Báu vật khảo cổ học Việt Nam:

Mộ thuyền Châu Can và văn hóa Đông Sơn

Mộ thuyền Châu Can được phát hiện và khai quật vào tháng 9/1974 tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học cho thấy, chủ nhân của ngôi mộ này là cư dân văn hóa Đông Sơn, niên đại cách đây khoảng 2.300 năm. Câu chuyện về mộ thuyền Châu Can hé mở những bí mật về hình thức mai táng cổ xưa của người Đông Sơn, mang tâm thức Việt rất rõ.
tin nhap 20180518083824 Đục thông vòm cầu Long Biên: Phục hồi nguyên trạng nét xưa
tin nhap 20180518083824 Xem chia cá ăn Tết ở xứ Mường

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam tại cuộc Tọa đàm "Các hình thức táng ở Việt Nam – Phần 2” diễn ra vừa qua, khu mộ Châu Can được khai quật từ năm 1974. Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện một loại hình mộ táng với những quan tài bằng thân cây khoét rỗng loại nhỏ, trong đó có những di vật bằng đồng thau thuộc nền văn hóa Đông Sơn, đặc biệt phát hiện hai bộ xương cách đây hơn 2.000 năm ở tình trạng gần như vẫn còn nguyên vẹn.

Mộ thuyền chứa bộ xương của người đàn ông cao khoảng 1,65m, thể chất khỏe mạnh. Quan tài được chế tác từ thân cây gỗ bổ đôi, một nửa làm tấm thiên và một nửa làm tấm địa, bộ phận liên kết giữa tấm thiên và tấm địa là đinh chốt, mộng khớp, ở bốn góc quan tài có bốn tay khiêng, bên trong chôn theo nhiều hiện vật điển hình của văn hóa Đông Sơn như đồ gốm, đồ gỗ, tre và kim loại.

tin nhap 20180518083824
Chủ nhân của Mộ thuyền Châu Can này là một cư dân văn hóa Đông Sơn (ảnh: Bảo Thoa)

PGS.TS Nguyễn Lân Cường cũng cho biết, cách ngày nay khoảng 2.500 năm, ở Việt Nam có hai táng thức đặc trưng nhất là mộ thân cây khoét rỗng hình thuyền của cư dân văn hóa Đông Sơn và mộ chum trong văn hóa Sa Huỳnh. Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện gần 30 di tích có quan tài hình thuyền thuộc văn hóa Đông Sơn, nổi tiếng nhất là khu mộ Việt Khê (Hải Phòng) và Châu Can (Hà Tây). Ở thời Đông Sơn, hình thức hung táng cũng được một số tộc người sử dụng khá nhiều, tuy nhiên chỉ những người có điều kiện mới có thể được chôn cất theo hình thức đó.

Thời kỳ đó, những người cổ họ thường sinh sống ở các cửa hang, khi có người chết họ sẽ trói lại trong tư thế ngồi hoặc nằm co bó gối, xác chết sẽ được đưa vào phía sâu trong hang để họ vẫn có thể được gần người thân. Sau vài năm, thịt da tiêu hết, người thân sẽ thu lấy xương cốt cho vào trong trống đồng để chôn cất. Các nhà khảo cổ học đã đào tìm được những chiếc trống đồng bên trong có chứa sọ người hay các bộ phận xương cốt khác.

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội) đang trưng bày “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” giới thiệu gần 300 hiện vật tiêu biểu từ thời Tiền sử đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18). Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, khảo cổ học Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, từ những phát hiện nhỏ lẻ của các học giả phương Tây về các nền văn hóa sơ kỳ đá mới như Hòa Bình, Bắc Sơn… và bước đầu nghiên cứu các nền văn hóa thời kim khí như Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo.. Sau năm 1954, các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục phát hiện và nghiên cứu nhiều nền văn hóa thuộc các giai đoạn khác nhau, lấp được những “khoảng trống” trong tiến trình lịch sử Việt Nam, đóng góp nguồn tư liệu quan trọng làm sáng tỏ cội nguồn và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trưng bày “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” đã tổ chức thành công tại Đức (từ 2016 - 2/2018), thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng Đức, giúp người dân Đức và châu Âu hiểu biết hơn về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam thông qua các tài liệu, hiện vật.

Ở thời Hậu Lê, loại hình mộ táng khá phổ biến. Mộ hợp chất có đặc điểm là quách hợp chất ở bên ngoài, loại hợp chất được làm từ vôi, cát, mật, vỏ nhuyễn thể, nước cây niệt dó trộn lẫn thành chất hồ liên kết với nhau, khiến nước ở bên ngoài không thấm vào mộ được. Mộ tìm thấy ở cánh đồng đào Nhật Tân là một ví dụ điển hình cho hình thức mộ táng. Đây là ngôi mộ có niên đại vào cuối thời Lê đầu thời Nguyễn – thuộc nửa cuối thế kỷ 18. Thi hài tìm thấy trong mộ là một người đàn ông khoảng 62 tuổi, cao 1,62m. Khi mới khai quật, thi hài còn được bảo quản tốt, các khớp mềm, tóc dài, áo dài nhiều lớp nút cài ngang sườn, mũi nhọn vểnh lên, mặc 23 chiếc áo và 2 cái quần...Tất cả mọi thứ trong mộ hầu như còn giữ được sự nguyên vẹn.

Các hình thức táng của cư dân thời cổ không chỉ cung cấp một số lượng phong phú các di vật được người xưa chôn cất theo, điều quan trọng hơn nữa là qua các hình thức mai táng và các đồ vật tùy táng, chúng ta có thể nghiên cứu được trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, nguồn gốc tộc người... của cư dân thời cổ.

“Táng là biện pháp xử lý thi hài người sau khi chết. Mỗi một nền văn hóa, mỗi dân tộc trên thế giới đều có những phương thức táng khác nhau, thể hiện nét đặc trưng văn hóa cũng như đặc điểm riêng biệt của mỗi vùng đất, dân tộc và con người. Thông qua hình thức mai táng và các đồ vật tuỳ táng, chúng ta có thể nghiên cứu được trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, nguồn gốc tộc người, đặc trưng văn hoá... của cư dân thời cổ”, PGS. TS Nguyễn Lân Cường cho biết.

TS. Nguyễn Anh Thư, Giảng viên Khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết, đặc trưng đồ tùy táng trong mộ thuyền Châu Can là một số loại hình mộ nồi, mộ vò gốm, mộ thạp đồng, mộ trống đồng trong văn hóa Đông Sơn. Đồ tùy táng chôn trong mộ bao gồm đồ gốm, đồ gỗ, tre và kim loại. Có thể nói, số lượng đồ tùy táng trong khu mộ Châu Can không nhiều về số lượng nhưng lại rất hiếm về loại hình.

Đáng chú ý nhất là những dụng cụ lao động bằng tre, gỗ như “dụng cụ xới đất” và những chiếc rìu xéo lắp vào chiếc cán gỗ độc đáo, trong đó một đầu cán rìu được đẽo gọt theo dáng dấp của hình đầu chim trên trống đồng, chiếc lao với cán tre còn nguyên dạng, cột tre còn giữ được màu vàng rơm, chiếc cán dáo làm bằng một đoạn ngọn tre và một chiếc muôi làm bằng một phần ống nứa. Mộ thuyền Châu Can được giới khoa học đánh giá là một minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục của cư dân Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2.300 năm.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

(LĐTĐ) Màn bắn pháo hoa tầm cao rực rỡ sắc màu vào tối 6/5 là điểm nhấn ấn tượng trong Chương trình Nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”, được tổ chức tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) với chủ đề “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức.
Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-01S

Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-01S

(LĐTĐ) Quá trình điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai xác định Trần Minh Lợi có liên quan đến sai phạm trong công tác nghiệm thu cải tạo xe tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ gới 60-01S. Các Quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai phê chuẩn.
Huyện Thanh Oai tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Huyện Thanh Oai tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan bày tỏ: “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Oai mãi mãi ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa đã không tiếc máu xương vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân”.
Giúp người lao động nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa

Giúp người lao động nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa

(LĐTĐ) Theo Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh, vấn đề mang tính thời sự hiện nay, đó chính là tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng trở nên phức tạp. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của người lao động, cũng như tăng cường trách nhiệm của người sử dụng lao động, các cơ quan đơn vị có liên quan là rất cần thiết.
LĐLĐ quận Đống Đa: Thành lập công đoàn Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko

LĐLĐ quận Đống Đa: Thành lập công đoàn Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko.
Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Bộ Tư pháp tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới - Cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam trong thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp”.

Tin khác

Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

(LĐTĐ) Màn bắn pháo hoa tầm cao rực rỡ sắc màu vào tối 6/5 là điểm nhấn ấn tượng trong Chương trình Nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”, được tổ chức tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thu hút đông đảo du khách tham quan

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thu hút đông đảo du khách tham quan

(LĐTĐ) Sáng 6/5, mặc dù trời mưa nặng hạt nhưng lượng khách đến tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vẫn rất đông. Thậm chí, có thời điểm Bảo tàng phải tạm ngừng bán vé, đóng cửa để điều tiết lượng khách.
Ấn tượng 700 máy bay không người lái tạo hình Chiến thắng Điện Biên Phủ trên bầu trời Điện Biên

Ấn tượng 700 máy bay không người lái tạo hình Chiến thắng Điện Biên Phủ trên bầu trời Điện Biên

(LĐTĐ) Tối 5/5, bầu trời phía trên Tượng đài chiến thắng ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên xuất hiện nhiều hình ảnh khổng lồ được tạo từ 700 drone (thiết bị bay không người lái) phát sáng.
Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

(LĐTĐ) Tối 5/5, Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, đã được truyền hình trực tiếp từ 5 điểm cầu Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh trên VTV1 nhằm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 ngôn ngữ.
Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

(LĐTĐ) Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 lung linh trong sắc nến, khi thế hệ trẻ Điện Biên đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với nhiều hình ảnh ấn tượng, sẵn sàng cho ngày chính thức 7/5.
Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đang đón lượng lớn du khách và người dân tới tham quan. Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành ngày hội lớn của nhân dân Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.
Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam thực hiện chương trình nghệ thuật “Sống mãi với Điện Biên” ra mắt khán giả Thủ đô vào các ngày 4, 5, 11 và 12/5/2024 tại Rạp Xiếc Trung ương (số 67 - 69 Trần Nhân Tông, Hà Nội).
Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Xem thêm
Phiên bản di động