Mở hướng cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra thế giới

(LĐTĐ) “Đi cùng nhau” là một trong những cách đi mà Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng cho các doanh nghiệp công nghệ. Chiến lược của các doanh nghiệp tiên phong sẽ là bài học quý giá, mở hướng cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước tự tin bước ra thị trường quốc tế.
Cần quy định rõ chính sách tiền lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp HNX điểm mặt 54 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu Đồng hành cùng chuyên môn xây dựng doanh nghiệp ổn định và phát triển

”Đi cùng nhau” vươn ra thế giới

Những năm gần đây, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã phát triển nhanh cả về số lượng và năng lực cạnh tranh, đã và đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số cho công cuộc tăng tốc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số của đất nước.

Từ đó, góp phần thu hẹp khoảng cách số trên toàn cầu, cùng cộng đồng doanh nghiệp quốc tế chung tay xây dựng thế giới số vì một tương lai tươi sáng hơn.

Mở hướng cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra thế giới
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị “Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới”.

Năm 2022 là năm các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tấn công mạnh mẽ thị trường nước ngoài, đi đầu tư kinh doanh, đi làm chuyển đổi số cho các nước đã phát triển như Mỹ, Nhật. Doanh thu từ thị trường nước ngoài của Viettel về viễn thông đạt 3 tỷ USD, của FPT về công nghệ thông tin và chuyển đổi số đạt 1 tỷ USD.

Nhiều công ty Việt Nam ngay từ ngày đầu thành lập đã hướng tới thị trường nước ngoài như NTQ Solution, Smart OCS, Rikkeisoft, Omi, VMO. Có những doanh nghiệp ngay từ ngày đầu thành lập đã đặt mục tiêu phát triển công nghệ mới ngang hàng với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Nhận định đi ra nước ngoài là nhiệm vụ đầy khó khăn nhưng đầy vinh quang, tại hội nghị “Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới” Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, đây là sứ mệnh của các doanh nghiệp để đưa Việt Nam hóa rồng, trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Theo Bộ trưởng, đi ra nước ngoài là mang tri thức và công nghệ số của Việt Nam đi mở cõi, để Việt Nam đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Đi ra nước ngoài cũng là mở rộng không gian, mở rộng thách thức, mở rộng hệ tri thức, là học hỏi để xây dựng Việt Nam. Không đi ra nước ngoài, không cạnh tranh, không chinh phục, không có doanh thu từ thị trường nước ngoài thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ triển khai chiến dịch tổng thể, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài. Bộ cùng với các cơ quan liên quan sẽ mở đường, các doanh nghiệp đã đi ra nước ngoài thành công sẽ hỗ trợ, kéo các doanh nghiệp khác cùng đi.

Theo đó, “Đi cùng nhau” là một trong những cách đi mà Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng cho các doanh nghiệp công nghệ. Doanh nghiệp lớn dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ hơn, doanh nghiệp đi trước dẫn dắt doanh nghiệp đi sau. Bí quyết và chiến lược chinh phục thị trường thế giới của các doanh nghiệp tiên phong là những bài học quý giá, mở hướng cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước tự tin bước ra thị trường quốc tế.

Mỗi doanh nghiệp phải có khát vọng bơi ra biển lớn

Chia sẻ về dấu ấn Việt Nam trên bản đồ số toàn cầu, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết, từ bước chân đầu tiên của FPT đến Ấn Độ cách đây hơn hai thập kỷ, hiện nay FPT đã hiện diện tại 29 quốc gia, doanh số tại thị trường nước ngoài đạt 1 tỷ USD, tăng gấp 25.000 lần, với quy mô nhân lực là 27.000 người, tăng 900 lần.

Mở hướng cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra thế giới
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT chia sẻ kinh nghiệm vươn ra thị trường thế giới của tập đoàn.

Thời kỳ đầu đi ra nước ngoài với muôn vàn khó khăn, FPT đã rút ra bài học: Phải làm những việc mới thì mới có khả năng cạnh tranh, nếu chỉ tập trung làm việc cũ thì không có cơ hội. Cách đây 10 năm, khi thời cơ đến, FPT đã không ngần ngại chuyển sang những công nghệ mới nhất như Cloud, Big data, AI… Giờ đây các sản phẩm của FPT đã có mặt trong cả con chip ô tô của những hãng lớn nhất.

Theo ông Trương Gia Bình, muốn đi ra nước ngoài, người đứng đầu doanh nghiệp phải đi trước, mở cửa thị trường. Thị trường những nước nói tiếng Anh tốt luôn có sự cạnh tranh cao. Do vậy, các công ty Việt Nam có thể tìm kiếm cơ hội ở một số quốc gia không nói tiếng Anh nhưng kỹ sư của ta phải thông thạo ngôn ngữ của họ. Đó cũng chính là những thị trường đang khát khao các dịch vụ chuyển đổi số.

Tương tự chia sẻ về bài học kinh nghiệm trong hành trình đi ra quốc tế của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết: Bắt đầu đi ra nước ngoài từ năm 2006, đến nay Viettel đã chinh phục được 10 thị trường với doanh thu dịch vụ đầu tư nước ngoài đạt gần 3 tỷ USD.

Mở hướng cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra thế giới
Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel chia sẻ kinh nghiệm vươn ra biển lớn của doanh nghiệp.

Theo ông Tào Đức Thắng, để bơi ra biển lớn, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phải có khát vọng đủ lớn, đủ tự tin, tự hào. Nếu không có khát vọng, sẽ khó thoát khỏi vùng an toàn bởi thị trường nội địa vẫn ổn định, trong khi đi ra nước ngoài nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, phải có sự tự tin rằng người Việt mình có thể làm được.

Các doanh nghiệp Việt cần khảo sát, đánh giá kỹ về tình hình chính trị, kinh tế xã hội, luật pháp trước khi quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, phải tập trung nguồn lực để triển khai nhanh nhằm tận dụng cơ hội, nâng cao hiệu quả dự án. Đồng thời các doanh nghiệp cần gắn kết chặt chẽ với chính quyền địa phương sở tại, thượng tôn pháp luật, tham gia xây dựng chính sách, kinh doanh nhưng phải gắn liền với lợi ích xã hội.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

(LĐTĐ) Ngày 21/11, trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, với chủ đề “An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia”.
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu

Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu

(LĐTĐ) Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024 gồm 12 sự kiện chính thức cùng các sự kiện bên lề, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ các thực tiễn tốt, cách tiếp cận và sáng kiến mới để mở rộng hợp tác giữa các nước, các tổ chức, doanh nghiệp về đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo.
FPT và Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số, nâng tầm trải nghiệm khách hàng

FPT và Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số, nâng tầm trải nghiệm khách hàng

(LĐTĐ) Tập đoàn FPT và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, đánh dấu sự hợp tác toàn diện giữa hai bên nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và bảo hiểm nhân thọ.
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

(LĐTĐ) Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Trong đó, Nghị định số 147/2024/NĐ-CP nêu rõ điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân

iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân

(LĐTĐ) Cả hệ thống chính trị huyện Thanh Trì đã vào cuộc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân cài đặt và tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng "Công dân số Thủ đô" - iHanoi. Sau 4 tháng đi vào hoạt động, iHanoi đã tiếp nhận 526 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, 526 phản ánh đã được xử lý, chiếm tỷ lệ 89%.
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

(LĐTĐ) Từ ngày 13 - 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”.
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Với những nỗ lực không ngừng trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ, quá trình chuyển đổi số của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã mang lại những hiệu quả thiết thực, đưa Hà Nội trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước trong ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Xem thêm
Phiên bản di động