Mất cân bằng giới tính khi sinh đang tăng nhanh và nghiêm trọng
Thông tin ban đầu kết quả thanh tra vụ cắt đôi que xét nghiệm nhanh HIV | |
Một thanh niên vô cớ bị hành hung tại hàng ăn |
Năm 2050, hơn 4 triệu đàn ông không có khả năng kết hôn
Phát biểu tại Hội nghị cung cấp các thông tin cho các nhà báo, cán bộ truyền thông cấp tỉnh về dân số và phát triển, bà Đỗ Thị Hồng – Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Tổng cục DS – KHHGĐ) cho biết: Hiện nay Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn thách thức trong vấn đề dân số.
Trong đó có thể kể đến mất cân bằng giới tính khi sinh; mức sinh giữa các vùng có chênh lệch khá lớn; mức sinh giảm xuống quá thấp đã xuất hiện ở nhiều khu vực; lợi thế dân số vàng chưa được tận dụng tốt; già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh tuy nhiên giải pháp thích ứng chưa được triển khai; chất lượng dân số còn nhiều hạn chế;…
Làm rõ hơn vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tân, nguyên Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS – KHHGĐ chia sẻ: Một trong những vấn đề nghiêm trọng ở nước ta hiện nay là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh. Tại Việt Nam, việc mất cân bằng giới tính khi sinh muộn hơn so với nhiều nước, vào năm 2006 tỷ số là 109 bé trai/100 bé gái.
Bà Đỗ Thị Hồng – Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Tổng cục DS – KHHGĐ) phát biểu tại Hội nghị. |
Mặc dù xuất hiện muộn, nhưng tình trạng này tại Việt Nam tăng rất nhanh, đến năm 2013 đã có 113 bé trai/100 bé gái và đến 2018 có 114,5 bé trai/100 bé gái. Vừa qua, tỷ lệ này giảm xuống 111 bé trai/100 bé gái, nhưng vẫn là mức cao. “Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, đến năm 2050, ít nhất chúng ta sẽ dư thừa 2,3 triệu và cao nhất là 4,3 triệu đàn ông không có khả năng kết hôn”, ông Tân nhấn mạnh.
Nguyên nhân của tình trạng này là tâm lý của nhiều người muốn sinh con trai, phần lớn những người sinh con thứ 3 là để lựa chọn con trai. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các công nghệ siêu âm hiện đại có khả năng phát hiện sớm giới tính thai nhi, trong đó có loại phát hiện khi thai chỉ mới 1-2 tuần tuổi. Giải pháp phát hiện, xử lý vấn đề này rất khó, bởi đây là việc vô cùng riêng tư của mỗi gia đình
Không chỉ vậy, Việt Nam còn đối mặt với tình trạng già hóa dân số với tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Thời gian để chúng ta thích ứng với vấn đề này rất ngắn (20 năm), trong khi ở các nước, thời gian để quá độ từ “già hóa” sang già là từ 21-115 năm.
Cơ cấu dân số già sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước cả về kinh tế, an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe,… Khi số lượng người cao tuổi tăng lên, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động giảm đi dẫn đến tình trạng thiếu nguồn lao động. Hiện đang có 5,2 người đóng bảo hiểm xã hội cho 1 người hưởng. Dự kiến đến năm 2050 chỉ có 2 người đóng và 1 người hưởng.
Ông Nguyễn Văn Tân, nguyên Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS – KHHGĐ chia sẻ năm 2050, ít nhất chúng ta sẽ dư thừa 2,3 triệu và cao nhất là 4,3 triệu đàn ông không có khả năng kết hôn. |
Thông tin thêm về chất lượng dân số (thể chất, trí tuệ, tinh thần) nước ta hiện nay, ông Tân cho hay đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác dân số. Mặc dù dân trí, chất lượng nhân lực được cải thiện; chiều cao người dân tăng 3cm; suy dinh dưỡng, tử vomg trẻ em giảm 2/3; tuổi thọ tăng,… nhưng số năm sống khỏe mạnh của người dân còn thấp, tầm vóc thể lực chậm cải thiện khi mất tới 30 năm để cao thêm 3cm; tầm soát mức sinh thấp (25%), tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống vẫn diễn ra.
Ngoài ra, quản lý dân cư còn lạc hậu, phân tán, thiếu chính xác. Thống kê dân số chỉ thực hiện mỗi năm một lần. Quản lý dân cư theo hộ khẩu vẫn là rào cản lớn đối với người dân khi tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Nâng cao chất lượng truyền thông dân số
Để giải quyết tình những thách thức đang gặp phải, ông Tân cho rằng, về lâu dài, cần nâng cao vị thế của phụ nữ trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, để làm giảm bớt tình trạng mất cân bằng giới tính.
Bên cạnh đó, phải thay đổi chính sách đóng Bảo hiểm xã hội để tránh mất cân đối giữa thu và chi. Làm thế nào huy động người cao tuổi để tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển kinh tế xã hội nhưng luật chưa đủ, phải thay đổi tạo điều kiện thu hút người cao tuổi có mong muốn nguyện vọng tham gia vào là động phù hợp với sức khỏe tuổi tác.
Toàn cảnh Hội nghị cung cấp các thông tin cho các nhà báo, cán bộ truyền thông cấp tỉnh về dân số và phát triển ngày 26/12. |
Tuy nhiên, điều quan trọng nữa là chúng ta cần đẩy mạnh và đổi mới công tác truyền thông, vận động về dân số. Tại Quyết định Phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành mới đây nêu rõ cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Nghị quyết TW 21, tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ, nội dung công tác dân số trong tình hình mới.
Nội dung, phương thức truyền thông, vận động phải được xây dựng phù hợp với tình hình dân số, điều kiện kinh tế, xã hội, đặc trưng văn hóa của từng vùng, đối tượng; nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới, đề cao giá trị của trẻ em gái, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Xây dựng các chuẩn mực, giá trị xã hội phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả bình đẳng giới, loại trừ dần nguyên nhân sâu xa của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Song song đó cần đẩy mạnh truyền thông về cơ hội, thách thức và pháp huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng, thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú. Đẩy mạnh giáo dục chuyển đổi nhận thức, tạo dư luận xã hội phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Vận động thanh niên thực hiện tư vấn và khám sức khoẻ trước khi kết hôn, không tảo hôn, không kết hôn cận huyết.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ báo cáo viên, truyên truyền viên. Các đơn vị báo chí cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền dân số trên các phương tiện địa chúng, tăng số lượng tin, bài, thời lượng, đa dạng hóa các hình thức thể hiện nội dung về công tác dân số. Tận dụng triệt để thế mạnh của công nghệ truyền thông hiện đại, internet, mạng xã hội,… trong truyền thông giáo dục về dân số.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00