Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

(LĐTĐ) Luật Thủ đô rất quan trọng với thành phố Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số như: Xây dựng cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn; sử dụng tài sản công để ứng dụng công nghệ tiến tới Thành phố thông minh.
Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Giúp Thủ đô phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số

Luật Thủ đô sửa đổi đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, với 7 chương và 54 điều, quy định rõ vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Luật đã quy định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá, tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước. Trong đó, có nhiều quy định mới liên quan đến phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Cụ thể, Luật Thủ đô 2024 đã quy định rõ, phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ; ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia về chuyển đổi số, TS Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng cho rằng, Luật Thủ đô rất quan trọng với thành phố Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số như: Xây dựng cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn; sử dụng tài sản công để ứng dụng công nghệ tiến tới Thành phố thông minh.

Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn
TS Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng.

Để hướng tới mục tiêu đó phải xác định chuyển đổi số là lĩnh vực cần đẩy mạnh trong mọi mặt kinh tế - xã hội. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Hà Nội thúc đẩy quá trình xây dựng Thủ đô thành Thành phố thông minh trong thời gian tới.

Cũng theo ông Hiệp, Luật Thủ đô có mục tiêu, định hướng rõ ràng, sẽ xây dựng thành phố Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tuy nhiên, để thực hiện thì không đơn giản.

“Tôi mong muốn Hà Nội tạo ra cơ chế để thực hiện chuyển đổi số, đồng thời, xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, rà soát hiện trạng - nhìn lại chúng ta đã làm được gì để điều chỉnh, khắc phục cho lộ trình mới.

Cùng với đó, Hà Nội cần có cơ chế sử dụng, đào tạo nhân tài, phải có định hướng phục vụ chung cho chuyển đổi số. Đồng thời, cần bố trí nguồn vốn, ví dụ xây dựng trung tâm quản lý dữ liệu cũng cần nguồn vốn lớn. Khi có nguồn vốn thì một phần phục vụ hành chính công, một phần phải ưu tiên doanh nghiệp bởi thực tế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn phát triển ứng dụng số nhưng họ không có nguồn vốn, không có chính sách hỗ trợ về vốn”, TS Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

Hà Nội phải xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ

Để đưa Luật đi vào cuộc sống, TS Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, để thể chế hoá các văn bản, cần xây dựng mục tiêu, kế hoạch cụ thể, chi tiết - đây là điều quan trọng giống như khi xây dựng ngôi nhà chúng ta phải có thiết kế không gian sử dụng.

Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn
Công an phường Đội Cấn hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VneID và dịch vụ công.

Phải xây dựng được hướng dẫn thực hiện Luật Thủ đô với những nội dung cụ thể cũng như có thiết kế tổng thể ban đầu cho chuyển đổi số, khoa học công nghệ vì hiện chúng ta chưa có thiết kế này. Việc quy hoạch không đơn thuần là xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số mà phải chi tiết từ cơ sở dữ liệu, tin học, số hóa, chuyển đổi số.

Đồng thời, phải chuẩn bị nguồn lực, một số người chỉ giỏi ở một số lĩnh vực nên phải có chi tiết thiết kế cho từng lĩnh vực ngành, từ nông nghiệp đến văn hoá, nghệ thuật, du lịch.

Bên cạnh đó, phải quan tâm tới nguồn vốn ngân sách, phải có con số cụ thể và phân bố chi tiết cho từng ngành nghề. Ví dụ, hạ tầng phải có thiết kế, khi đã có thiết kế tổng thể thì quản lý được một cách đồng bộ trên phạm vi rộng.

Liên quan đến an toàn, bảo mật thông tin, TS Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, hiện bắt đầu xuất hiện hacker tấn công hệ thống thông tin, vì thế, phải xây dựng, cụ thể hóa, chi tiết kế hoạch bảo mật, an toàn thông tin. Bất kỳ sở, ban, ngành nào cũng phải xây dựng đồng bộ kế hoạch để liên thông, chia sẻ thông tin và quản lý được một cách tổng thể trên toàn Thành phố.

Ngoài ra, phải xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, cần có chính sách để có quy định cụ thể cho hạ tầng internet vì đây là lĩnh vực ảnh hưởng đến hệ thống dịch vụ công. Hạ tầng tốt thì đáp ứng tốt tiến độ thực hiện các dịch vụ công trên địa bàn... Cùng đó, phải có chính sách cụ thể để hành chính công, doanh nghiệp, người dân vui vẻ, tự nguyện thực hiện chuyển đổi số, có như vậy mới tận dụng được lợi thế khi có Luật Thủ đô, quyết định sự thành công của nền hành chính công.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng cũng mong muốn, Hà Nội sánh ngang tầm với các nước trong khu vực về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, tập trung vào AI...

“Từ kinh nghiệm từng làm việc ở nước ngoài, tôi mong muốn đóng góp với chính quyền để phát triển Thành phố; đóng góp những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân để đưa Hà Nội phát triển xứng tầm”, ông Hiệp bày tỏ.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh Hoà: Khu tái định cư sau 15 năm chỉ còn 13 hộ dân bám định cư

Khánh Hoà: Khu tái định cư sau 15 năm chỉ còn 13 hộ dân bám định cư

(LĐTĐ) Khu tái định cư (TĐC) Ninh Thủy (ở xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) được đầu tư xây dựng hạ tầng với hàng trăm tỷ đồng. Thế nhưng, sau 15 năm đưa vào sử dụng, đến nay chỉ còn 13 hộ dân bám trụ ở khu TĐC này.
Đẩy mạnh phong trào thi đua “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo”

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo”

(LĐTĐ) Bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung thi đua phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng đơn vị, doanh nghiệp đã góp phần động viên công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), phát huy tính năng động, sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiếp thu và ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ tiên tiến.
Động đất gây rung lắc mạnh ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên

Động đất gây rung lắc mạnh ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên

(LĐTĐ) Vào trưa 28/7, một trận động đất đã xảy ra ở huyện Kon Plông (Kon Tum), người dân một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cảm nhận rõ sự rung lắc mạnh.
Sơn Tây: Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên

Sơn Tây: Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên

(LĐTĐ) Hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua yêu nước do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố và Thị xã phát động, ngay từ đầu năm, LĐLĐ thị xã Sơn Tây đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức phát động nhiều đợt thi đua cao điểm tới 100% Công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động.
Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín thông tin, công tác kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động trên địa bàn luôn được chú trọng. Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn - vệ sinh lao động, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện…
10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024

10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024

(LĐTĐ) Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-TLĐ ngày 22/2/2024 về việc tổ chức xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lựa chọn 10 cán bộ Công đoàn tiêu biểu để trao tặng giải thưởng cao quý.
Nhiều hoạt động tri ân đến gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng

Nhiều hoạt động tri ân đến gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng

(LĐTĐ) Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Liên đoàn Lao động huyện (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở (CĐCS) tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tri ân tặng quà tới các gia đình thương binh, liệt sĩ.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho hay, để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội là 52 nội dung; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án…
Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao (chiếm 95,06%). Với 9 nhóm chính sách mới đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thành phố, Luật Thủ đô (sửa đổi) chắc chắn sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi để gỡ vướng các bất cập hiện nay, giúp Thủ đô phát triển.
Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải phù hợp với quy hoạch đô thị

Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải phù hợp với quy hoạch đô thị

(LĐTĐ) Đối với nhà chung cư cũ trong khu chung cư hoặc khu đô thị, việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ theo quy định của pháp luật về nhà ở chỉ được thực hiện khi phù hợp với quy hoạch đô thị và yêu cầu cải tạo, chỉnh trang đô thị đối với cả khu chung cư.
Thử nghiệm có kiểm soát: Miễn trách nhiệm để khuyến khích đổi mới, sáng tạo

Thử nghiệm có kiểm soát: Miễn trách nhiệm để khuyến khích đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thử nghiệm có kiểm soát được miễn trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho Nhà nước khi đã tuân thủ đúng và đầy đủ nội dung quy định trong quy chế thử nghiệm có kiểm soát.
Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Trên bãi sông Hồng được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới. Trong đó, với một số vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô, người vi phạm có thể bị phạt tiền cao gấp đôi mức tiền phạt chung của cả nước.
Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, với rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong đó, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân...
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

(LĐTĐ) Luật Thủ đô vừa được thông qua quy định Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Xem thêm
Phiên bản di động