Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, việc giao lưu văn hóa, giáo dục đã trở thành một trong những hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiếp thêm động lực và thúc đẩy niềm yêu thích học tập ngoại ngữ. Đây cũng là hoạt động góp phần giúp học sinh Thủ đô hình thành nên những phẩm chất của người công dân toàn cầu: Năng động, sáng tạo và chủ động hội nhập trong tương lai.
Thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt - Hàn Viện Pháp tại Hà Nội: Cầu nối giao lưu văn hóa giữa Pháp và Việt Nam

Nhiều trải nghiệm lý thú

Tháng 8 vừa qua, đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka (Nhật Bản) đã có hành trình giao lưu văn hóa đầy bổ ích, lý thú và ý nghĩa tại Hà Nội theo chương trình giao lưu văn hóa, giáo dục giữa hai Thành phố. Điểm nhấn của hành trình lần này là 41 học sinh Nhật Bản đã được 41 gia đình Việt Nam đón về nhà chăm sóc. Ở mỗi gia đình đều có một người bạn Việt Nam cùng trang lứa với học sinh Nhật Bản.

Việc giao lưu, kết nối không dừng lại ở ngôn ngữ, mà còn có sự giao thoa, học hỏi văn hóa, giáo dục hai nước. Từ đây, một hành trình với nhiều trải nghiệm thú vị thực sự bắt đầu. Các học sinh Nhật Bản đã được ngắm phố phường Hà Nội trên xe buýt 2 tầng; tự tay điều khiển rối nước tại Nhà hát múa rối Thăng Long; thăm làng gốm sứ Bát Tràng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Nhà tù Hỏa Lò… Đồng thời các em cũng được tham gia các giờ học, trải nghiệm cuộc sống học đường tại Trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm (quận Bắc Từ Liêm), tham dự các buổi sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Nhật…

Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa
Đoàn học sinh Nhật Bản cùng học sinh Việt Nam tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Chia sẻ về những ngày vui vẻ bên người bạn đến từ Nhật Bản, Nguyễn Hà My (học sinh Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, quận Tây Hồ) cho biết: “Thời gian được cùng các bạn Nhật Bản là những kỷ niệm không thể nào quên. Nhìn thấy sự hào hứng của các bạn khi được tiếp xúc với những điều mới lạ và thú vị, chúng em cũng cảm thấy thật vui và ấm áp…”

Đoàn Lê Khánh Chi (học sinh Trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Ban đầu, em hơi ái ngại khi có người lạ về nhà. Nhưng cùng bạn ăn uống, tham gia các sinh hoạt khác, em phát hiện mình và bạn có nhiều đặc điểm, sở thích giống nhau. Em học hỏi từ bạn nhiều điều từ sự tự giác, hòa đồng đến tính cách tự lập. Đây là trải nghiệm rất tuyệt vời mà em có”.

Khánh Chi cho biết, ở bữa cơm đầu tiên, gia đình em đã mời bạn thưởng thức những món ăn đậm hương vị Việt như: Đậu phụ sốt hành, nem rán, rau muống xào, thịt kho tàu, canh cá chua. Những ngày sau đó, em lên kế hoạch chi tiết mời bạn các món ăn đặc trưng ẩm thực Hà Nội gồm: Phở, bún thang, bún chả, bánh xèo, kem Tràng Tiền. Những ngày lang thang tham quan Hà Nội cùng bạn đã giúp em rèn luyện nhiều kỹ năng ngoại ngữ, hiểu cách giao tiếp người Nhật. Bạn đã thưởng thức và liên tục dành lời khen ngợi tới hương vị ẩm thực Việt. Theo Khánh Chi, hành trình hướng dẫn người bạn mới tham quan các di tích văn hóa, lịch sử tại Hà Nội đã được em và các bạn thiết kế kỹ càng dưới sự tư vấn của thầy cô giáo. Dù không cùng ngôn ngữ nhưng các em nhanh chóng thân thiết, kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị về thầy cô, bạn bè, gia đình.

Còn Phạm Nguyễn Hạnh Dung (học sinh Trường Trung học phổ thông Việt Đức, quận Hoàn Kiếm) bộc bạch: “Tham gia chương trình, em tự tin trò chuyện với các bạn Nhật, có thêm cơ hội tìm hiểu văn hóa nước Nhật. Nhân đây, em cũng đã giới thiệu tới các thầy cô, bè bạn đến từ Nhật Bản ngôi trường Trung học phổ thông Việt Đức với các hoạt động thể thao, học tập, ngoại khóa tuyệt vời”.

Mở rộng hợp tác

Bày tỏ cảm xúc trước những trải nghiệm mới mẻ, Honori Matsushima (một thành viên trong đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka) chia sẻ: “Những ngày ở Việt Nam giao lưu với các bạn học sinh Hà Nội thật tuyệt vời. Đây là cơ hội quý để em hiểu về Hà Nội, những địa danh nổi tiếng như Văn Miếu, Hồ Gươm... Sau chuyến đi này em muốn sớm trở lại Việt Nam. Mọi người ở đây đều rất tốt với em”.

Tương tự, Mizuki Ishibashi (một thành viên khác trong đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka) bày tỏ: “Em rất vui khi tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa tại Hà Nội trong những ngày qua. Em hy vọng các chương trình trao đổi giữa 2 nước sẽ tiếp tục mở rộng và liên tục hơn nữa để học sinh 2 Thành phố có cơ hội trở thành “sứ giả”, giới thiệu văn hóa đặc sắc nước mình với nước bạn”.

Cô giáo Nguyễn Bội Quỳnh (Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Việt Đức, quận Hoàn Kiếm) cho hay, tại Trường Trung học phổ thông Việt Đức, các em học sinh được chú trọng đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nhật. Do vậy, việc tham gia những chương trình trao đổi như thế này sẽ giúp học sinh của trường có thêm cơ hội trau dồi, rèn luyện ngoại ngữ, đồng thời tạo cơ hội để các em trở thành những “sứ giả” giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội tới Nhật Bản nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung.

Ông Tomoyuki Mizoguchi (Trưởng đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka) nhấn mạnh: “Đây là trải nghiệm quý giá của đoàn chúng tôi. Những trải nghiệm thực tế là bài học giá trị trên con đường trưởng thành của các học sinh. Kết thúc chuyến đi đầy ý nghĩa và kỷ niệm, đoàn sẽ quay trở lại Nhật Bản, chuẩn bị chương trình tiếp đón các bạn học sinh của Hà Nội vào tháng 10 tới đây”.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, chương trình giao lưu văn hóa, giáo dục đặc biệt có ý nghĩa với học sinh Hà Nội từ nhiều năm nay. Với mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu, Hà Nội sẽ cùng các quốc gia khác trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Mỹ... tăng cường thực hiện các chương trình trao đổi nhằm nâng cao kiến thức và mở ra chân trời rộng mở cho các em. Thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng chương trình này tại các trường ngoại thành Hà Nội, nhằm thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa các vùng nông thôn và thành thị; tạo nhiều cơ hội giao lưu, học tập, tìm hiểu văn hóa cho học sinh ngoại thành…

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động