô hình chính quyền số, xã hội số, kinh tế số đang là xu thế của tất cả các quốc gia. Trong đó, kinh doanh trên nền tảng số (kinh doanh online) đang trở thành xu hướng và là công việc chân chính. Vấn đề quan trọng là quản lý nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, đặc biệt thuế thu nhập ra sao mới là điều đáng bàn.
Nhà ở công nhân…

Nhà ở công nhân…

(LĐTĐ) Nhà ở công nhân không chỉ là vấn đề an sinh xã hội mà còn liên quan đến cả lĩnh vực năng suất lao động. Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tại các khu công nghiệp muốn tạo ra giá trị sản xuất, kinh doanh cao phải đảm bảo việc tái tạo sức lao động của công nhân, trong đó vấn đề nhà ở (an cư) là trụ cột.
Nỗ lực tìm lại vỉa hè cho người đi bộ

Nỗ lực tìm lại vỉa hè cho người đi bộ

(LĐTĐ) “Vỉa hè” có lẽ là một trong những cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trong quãng ít ngày gần đây. Đặc biệt là khi Ban Chỉ đạo 197 của Hà Nội ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.
Đại lộ sinh đại phú

Đại lộ sinh đại phú

(LĐTĐ) Người xưa đã đúc kết: “Phi thương bất phú”. Nghĩa là không làm ăn buôn bán, không giao thương thì chẳng bao giờ có thể giàu lên được. Tuy nhiên, muốn mở rộng giao thương, muốn phát triển kinh tế thì phải phát triển, mở mang giao thông “Đại lộ sinh đại phú”.
Đẩy nhanh các dự án giao thông, tạo sự bứt phá cho Thủ đô

Đẩy nhanh các dự án giao thông, tạo sự bứt phá cho Thủ đô

(LĐTĐ) Giao thông là hạ tầng cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội. Xác định rõ điều này, Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông. Dễ thấy nhất, Hà Nội đang tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm, phát triển hạ tầng, góp phần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công…
Xem thêm
Phiên bản di động