Mãn nhãn, xúc động với vở đại vũ kịch “Xoè Thái- Tinh hoa miền di sản”

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Xoè Thái - Tinh hoa miền di sản" tại Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã khiến người dân cả nước choáng ngợp, mãn nhãn.
Nghệ thuật Xòe Thái là được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại Hơn 3000 diễn viên, người dân tập luyện cho Lễ vinh danh di sản thế giới Xòe Thái Thủ tướng: Bảo tồn, phát huy và lan tỏa Xòe Thái là trách nhiệm của tất cả chúng ta

Tối 24/9, tại sân vận động Nghĩa Lộ (Yên Bái), đã diễn ra Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai mạc "Lễ hội Văn hóa Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải 2022". Chương trình được phát sóng trực tiếp trên sóng VTV 1 và Đài truyền hình Yên Bái.

Mãn nhãn, xúc động với vở đại vũ kịch “Xoè Thái- Tinh hoa miền di sản”
Chương trình tái hiện cảnh người phụ nữ Thái đang dệt vải.

Điểm nhấn là chương trình nghệ thuật "Xoè Thái - Tinh hoa miền di sản". Chương trình vừa có sự hoành tráng của một vở diễn mang tính đại vũ kịch với những đại cảnh liên tiếp, đồng thời chứa đựng nhiều nét tinh tế chạm vào cảm xúc người xem, đem đến những rung động.

Mãn nhãn, xúc động với vở đại vũ kịch “Xoè Thái- Tinh hoa miền di sản”
Ca sĩ Tùng Dương cháy hết mình trên sân khấu.

Sân khấu "Xoè Thái - Tinh hoa miền di sản" được bắt đầu với kỹ thuật trình diễn 3D Mapping cùng giọng hát của Tùng Dương cùng ca khúc "Dấu chân của mẹ" (sáng tác Phạm Khánh Băng) kể về thuở mẹ Âu Cơ lên non dựng cơ đồ, mở đầu cho câu chuyện mang dấu ấn bề dày lịch sử của người Thái và văn hoá Thái. Hiệu ứng 3D Mapping hoà quyện với hàng trăm diễn viên múa như cuốn cả khán giả vào huyền sử lộng lẫy, hùng tráng và thiêng liêng của cha Rồng, mẹ Tiên.

Trong khung cảnh đó ẩn hiện là hình tượng quả bầu tiên, ruộng lúa bậc thang chín vàng, những cây hoa ban trắng, nón của người Thái hay chiếc khăn Piêu cùng mô hình nhà sàn, núi non trùng điệp…

Mãn nhãn, xúc động với vở đại vũ kịch “Xoè Thái- Tinh hoa miền di sản”
Hiệu ứng 3D Mapping hoà quyện với hàng trăm diễn viên múa như cuốn cả khán giả vào huyền sử lộng lẫy, hùng tráng.

Bối cảnh ấy đủ hùng vĩ, đủ thấy một đại ngàn Tây Bắc thu nhỏ để kể một câu chuyện sử thi đầy cảm xúc, mà bắt đầu là chương "Thiên di", tái hiện cảnh 2 anh em Tạo Xuông và Tạo Ngần đã xuôi theo các dòng sông, con suối dựng bản, lập mường. Hoạt cảnh tái hiện được diễn ra với những đoàn người dẫn theo trâu, bò, ngựa di cư và đặt chân tới Mường Lò, để từ đây người Thái Đen lại tiếp tục di chuyển đi các hướng để khai phá những vùng đất mới và tạo nên những cánh đồng rộng lớn của vùng Tây Bắc.

Hàng trăm diễn viên mà dẫn đầu là các nghệ nhân, những già bản như nghệ nhân Lò Văn Biến, người đã khôi phục được 6 điệu Xoè cổ đã giúp người xem hình dung được thuở khai sinh của dân tộc Thái ở Tây Bắc.

Mãn nhãn, xúc động với vở đại vũ kịch “Xoè Thái- Tinh hoa miền di sản”
Những vòng đại xoè mang lại mãn nhãn cho khán giả.

Trong chương 2 mang tên "Miền di sản", vở đại vũ kịch đã tái hiện sinh động văn hoá dân tộc Thái qua những hoạt cảnh: Tắm suối; Hạn Khuống; Đám cưới - Tằng cẩu; Dệt thổ cẩm để kể một câu chuyện về nét đẹp và sự tiếp nối văn hoá với các nghi lễ vòng đời của người Thái, cuốn người xem vào một miền di sản vô cùng đặc sắc và cũng đầy xúc động. Đặc biệt, thể hiện trong lễ hội gội đầu với hàng trăm cô gái Thái xoã tóc bên dòng suối đã đi vào thơ ca, đắm say hồn bao thi sĩ. Bên cạnh đó là lễ Tằng Cẩu, búi tóc cho cô gái về nhà chồng với ý nghĩa lớn lao về văn hoá, sự thuỷ chung của người Thái.

Điểm ấn tượng của những câu chuyện kể bên cạnh các đại cảnh, chính là những điểm nhấn tinh tế khi Tổng đạo diễn Lê Hải Yến đã lấy hình ảnh người con gái Thái làm sợi dây liên kết toàn bộ câu chuyện. Đó là hình ảnh của một cô gái Thái được mẹ cha yêu thương, chăm sóc khi còn nhỏ, lớn lên trong chiếc nôi văn hoá của dân tộc mình và bước vào tình yêu với người con trai, nguyện thề thủy chung như biểu tượng, ý nghĩa của Tằng cẩu, và từ đây họ chính là những người lại trao truyền sức sống văn hoá của dân tộc mình cho con, cho cháu giống như ẩn ý của hình ảnh cứ dệt mãi, dệt mãi những tấm thổ cẩm trên sân khấu cùng ca khúc "Chiếc khăn Piêu" mà Tùng Dương thể hiện.

Mãn nhãn, xúc động với vở đại vũ kịch “Xoè Thái- Tinh hoa miền di sản”
Tổng đạo diễn Lê Hải Yến và ekip thực hiện đã nỗ lực để tạo nên thành công cho chương trình.

Phụ nữ cũng chính là chủ thể chính lưu giữ, phát triển và đưa Xoè Thái sống trường tồn trong cộng đồng, ngày càng phát triển. Cách kể chuyện vừa hùng tráng vừa tinh tế của chương trình đã đưa người xem đến với rất nhiều cung bậc xúc cảm, vừa mãn nhãn lại vừa xúc động khi được tắm mình trong không gian sử thi ấy.

Xúc động hơn là những khán giả có mặt tại Sân vận động Nghĩa Lộ. Trong quá trình diễn ra, thỉnh thoảng trời lại đổ mưa lớn, nhưng với sự nhiệt huyết của hàng ngàn diễn viên, khán giả vẫn kiên định không rời ghế ngồi để được thưởng thức trọn vẹn chương trình. Mỗi khi đến một hoạt cảnh, người dân lại hào hứng kể với du khách bên cạnh mình về ý nghĩa câu chuyện. Họ hân hoan, hạnh phúc khi thấy rõ ràng đấy chính là đời sống của mình, của tộc người mình đang hiển hiện rõ ràng, chân thực, sống động trên sân khấu.

Trong những xúc cảm dâng trào đó, ca sĩ Sèn Hoàng Mỹ Lam đã hát "Về Yên Bái vui điệu Xoè hoa" mở ra chương 3 "Tinh hoa Xoè Thái" sống động, rực rỡ và hân hoan. Chương 3 "Tinh hoa Xoè Thái" kết lại chương trình bằng những vòng Xoè quanh đống lửa lớn cho thấy tinh thần đại đoàn kết cộng đồng, sự cố kết văn hoá thể hiện rõ trong chương trình.

Điểm đặc biệt của các vòng Xoè năm nay, Tổng đạo diễn Lê Hải Yến và ekip thực hiện đã nỗ lực để tạo nên những vòng Xoè mang biểu tượng các hoạt tiết văn hoá Thái, từ hoa văn thổ cẩm đến cánh hoa ban, và kết thúc bằng hình tượng Khau cút - là nét đặc trưng trong kiến trúc nhà sàn của người Thái.

Đó là ý nghĩa về cội nguồn dân tộc, về những giá trị tiếp nối và kế thừa, mà người Thái vẫn gìn giữ những tinh hoa và truyền đời qua các thế hệ. Tổng đạo diễn Lê Hải Yến chia sẻ, để có thể tạo nên vòng Xoè biểu tượng này, người dân tham gia Xoè đã phải tập luyện rất vất vả, nhưng bằng sự nỗ lực và tinh thần phấn chấn, họ đã làm rất tốt.

Chương trình đã làm sống động một di sản trong đời sống đương đại hôm nay. Như cách bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam phát biểu trong chương trình: "Chúng ta đang sống trong một thời kỳ với những thay đổi nhanh chóng. Những sự kiện như thế này là cơ hội để chúng ta cùng dừng lại và suy ngẫm. Hôm nay, chúng ta hãy cùng chia sẻ niềm tự hào rằng điệu múa này không chỉ được vinh danh vì những khán giả có mặt ở đây, hoặc vì cộng đồng người Thái, mà vì toàn thế giới bởi đây là một biểu hiện độc đáo của sự sáng tạo văn hóa đa dạng của nhân loại".

Cũng khẳng định vai trò của Xoè Thái trong đời sống tinh thần của dân tộc, ông chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái nhấn mạnh: "Nghệ thuật Xòe Thái là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, được hình thành và phát triển cùng với cộng đồng người Thái; phản ánh sự đa dạng văn hóa, mang thông điệp về sự cởi mở, thân thiện, đoàn kết; là sợi dây gắn kết cộng đồng - cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở khu vực Tây Bắc".

Trong cơn mưa tầm tã sau khi kết thúc chương trình, trước vòng Xoè của bà con vẫn đội mưa Xoè quanh đống lửa, Tổng đạo diễn Lê Hải Yến bật khóc vì hạnh phúc. Chị chia sẻ: "Có lẽ chưa bao giờ chúng tôi trải qua nhiều cảm xúc như ngày hôm nay. Thời tiết của Mường Lò vào những ngày này mưa khủng khiếp, khó khăn vô cùng trong quá trình tập luyện. Nhiều ngày nay chúng tôi chỉ ngủ có 3 tiếng vì cứ hết mưa lại ra sân tập, hết mưa lại tiếp tục tập, rồi chưa kể mưa làm hỏng rất nhiều thiết bị vì làm toàn bộ trên sân vận động nên giấu nhiều đường kỹ thuật trên sân, phải xử lý vô cùng căng thẳng.

Rất may cuối cùng chương trình đã thành công dù chưa hoàn hảo nhất nhưng là tốt nhất trong điều kiện, và chúng tôi đã khắc phục đến phút cuối cùng. Tôi tin những gì tận hiến từ trái tim sẽ đều chạm đến khán giả và họ sẽ yêu văn hoá của dân tộc Thái qua tất cả những gì chúng tôi thể hiện".

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

(LĐTĐ) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề "Cửa Lò – Khát vọng toả sáng" và công bố Di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

(LĐTĐ) Hơn 1.800 học viên và phụ huynh của hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS đã cùng nhau hoà vào không khí của buổi lễ đặc biệt vừa vinh danh cột mốc học tập Anh ngữ, vừa khơi dậy lòng tự hào về quê hương đất nước qua chương trình hè 2024.
Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

(LĐTĐ) Phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm hè, Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá hấp dẫn trong khung giờ tối muộn.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

(LĐTĐ) Phiên chợ Xanh tử tế là phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức lần đầu vào năm 2016, đến nay đã là năm hoạt động thứ 8.
Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) Đồng Nai diễn ra vừa qua.

Tin khác

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

(LĐTĐ) Nhằm tạo sân chơi lành mạnh và lưu giữ phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đã được tổ chức tại quận 12.
Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

(LĐTĐ) Được mệnh danh là “thủ phủ” du lịch Nam Trung Bộ, với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, tỉnh Khánh Hoà còn có hệ thống di tích, danh thắng… đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu truyền thống của du khách. Thế nhưng ngoài một số di tích thu hút khách tham quan thì vẫn còn di tích đang “ngủ quên”.
Bình Vọng cây cầu ngói huyền thoại và những dấu ấn lịch sử của Hà Nội

Bình Vọng cây cầu ngói huyền thoại và những dấu ấn lịch sử của Hà Nội

(LĐTĐ) Hà Nội, thành phố của những câu chuyện lịch sử, không chỉ nổi tiếng với 36 phố phường mà còn hấp dẫn du khách bởi những ngôi làng cổ kính mang dấu ấn ngàn năm. Trong số đó, làng Bình Vọng, huyện Thường Tín, nổi bật với cầu ngói xưa, một biểu tượng của vùng Đồng bằng Bắc Bộ với vẻ đẹp vượt thời gian.
Xem thêm
Phiên bản di động