Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao (chiếm 95,06%). Với 9 nhóm chính sách mới đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thành phố, Luật Thủ đô (sửa đổi) chắc chắn sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi để gỡ vướng các bất cập hiện nay, giúp Thủ đô phát triển.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Phân cấp, ủy quyền hàng loạt nhiệm vụ cho HĐND, UBND Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền Thành phố

Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tin tưởng, cùng với Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã xin ý kiến của Quốc hội và sẽ trình Thủ tướng để phê duyệt trong thời gian tới, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được kỳ vọng sẽ tạo khuôn khổ, giá trị chính trị, pháp lý cho Thủ đô Hà Nội để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chính sách, đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”
Với việc Quốc hội thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ hội để Thành phố "hóa rồng" (Ảnh MP)

GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhìn nhận, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đồng thời thảo luận và thông qua 3 nội dung rất quan trọng là Quy hoạch Thủ đô, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô và Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là một cơ hội rất hiếm có, để tạo ra bứt phá, tạo định hướng và cơ sở pháp lý để Thủ đô thực hiện những định hướng này.

Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam cho rằng, Luật Thủ đô là một trong những cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”. Một trong những vấn đề cốt lõi trong Luật Thủ đô là các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước; quan trọng nhất là phát huy được truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến và Thủ đô văn minh, hiện đại.

Luật Thủ đô (sửa đổi) đã luật hóa các nội dung về phân cấp, phân quyền cho các cấp hành chính của các địa phương, từ thành phố đến các quận, các phường, từ đó có cơ chế ủy quyền, phân cấp, giúp cấp ủy và chính quyền Thành phố phát huy tiềm năng, lợi thế.

Có thể nói, về bản chất, Luật Thủ đô (sửa đổi) là Luật về phân cấp, ủy quyền. Cùng với quy định về việc phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành cho các cơ quan của thành phố Hà Nội để cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền.

Một trong các điểm mới quan trọng đầu tiên của Luật là quy định về tổ chức chính quyền đô thị, chính sách thu hút trọng dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao, ưu đãi cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô... đội ngũ trực tiếp triển khai, đưa Luật vào cuộc sống.

Kế thừa mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện thí điểm hiện nay, Luật quy định cấp phường không tổ chức Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính nhà nước, được tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thủ đô.

Đồng thời, tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Cụ thể, Thành phố được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân, với số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách ít nhất là 25%. Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố hoạt động chuyên trách, gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, không quá 3 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên. Số lượng thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố do Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định, bảo đảm không quá 11 người…

Hội đồng nhân dân Thành phố xác định số lượng biên chế

Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ cụ thể hóa Luật để thúc đẩy kinh tế- xã hội Thủ đô bước sang giai đoạn phát triển mới

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được trao nhiều thẩm quyền, trong đó có việc quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố chưa được quy định hoặc khác với quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định thay đổi tên gọi, điều chỉnh chức năng của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính hiện có. Việc thành lập thêm cơ quan phải bảo đảm tổng số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố không vượt quá 15% khung số lượng do Chính phủ quy định.

Đồng thời, Hội đồng nhân dân Thành phố xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Thành phố quản lý căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của Thành phố, bảo đảm tỷ lệ giữa tổng số biên chế so với tổng số dân không vượt mức tỷ lệ trung bình của cả nước trình cấp có thẩm quyền quyết định...

Cũng theo đại biểu Trương Xuân Cừ, Thủ đô Hà Nội đã được chứng minh là một trong những trung tâm thu hút nhân tài, các nhà khoa học của cả nước. Luật Thủ đô đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, trong đó xác định vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, đội ngũ khoa học là hết sức quan trọng, thậm chí là cơ chế quyết định để phát triển và nâng tầm Thủ đô.

“Tôi cho rằng, Thủ đô với truyền thống, kinh nghiệm đã thu hút nhân tài, các nhà khoa học trước đây thì với chính sách mới, với những cơ sở pháp lý mới sẽ phát huy được tiềm năng, lợi thế và Hà Nội chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người tài.

Từ đó, Hà Nội sẽ là một trong những địa phương có đầy đủ các yếu tố “địa lợi, nhân hòa” để phát huy tốt các nhà khoa học. Đây là một trong những yếu tố, tác nhân hết sức quan trọng để phát triển Thủ đô thời gian tới”, ông Cừ nói.

Thủ đô phải là trung tâm chính trị, văn hóa

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội tin tưởng, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra hành lang pháp lý phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho sự phát triển không chỉ riêng cho Thủ đô mà còn cho cả đất nước.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”
Hà Nội luôn xác đinh văn hóa là nền tảng, động lực phát triển (Ảnh minh họa một góc Thủ đô nhìn từ Nhà hát lớn)

Một trong những điều PGS.TS Bùi Hoài Sơn đánh giá rất cao, rất tích cực trong Luật Thủ đô lần này là những quy định về văn hóa. Hà Nội luôn tự hào là Thủ đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ tỏa sáng những giá trị văn hóa của đất nước. Chính vì thế, những điều, khoản tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa Thủ đô cũng tạo điều kiện cho sự tỏa sáng của văn hóa đất nước.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, điều quan trọng hiện nay là phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị trong Thủ đô và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến rồi thì giờ muốn trở lại.

Nhưng, ông Ngân cho rằng, phải giữ được không gian văn hóa, nét đẹp riêng có của Thủ đô. “Tôi vẫn thích Thủ đô có “phố nhỏ, ngõ nhỏ”, phải giữ được cái hồn cốt trong khu vực 36 phố cũ, chỉ chỉnh trang lại. Phải giữ cho được cái trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa ngàn năm văn hiến, chứ không phải Thủ đô là trung tâm kinh tế, nét đẹp văn hóa của Thủ đô là quan trọng nhất”, ông Trần Hoàng Ngân mong muốn.

Luật Thủ đô (sửa đổi) xác định rõ, xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp, liên tục của các cấp chính quyền và người dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Nhà nước ưu tiên đầu tư, thu hút các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

iHanoi - Cầu nối giúp chính quyền và người dân Thủ đô gần nhau hơn

iHanoi - Cầu nối giúp chính quyền và người dân Thủ đô gần nhau hơn

(LĐTĐ) Đơn giản, dễ truy cập, nhiều tiện ích thông minh… đó là chia sẻ của nhiều người dân Thủ đô sau khi cài đặt và trải nghiệm ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”, đồng thời kỳ vọng, ứng dụng này sẽ trở thành cầu nối hữu ích giúp chính quyền và người dân Hà Nội đến gần nhau hơn.
Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

(LĐTĐ) Prime Day 2024 là sự kiện mua sắm lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử các mùa Prime Day, theo Amazon, trong suốt 48 giờ sự kiện, các thành viên Prime trên toàn cầu đã tiết kiệm được hàng tỷ USD nhờ các ưu đãi trong mọi danh mục sản phẩm mua sắm; đây là doanh số kỷ lục và số lượng sản phẩm bán ra trong hai ngày vượt qua tất cả các sự kiện Prime Day trước đó.
Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Chiều 23/7, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án lừa đảo và thao túng thị trường chứng khoán tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi. Trả lời tại Tòa bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ bị cáo Quyết) đồng ý dùng các tài sản chung đang bị kê biên để khắc phục hậu quả vụ án cho chồng.
Mùa bão

Mùa bão

(LĐTĐ) Mùa bão mang đến sự lo lắng và chênh vênh, nhưng qua thử thách, giá trị của sự kiên cường và vẻ đẹp sau cơn bão được hiển lộ. Những ngày mưa bão giúp khám phá sức mạnh nội tâm, yêu thiên nhiên, và tìm thấy sự bình yên thực sự.
Cử hành nghi lễ cầu nguyện cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành nghi lễ cầu nguyện cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong niềm kính trọng và tiếc thương vô hạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 23/7, hơn 1.500 tăng ni đang tham gia an cư kiết hạ tại 18 trường hạ thuộc Giáo hội phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội đã trang nghiêm cử hành nghi lễ cầu nguyện cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cán bộ, công nhân viên EVNHANOI tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân dịp 27/7

Cán bộ, công nhân viên EVNHANOI tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân dịp 27/7

(LĐTĐ) Thấm nhuần đạo lý, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa” nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa và dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Doanh nghiệp Thủ đô và “cơ hội vàng” từ các Hiệp định FTA

Doanh nghiệp Thủ đô và “cơ hội vàng” từ các Hiệp định FTA

(LĐTĐ) Với 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết với các nước, đây được xem là “cơ hội vàng” cho những doanh nghiệp xuất khẩu cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng bứt phá, tuy nhiên, làm sao để tận dụng triệt để các cơ hội mà FTA mang lại, đó là câu hỏi không chỉ của riêng đối với các doanh nghiệp.

Tin khác

Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải phù hợp với quy hoạch đô thị

Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải phù hợp với quy hoạch đô thị

(LĐTĐ) Đối với nhà chung cư cũ trong khu chung cư hoặc khu đô thị, việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ theo quy định của pháp luật về nhà ở chỉ được thực hiện khi phù hợp với quy hoạch đô thị và yêu cầu cải tạo, chỉnh trang đô thị đối với cả khu chung cư.
Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Trên bãi sông Hồng được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới. Trong đó, với một số vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô, người vi phạm có thể bị phạt tiền cao gấp đôi mức tiền phạt chung của cả nước.
Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, với rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong đó, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân...
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

(LĐTĐ) Luật Thủ đô vừa được thông qua quy định Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

(LĐTĐ) Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động