Mở rộng hợp tác đưa lao động sang Nhật Bản làm việc

(LĐTĐ) “Việt Nam và Nhật Bản sẽ mở rộng phát triển, hợp tác toàn diện để chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần và đảm bảo quyền lợi của người lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc”.
Lao động sang Nhật Bản sẽ không phải đặt cọc Những điểm mới đối với lao động sang Nhật Bản làm việc

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung nhấn mạnh như vậy tại buổi gặp gỡ, trao đổi với ông Takebe Tsutomu, Chủ tịch Hiệp hội Nagomi, Cố vấn cao cấp Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt mới đây tại trụ sở Bộ LĐTBXH.

Hợp tác để người lao động có việc làm thỏa đáng

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung thông tin: Nhật Bản được coi là một trong những thị trường lao động trọng điểm mà Việt Nam đang đưa người lao động đến làm việc. Những năm gần đây, số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản chiếm trên 50% số lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm. Đây là một trong các thị trường có điều kiện việc làm và thu nhập tốt được người lao động Việt Nam ưa thích lựa chọn.

Mở rộng hợp tác đưa lao động sang Nhật Bản làm việc
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp ông Takebe Tsutomu, Chủ tịch Hiệp hội Nagomi, Cố vấn cao cấp Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt.

“Trong quá trình thực tập, lao động tại Nhật Bản, thực tập sinh/lao động Việt Nam có điều kiện tham gia, đóng góp cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, sản xuất - kinh doanh của Nhật Bản, giúp Nhật Bản khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã tạo điều kiện hỗ trợ tích cực các thực tập sinh/lao động trong việc hoà nhập, học tiếng và làm quen với đời sống văn hóa - xã hội của Nhật Bản” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Chương trình tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng nước ngoài nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ cho quốc gia phái cử là các nước đang phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Nhật Bản với các nước phái cử... Đến nay đã có hàng trăm ngàn thực tập sinh kỹ năng trở về Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản.

Những lao động này đã phát huy những kỹ năng, ý thức tác phong công nghiệp, trình độ tiếng Nhật cũng như sự hiểu biết về đất nước, phong tục tập quán của Nhật Bản để đóng góp cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật Bản đang và sẽ đầu tư tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trong nước.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đề cập tới 3 vấn đề với ông Takebe Tsutomu để hai bên tiếp tục mở rộng hợp tác toàn diện, đó là: Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động làm việc tại Nhật Bản, phát triển nguồn nhân lực và vấn đề đảm bảo quyền lợi người lao động. Việt Nam có thể đặt hàng Nhật Bản đào tạo ở những lĩnh vực khó mà Việt Nam đào tạo chất lượng chưa cao và ngược lại Nhật Bản có thể đặt hàng Việt Nam đào tạo nhân lực chất lượng cao để sang Nhật làm việc đồng thời, phối hợp xây dựng mạng lưới an sinh, trong đó có sự hợp tác về bảo hiểm xã hội, các vấn đề an sinh xã hội, sự hợp tác cần toàn diện hơn nữa để người lao động khi tham gia có việc làm thỏa đáng, an sinh xã hội bền vững.

Giúp người lao động an tâm tu nghiệp

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, mới đây, trong buổi tiếp và làm việc với Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản Nakatani Gen, hai bên đã trao đổi nhiều nội dung liên quan đến các chương trình hợp tác lao động, đào tạo nguồn nhân lực thông qua chương trình thực tập sinh kỹ năng và nhất là vấn đề nâng cao mức sống cho người lao động nói chung tại Nhật Bản, trong đó có lao động người Việt Nam; vấn đề tháo gỡ trong thuế cư trú và thuế thu nhập đối với người lao động Việt Nam tại Nhật Bản (hiện lao động Việt Nam tại Nhật Bản phải chịu 2 loại thuế là thuế cư trú và thuế thu nhập).

“Việt Nam mong muốn Nhật Bản xem xét việc miễn thuế cư trú, thuế thu nhập đối với người lao động, thực tập sinh Việt Nam như phía Nhật Bản đang áp dụng cho một số nước phái cử khác; xem xét giảm thời gian phê duyệt hồ sơ, thủ tục cấp chứng nhận tư cách lưu trú, visa để tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều lao động/thực tập sinh Việt Nam nhập cảnh vào Nhật Bản. Đồng thời, các nghiệp đoàn cần quan tâm hỗ trợ nhiều hơn để người lao động Việt Nam yên tâm tu nghiệp tại Nhật Bản” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng bày tỏ mong muốn Nhật Bản sẽ mở rộng thêm các ngành nghề tiếp nhận nhân lực Việt Nam, nhất là các lĩnh vực mà Nhật Bản thiếu hụt như dịch vụ nhà hàng, khách sạn, lái xe buýt… Đây là những ngành nghề mà lao động Việt Nam có thế mạnh và rất phù hợp với thị trường lao động tại Nhật Bản. Về vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Việt Nam đang rất chú trọng đến vấn đề này khi ngay cả trong nước đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, trong 3 sự chuyển đổi, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi nhân lực thì ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là chuyển đổi nhân lực để hướng tới nguồn lực đại học, cao đẳng có chất lượng cao.

“Nhật Bản có thể chuyển hướng, đặt hàng với Việt Nam về việc đào tạo, bao nhiêu nghề, bao nhiêu trường, chỉ tiêu thế nào, Việt Nam hoàn toàn có thể đảm nhận được, đáp ứng tốt những gì thị trường Nhật đang cần” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Về phần mình, ông Takebe Tsutomu bày tỏ đồng cảm và chia sẻ với những ý kiến của người đứng đầu ngành LĐTBXH đã đề cập. Đồng thời, đánh giá rất cao những thể chế, chính sách mà Việt Nam đã làm đối với người lao động.

Cố vấn cao cấp Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt Takebe Tsutomu cũng tiếp thu những ý kiến mang tính xây dựng của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nhất là những ý kiến được đưa ra tại buổi tiếp Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản trước đó. Ông cho rằng những góp ý, kiến nghị và vấn đề về việc miễn thuế cư trú, thuế thu nhập đối với người lao động, thực tập sinh Việt Nam đã mở ra nhiều góc nhìn mới và là cơ sở để Chính phủ Nhật Bản sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Nhật Bản.

"Tháng 11 năm nay, dự kiến Chính phủ Nhật Bản sẽ họp bàn để sửa đổi các chế độ chính sách, trong đó có chính sách về lao động" - ông Takebe Tsutomu nói./.

Tú Anh

Nên xem

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Tin khác

Tận dụng công nghệ, kết nối hơn 41.000 việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố

Tận dụng công nghệ, kết nối hơn 41.000 việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc đã diễn ra hôm nay (25/7), thu hút sự tham gia của 117 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng hơn 41 nghìn chỉ tiêu đa dạng các vị trí ngành nghề.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển nhanh

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển nhanh

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội luôn chú trọng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.
Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Xem thêm
Phiên bản di động