Thủ tướng: Bảo tồn, phát huy và lan tỏa Xòe Thái là trách nhiệm của tất cả chúng ta

Tối 24/9, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, nghiên cứu tăng lãi suất huy động Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi Thông điệp tới Phiên họp cấp cao của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
Thủ tướng: Bảo tồn, phát huy và lan tỏa Xòe Thái là trách nhiệm của tất cả chúng ta - Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại buổi lễ. Cùng dự có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương; Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO, đại diện các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán các nước tại Việt Nam.

Thủ tướng: Bảo tồn, phát huy và lan tỏa Xòe Thái là trách nhiệm của tất cả chúng ta - Ảnh 2.
Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự buổi Lễ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn cho biết, “Nghệ thuật Xòe Thái” là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, được hình thành và phát triển cùng với cộng đồng người Thái; phản ánh sự đa dạng văn hóa, mang thông điệp về sự cởi mở, thân thiện, đoàn kết; là sợi dây gắn kết cộng đồng - cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở khu vực Tây Bắc.

Thủ tướng: Bảo tồn, phát huy và lan tỏa Xòe Thái là trách nhiệm của tất cả chúng ta - Ảnh 3.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với tổ chức Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái”, tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022. Yên Bái hy vọng du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị, ấn tượng sâu sắc, khó quên về những nét đẹp tiềm ẩn của “nơi hội tụ những sắc màu Tây Bắc” - vùng đất thiên nhiên tươi đẹp với những con người thân thiện, nhân ái, mến khách; cùng hòa chung những điệu xòe đắm say lòng người để cảm nhận trọn vẹn những giá trị của di sản “Nghệ thuật Xòe Thái” trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Thủ tướng: Bảo tồn, phát huy và lan tỏa Xòe Thái là trách nhiệm của tất cả chúng ta - Ảnh 4.
Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, đại diện cho UNESCO trao bằng của UNESCO công nhận Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và lãnh đạo UBND các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết, tại Kỳ họp lần thứ 16 (tháng 12/2021) của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO đã chính thức ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” của Việt Nam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bà Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam chúc mừng sự kiện quan trọng này; mong muốn cộng đồng đồng bào Thái Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung tiếp tục giữ gìn, phát huy và lan tỏa giá trị Nghệ thuật Xòe Thái; đồng thời đóng góp nhiều hơn nữa cho hoạt động của UNSESCO và văn hóa của nhân loại.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng các cấp ủy, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên về niềm vinh dự, tự hào khi Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thủ tướng: Bảo tồn, phát huy và lan tỏa Xòe Thái là trách nhiệm của tất cả chúng ta - Ảnh 5.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, Xoè Thái là di sản thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh là niềm tự hào của dân tộc Thái và của cả cộng đồng 54 dân tộc anh em trên “Dải đất hình chữ S” tươi đẹp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cho rằng, Nghệ thuật Xòe Thái đã vượt qua nét đẹp của loại hình múa truyền thống với thẩm mỹ sáng tạo, khát vọng vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ của mỗi thành viên trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc. Đó là biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân tộc, sự sẻ chia, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người, sự hài hòa giữa con người với văn hóa, bản sắc dân tộc và thiên nhiên hùng vĩ với những triết lý sống cao đẹp. Hơn thế nữa, nghệ thuật Xòe Thái còn là thông điệp về trách nhiệm, tình yêu của tất cả chúng ta phải giữ gìn truyền thống lịch sử các thế hệ đồng bào các tỉnh Tây Bắc.

Thủ tướng nhấn mạnh, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã khẳng định: “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”. Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc với những đặc trưng riêng có của từng dân tộc, từng vùng miền. Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc anh em, là sự hội tụ các giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử, đồng thời là kinh nghiệm, thể hiện thái độ ứng xử của người Việt Nam.

Do đó, tôn vinh Nghệ thuật Xòe Thái là tôn vinh những giá trị cao đẹp của văn hóa nghệ thuật, của tinh thần đoàn kết, của lòng nhân ái, của tinh thần lạc quan, của tư duy bảo tồn và phát triển; của nét sống hòa hợp với thiên nhiên, của tinh thần trách nhiệm lịch sử không chỉ của các dân tộc Tây Bắc mà của tất cả những người dân Việt Nam. Lời ca: “Không xòe không vui. Không xòe cây ngô không ra bắp. Không xòe cây lúa không trổ bông. Không xòe trai gái không thành đôi” ngân vang giữa rừng hoa Ban, hoa Mận, hoa Đào vùng Tây Bắc, bên dòng sông Mã, sông Chảy, Mường Hung đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong những ngày vui của mỗi gia đình hay những ngày lễ lớn của bản làng, của dân tộc...

Thủ tướng: Bảo tồn, phát huy và lan tỏa Xòe Thái là trách nhiệm của tất cả chúng ta - Ảnh 6.
Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản” - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, Xoè Thái là di sản thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh là niềm tự hào của dân tộc Thái và của cả cộng đồng 54 dân tộc anh em trên “Dải đất hình chữ S” tươi đẹp; qua đó, tiếp tục khẳng định sự đóng góp rất quan trọng của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam đối với thế giới. Với loại hình du lịch kết nối giữa thiên nhiên - văn hóa - con người thì Xòe Thái là nét chấm phá đặc sắc của những địa danh thiên nhiên nổi tiếng của vùng đất Tây Bắc như Cao nguyên Mộc Châu, Đèo Khau Phạ, Hồ Pá Khoang, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Thác Tác Tình, đỉnh Tà Chì Nhù với loài hoa chi pâu đặc sắc...

Thủ tướng bày tỏ trân trọng sự đóng góp không ngừng nghỉ của các thế hệ nghệ nhân dân gian, cộng đồng dân tộc Thái đã nâng niu, trao truyền, gìn giữ di sản văn hóa đặc sắc vô giá này. Đồng thời, ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, các bộ, cơ quan và địa phương liên quan, các nhà sưu tầm, nhà nghiên cứu đã đóng góp tích cực để bảo vệ và phát huy giá trị của nghệ thuật Xòe Thái nói riêng, các di sản văn hóa của Việt Nam và nhân loại nói chung.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ cảm ơn và mong muốn các tổ chức quốc tế, nhất là cơ quan Đại diện UNESCO và cá nhân ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tiếp tục dành cho Việt Nam sự hợp tác chặt chẽ, giúp đỡ hiệu quả, để các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam ngày càng lan tỏa sâu rộng và hòa cùng dòng chảy của tinh hoa văn hóa nhân loại.

Thủ tướng khẳng định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực, nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định phát triển văn hóa ngang tầm với kinh tế, chính trị, xã hội.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có ý nghĩa đặc biệt, góp phần phát triển, làm gia tăng giá trị du lịch và trách nhiệm với văn hóa của nhân loại, qua đó gìn giữ truyền thống lịch sử, vun đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để tiếp tục tạo sức sống mới, sự lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ giá trị của nghệ thuật Xòe Thái, Thủ tướng đề nghị chính quyền, nhân dân và cộng đồng người Thái ở các tỉnh Tây Bắc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp triển khai nghiêm túc, hiệu quả “Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Xòe Thái” theo đúng cam kết với UNESCO.

“Chúng ta hãy làm bằng tâm huyết, bằng trái tim, bằng tấm lòng, bằng niềm tự hào, bằng nội lực để những lời ca, âm nhạc của các điệu Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, Xòe sạp, Xòe gậy, Xòe hoa... tiếp tục được nuôi dưỡng, phát triển và lan tỏa ra cộng đồng các dân tộc anh em và thế giới”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng: Bảo tồn, phát huy và lan tỏa Xòe Thái là trách nhiệm của tất cả chúng ta - Ảnh 7.
Chương trình nghệ thuật được giàn dựng công phu gồm các tiết mục múa, hát, trình diễn nghệ thuật Xòe Thái do các ca sĩ, vũ công, đặc biệt là các nghệ nhân dân gian tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái biểu diễn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, giá trị cao đẹp của nghệ thuật Xòe Thái cần được bảo tồn, phát huy không chỉ trong nước mà còn quốc tế. Do đó cần nhận thức rõ đây là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đồng thời có hành động ứng xử xứng tầm.

Các cấp, các ngành có liên quan cần có chương trình truyền thông, quảng bá mạnh mẽ, cần vượt qua biên giới Việt Nam để nghệ thuật này mãi mãi trường tồn và đời đời bền vững; để thế giới biết đến nhiều hơn, yêu quý, trân trọng và kết nối chặt chẽ, hiệu quả hơn với đất nước, con người Việt Nam.

“Xòe Thái là hội tụ của nét đẹp văn hóa, nên quảng bá Xòe Thái là trách nhiệm của tất cả chúng ta; góp phần thúc đẩy giao lưu giữa văn hóa truyền thống của dân tộc và văn hóa nhân loại”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp thiết thực, cụ thể để giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống của các dân tộc nói chung và Xòe Thái nói riêng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với văn hóa, con người và lịch sử, góp phần đưa di sản thành tài sản, biến tiềm lực thành nguồn lực phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Thủ tướng Chính phủ kêu gọi, cùng nhau dành sự quan tâm xứng đáng đối với đời sống mọi mặt của các nghệ nhân am hiểu và tâm huyết với di sản; đồng thời, tạo các điều kiện thuận lợi về môi trường diễn xướng để thực hành Xòe Thái phù hợp với các điều kiện phát triển mới của đất nước.

Tại buổi lễ, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, đại diện cho UNESCO trao bằng của UNESCO công nhận Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và lãnh đạo UBND các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.

Sau lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, các đại biểu dự lễ cùng bước vào không gian nghệ thuật, cảm nhận những nét văn hóa độc đáo qua chương trình nghệ thuật với chủ đề “Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản”. Chương trình nghệ thuật được giàn dựng công phu gồm các tiết mục múa, hát, trình diễn nghệ thuật Xòe Thái do các ca sĩ, vũ công, đặc biệt là các nghệ nhân dân gian tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái biểu diễn.

Đặc biệt, kết thúc chương trình là màn trình diễn “Tinh hoa nghệ thuật Xòe” hội tụ những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc tiêu biểu đã trở thành di sản của người Thái ở Tây Bắc, với sự tham gia của 2022 nghệ nhân, diễn viên quần chúng và đồng bào các dân tộc 4 tỉnh có di sản. Mở đầu là hình tượng Xòe cộng đồng với các vòng tròn nhỏ đại diện cho 4 cộng đồng người Thái ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. Các vòng xòe cộng đồng mang đến thông điệp đoàn kết, giao thoa và chan hòa trong không gian văn hóa của miền Tây Bắc./.

Theo Hà Văn/chinhphu.vn

https://baochinhphu.vn/thu-tuong-bao-ton-phat-huy-va-lan-toa-xoe-thai-la-trach-nhiem-cua-tat-ca-chung-ta-102220924211623236.htm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự án “Thả lưới ước mơ”: Góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trên các vùng biển đảo

Dự án “Thả lưới ước mơ”: Góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trên các vùng biển đảo

(LĐTĐ) Ngày 16/4, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (BTTEVN) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận Dự án “Thả lưới ước mơ” giữa Quỹ BTTEVN và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. Đây là hoạt động ý nghĩa và thiết thực nhằm giúp đỡ trẻ em có thêm điều kiện học tập, đồng thời động viên, khích lệ, ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, ổn định cuộc sống; góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trên các vùng biển đảo.
Ra mắt Chuỗi toạ đàm và phát động Cuộc thi viết “Sức khoẻ học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”

Ra mắt Chuỗi toạ đàm và phát động Cuộc thi viết “Sức khoẻ học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Tạp chí điện tử Công dân và Khuyến học tổ chức Lễ ra mắt Chuỗi toạ đàm và phát động Cuộc thi viết “Sức khoẻ học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”.
Sử dụng nước súc miệng vẫn lên nồng độ cồn nhưng không bị phạt

Sử dụng nước súc miệng vẫn lên nồng độ cồn nhưng không bị phạt

(LĐTĐ) Qua kiểm tra, Cảnh sát giao thông phát hiện người đàn ông có phản ứng với máy đo nồng độ cồn. Tuy nhiên, sau khi nghe lái xe trình bày do sử dụng nước súc miệng, tổ công tác yêu cầu người này kiểm tra bằng máy đo định lượng, kết quả tài xế không vi phạm nồng độ cồn.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về chế độ tiền lương và các chính sách liên quan, sáng nay (16/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

(LĐTĐ) Sáng nay (16/4), tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Hoàn Kiếm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.

Tin khác

Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông

Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông

(LĐTĐ) Ngày 12/4, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ. Tại Hội nghị, đã công bố các quyết định điều động và bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí TT&TT, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ TT&TT và Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở.
Thêm 3 án chung thân trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Thêm 3 án chung thân trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm

(LĐTĐ) Sau bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình, lần lượt 85 bị cáo còn lại trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm lần lượt nhận các mức án tù treo, được thả tự do tại tòa và có đến 3 án chung thân.
Bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

(LĐTĐ) Ngày 11/4, phiên sơ thẩm xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác đã kết thúc sau 1 tháng xét xử và nghị án kéo dài. Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, tử hình về tội “Đưa hối lộ”, tổng hợp hình phạt là tử hình.
Nhiều hoạt động chào mừng Lễ 30/4 và 1/5 tại khu vực phía Nam

Nhiều hoạt động chào mừng Lễ 30/4 và 1/5 tại khu vực phía Nam

(LĐTĐ) Nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam đã và đang lên kế hoạch tổ chức các hoạt động, sự kiện lớn nhằm chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Phát triển giai cấp công nhân là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng

Phát triển giai cấp công nhân là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng

(LĐTĐ) Nhấn mạnh các cấp ủy, chính quyền cần xác định việc chăm lo, phát triển giai cấp công nhân là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, chứ không phải phó mặc cho Công đoàn, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu tiếp tục quan tâm chăm lo cho tổ chức Công đoàn với đủ nguồn lực, cơ chế, điều kiện.
Hà Nội: Thu nhập của công nhân lao động tăng hơn 3 lần sau 15 năm

Hà Nội: Thu nhập của công nhân lao động tăng hơn 3 lần sau 15 năm

(LĐTĐ) Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động Thủ đô từng bước được cải thiện. Thu nhập của công nhân lao động cơ bản được đảm bảo theo quy định, đều tăng qua các năm, tiền lương bình quân năm 2008 của người lao động trên 2 triệu đồng/người/tháng, đến năm 2023 đã tăng lên mức 6,5 triệu đồng/người/tháng.
Nghệ An bổ nhiệm 4 Phó Giám đốc Sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 Phó Giám đốc Sở

(LĐTĐ) Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị công bố các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về điều động, bổ nhiệm 4 Phó Giám đốc Sở.
Cấp gần 19.000 chữ ký điện tử cho cán bộ, công chức TP.HCM

Cấp gần 19.000 chữ ký điện tử cho cán bộ, công chức TP.HCM

(LĐTĐ) Hiện nay, Ban Cơ yếu Chính phủ đã cấp gần 19.000 chữ ký số cho tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất hoán đổi ngày làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp lễ 30/4-1/5.
Nghệ An: Sẽ khánh thành tượng V.I.Lênin trong tháng 4

Nghệ An: Sẽ khánh thành tượng V.I.Lênin trong tháng 4

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Nghệ An cho biết, trong tháng 4 này, tượng V.I.Lênin sẽ được dựng tại thành phố Vinh
Xem thêm
Phiên bản di động