Mô hình đổi mới sáng tạo của Hà Nội cần đặc biệt so với địa phương khác

Muốn Hà Nội phát triển đi đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà áp dụng cơ chế chính sách hiện tại thì rất khó. Trong khi đó, Hà Nội có đầy đủ các nguồn lực để phát triển khoa học và công nghệ, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, vì vậy cần tạo hành lang pháp lý đầy đủ và vượt trội.
Cần cơ chế cho Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa Bảo vệ và phát triển văn hóa trên địa bàn Thủ đô: Phải có cơ chế “vượt trước” Phân quyền, phân cấp để tạo sự đột phá cho Thủ đô

Thu hút và trọng dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao

Đây là quan điểm của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ liên quan đến các nội dung về khoa học công nghệ trong Dự thảo Luật.

Theo Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Tuyến, chức năng quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ được quy định tại các Điều 18, 26, 42, 45, 46 của Dự thảo Luật.

Trong đó, về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Điều 18 Dự thảo Luật quy định: “Chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài có trình độ chuyên môn cao; nhiều kinh nghiệm thực tiễn; có công trình hoặc sản phẩm đã được nghiệm thu, công nhận, ứng dụng đem lại hiệu quả cao thì được ký hợp đồng làm việc để thực hiện một số nhiệm vụ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ...”.

Mô hình đổi mới sáng tạo của Hà Nội cần đặc biệt so với địa phương khác
Toàn cảnh buổi làm việc.

Góp ý nội dung này, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, thay bằng hình thức ký hợp đồng làm việc thì có thể nghiên cứu xây dựng các cơ chế ưu đãi về nhà ở, thu nhập, tạo môi trường làm việc tốt… để thực sự thu hút và trọng dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao này.

Cũng góp ý về nội dung này, một số ý kiến đề nghị làm rõ thế nào là “trình độ chuyên môn cao” đồng thời đề xuất tách rõ chế độ thu hút, trọng dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao ở trong nước và nước ngoài

Điều 26 dự thảo Luật có quy định các lĩnh vực trọng điểm về khoa học và công nghệ của Thủ đô bao gồm: Trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, công nghệ chuỗi khối, Internet vạn vật; năng lượng sinh khối; công nghệ gen, sinh học phân tử, vacxin; công nghệ chế tạo chip, in 3D, vật liệu tiên tiến; công nghệ vật liệu xây dựng mới.

Theo đại diện Cục Phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, các lĩnh vực trọng điểm nêu trên còn trùng lắp với các lĩnh vực công nghệ cao, do đó cân nhắc tên gọi bao quát hơn để tránh liệt kê thiếu sót và tên gọi các lĩnh vực có sự thay đổi sau này.

Mô hình đổi mới sáng tạo của Hà Nội cần đặc biệt so với địa phương khác

Đáng quan tâm, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ cho rằng, các mô hình khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Hà Nội cần đặc biệt so với địa phương khác, tuy nhiên hiện chưa có quy định đặc thù mà chỉ vận hành theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và một số Nghị định liên quan. Việc giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý Khu công nghệ cao nhằm thống nhất đầu mối quản lý và tạo sự chủ động là phù hợp.

Bày tỏ đồng tình, đại diện Vụ Công nghệ cao cho rằng cần làm nổi bật và xác định rõ mục tiêu quản lý Khu công nghệ cao. Trước đây, Ban quản lý khu công nghệ cao là do Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bổ nhiệm Trưởng Ban quản lý, sau đó đã giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm. Vì vậy, quy định như Dự thảo là phù hợp để tạo tính chủ động cho Hà Nội.

Phát biểu kết luận nội dung làm việc, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng nhấn mạnh, muốn Hà Nội phát triển đi đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà áp dụng cơ chế chính sách hiện tại thì rất khó. Trong khi đó, Hà Nội có đầy đủ các nguồn lực để phát triển khoa học và công nghệ, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, vì vậy cần tạo hành lang pháp lý đầy đủ và vượt trội.

Theo Dự thảo Luật, Tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô được: Áp dụng hình thức khoán kinh phí theo kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ; Quyết định thuê, thoả thuận chi phí thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài, mua sáng chế, thiết kế, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ; quyết định việc tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn của nhiệm vụ; công bố kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ;

Cá nhân chuyên gia, nhà khoa học chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô, ngoài các quyền nêu trên, còn được hưởng các ưu đãi: Thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm được xác định là thu nhập không phải chịu thuế thu nhập cá nhân; Được hỗ trợ từ ngân sách Thành phố một phần chi phí thuê nhà, phương tiện đi lại trong thời gian chủ trì nhiệm vụ.

Các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn Thủ đô được hưởng các ưu đãi sau đây: Được hỗ trợ từ ngân sách thành phố Hà Nội kinh phí mua sắm, chi phí vận hành máy, thiết bị phục vụ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô; Được hỗ trợ từ ngân sách thành phố Hà Nội kinh phí hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), phòng thí nghiệm thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Thủ đô; Doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô được hưởng ưu đãi tương tự như doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong các năm tham gia thực hiện nhiệm vụ.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động cấp cơ sở

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động cấp cơ sở

Hướng đến mục tiêu tổ chức thành công Hội nghị người lao động cấp Công ty năm 2025, Công đoàn Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội đã tập trung hướng dẫn, tạo điều kiện để các đơn vị trong công ty sớm hoàn thành Hội nghị người lao động cấp cơ sở.
Tiếp tục triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Tiếp tục triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành khóa XVII lần thứ 8 mở rộng để thông qua nhiều nội dung quan trọng.
LĐLĐ quận Tây Hồ tuyên truyền về công tác dân số tới đoàn viên

LĐLĐ quận Tây Hồ tuyên truyền về công tác dân số tới đoàn viên

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức hội nghị truyền thông chính sách, Chỉ thị của Trung ương và thành phố Hà Nội về công tác dân số trong tình hình mới cho công nhân, viên chức, lao động.
TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Giúp học sinh định hướng rõ ràng hơn cho chặng đường lập thân, lập nghiệp

Giúp học sinh định hướng rõ ràng hơn cho chặng đường lập thân, lập nghiệp

Sáng nay (12/4), tại Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình Đối thoại, Tư vấn, Hướng nghiệp năm 2025. Đây là dịp ý nghĩa để các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12, có thêm định hướng rõ ràng hơn cho chặng đường lập thân, lập nghiệp.
TP.HCM: Khởi công, khánh thành nhiều công trình chào mừng Lễ 30/4

TP.HCM: Khởi công, khánh thành nhiều công trình chào mừng Lễ 30/4

Hàng loạt công trình, dự án đô thị lớn sẽ được Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), khởi công, hoàn thành chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Tái hiện hình ảnh áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh

Tái hiện hình ảnh áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh

Thiết thực kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.

Tin khác

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Nhiều công trình giao thông trọng điểm được Thành phố dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 5/2025 như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, Hà Nội dự kiến khởi công dự án thành phần 3 thuộc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô khởi công trong quý II/2025.
Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Những năm qua, lễ hội chùa Tây Phương diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch, văn hóa, lịch sử Thủ đô.
Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Huyện ủy Thanh Trì vừa tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động