Bảo vệ và phát triển văn hóa trên địa bàn Thủ đô: Phải có cơ chế “vượt trước”

(LĐTĐ) Bảo vệ, phát triển văn hóa là một trong chín nhóm chính sách được đề xuất sửa đổi, bổ sung trong Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, nhằm giúp Hà Nội có cơ chế vượt trội, đặc thù để bảo tồn cũng như phát huy được bản sắc văn hóa của Thủ đô.
Định hướng, chính sách và nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô Phát triển văn hóa bền vững trong tiến trình xây dựng huyện thành quận

Làm rõ các chế độ ưu đãi, đối tượng ưu đãi

Ban Soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa làm việc với lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để làm rõ một số nội dung của Dự thảo Luật liên quan đến các chính sách về văn hóa.

Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến cho biết, liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quy định tại các Điều 18, 22, 23, 24, 37, 39, 42, 43, 45, 46 của Dự thảo Luật Thủ đô.

Bảo vệ và phát triển văn hóa trên địa bàn Thủ đô: Phải có cơ chế “vượt trước”
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho rằng lĩnh vực văn hóa của Hà Nội cần có các quy định, cơ chế tập trung, tránh dàn trải

Trong đó, về ưu đãi đầu tư (Điều 46) Dự thảo Luật quy định đối tượng ưu đãi là dự án đầu tư trong một số ngành công nghiệp văn hóa gồm: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, du lịch văn hóa; nội dung ưu đãi chủ yếu là miễn tiền đất, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng cần rà soát quy định pháp luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời làm rõ các chế độ ưu đãi, đối tượng ưu đãi để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Ngoài ra cũng có ý kiến đề nghị khoanh lại phạm vi để bảo đảm tính khả thi đồng thời làm rõ cơ chế để khai thác, thu lợi nhuận từ các ngành này.

Góp ý đối với Điều 23 của Dự thảo Luật, đại diện Cục Di sản văn hóa cho rằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa hiện nay đã khá đầy đủ. Do vậy, việc giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kiến trúc xây dựng; biện pháp bảo tồn, quản lý, khai thác sử dụng các công trình để cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị và bảo tồn, phát huy giá trị khu nội đô lịch sử cần theo hướng các nguyên tắc đặc thù để tránh trùng lặp.

Cùng với đó, hiện nay, Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa, vì vậy để đảm bảo thống nhất với Luật Di sản văn hóa, Dự thảo Luật nên xem xét điều chỉnh theo hướng chỉ giao cho tư nhân “quyền sử dụng bảo tàng” thay vì giao “quyền quản lý” bởi khối lượng di sản lưu trữ tại bảo tàng là rất lớn.

Về bảo vệ và phát triển văn hóa, thể thao tại Điều 24, đại diện Cục Nghệ thuật biểu diễn đề nghị bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ là “văn nghệ sĩ tài năng”. Hiện, Dự thảo Luật giao Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định phạm vi hỗ trợ, mức hỗ trợ cao hơn quy định hiện hành của Trung ương theo khả năng cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội đối với huấn luyện viên, vận động viên đạt giải thể thao thành tích cao, nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể; việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội đối với nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể…

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đề nghị với vấn đề phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội, Ban soạn thảo cần thiết kế thành 1 Điều riêng chứ không nằm rải rác trong Dự thảo Luật như hiện nay bởi đây là vấn đề lớn, cần xác định tính đặc thù như phát triển các khu công nghệ cao tại Hà Nội.

Cần những quy định mang tính đặc thù, “vượt trước”!

Tại Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” mới đây, PGS.TS. Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Hà Nội góp ý vào Điều 24, đề nghị sửa từ “bảo vệ” thành “bảo tồn”, và quy định khoản 1 Điều 24 như sau: “Bảo tồn và phát triển văn hóa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; bảo đảm cân bằng giữa bảo tồn và phát triển; quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả để văn hóa trở thành nguồn lực mới cho phát triển Thủ đô. Ưu tiên các nguồn lực cho bảo vệ và phát triển văn hóa trên địa bàn Thủ đô”.

PGS.TS Phạm Thị Thu Hương cũng đề nghị cần cho phép thành phố Hà Nội được áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao và văn hóa, và hình thức này nên được thực hiện chính thức và quy định trong Luật (như Dự thảo).

Về thành lập Quỹ Bảo vệ, phát triển văn hóa và tái thiết khu nội đô lịch sử của Thủ đô, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương góp ý, chỉ nên đặt tên ngắn gọn là Quỹ văn hóa Thủ đô, bởi lẽ, chữ “văn hóa” ở đây được hiểu là lĩnh vực văn hóa, bao gồm các hoạt động: Bảo vệ di sản văn hóa, phát huy giá trị di sản văn hóa, sáng tạo văn hóa, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tái thiết khu nội đô và các hoạt động khác thuộc về văn hóa.

“Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này cần có những quy định về cơ chế, chính sách mang tính đặc thù, “vượt trước” về văn hóa, để mục tiêu “kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô” có thể trở thành hiện thực”, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương nói.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho rằng, để xứng tầm vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến thì lĩnh vực văn hóa của Hà Nội cần có các quy định, cơ chế đặc thù, nổi bật, tập trung, tránh dàn trải, để Hà Nội thực sự là một trong những địa phương tiên phong trong xây dựng công nghiệp văn hóa. Theo Thứ trưởng, nếu lĩnh vực văn hóa được Hà Nội thực hiện tốt, sẽ tạo được sự đồng thuận của người dân cũng như tạo được tính lan tỏa cho các địa phương lân cận.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Trên bãi sông Hồng được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, với rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong đó, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân...
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

(LĐTĐ) Luật Thủ đô vừa được thông qua quy định Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

(LĐTĐ) Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi).
Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội quy định cho phép xây dựng tuyến đê mới, xây dựng công trình mới để khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông, bãi nổi thuộc các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội cho rằng, gây ô nhiễm môi trường không phải chỉ có phương tiện giao thông, do đó đề nghị sửa thành “Vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường”.
Xem thêm
Phiên bản di động