Luật kinh doanh bất động sản: Nhiều nội dung cần tháo gỡ

Thị trường bất động sản (BĐS) vốn đã gặp nhiều vướng mắc về pháp lý, đặc biệt là vấn đề liên quan đến Luật Kinh doanh BĐS, cộng thêm đại dịch Covid-19 kéo dài gần 2 năm qua, gây ra nhiều lực cản kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Bối cảnh đó cần những thay đổi để tháo gỡ khó khăn, tạo tiền đề cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.
Pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản du lịch còn nhiều khoảng trống Điều kiện để người nước ngoài đầu tư bất động sản ở Việt Nam

Công cụ pháp lý chưa hoàn thiện

Theo số liệu báo cáo của Hội môi giới BĐS Việt Nam, từ đầu năm đến nay, tổng lượng sản phẩm chào bán trên thị trường cả nước đạt trên 165.700 sản phẩm. Trong đó, nguồn cung cũ là 118.200 sản phẩm, chiếm tới trên 75%. Nguồn cung mới chỉ có thêm 47.500 sản phẩm. Thực trạng trên cho thấy, nguồn cung trên thị trường đang dần ít đi, xảy ra hiện tượng mất cân đối cung – cầu nghiêm trọng ở nhiều đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khiến cho giá BĐS liên tục leo thang, không có dấu hiệu giảm.

“Thị trường BĐS từ đầu năm 2021 tiếp tuc bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhất là quý III/2021. Nguồn cung vốn giảm mạnh từ những năm trước, tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để. Giao dịch thường xuyên đối mặt với tình trạng đứt gãy, gián đoạn. Đồng thời cũng xuất hiện lực cầu F0. Trạng thái của thị trường thay đổi mạnh, có giai đoạn sốt cao, giai đoạn trầm lắng” – Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính thông tin.

Luật kinh doanh bất động sản: Nhiều nội dung cần tháo gỡ
Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 đang gây ra nhiều khó khăn cho sự phát triển của thị trường.

Theo đánh giá thị trường BĐS thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn, bên cạnh nguyên nhân chủ quan do dịch bệnh, pháp lý được xem là căn nguyên của vấn đề, luật chồng chéo luật và trong luật có nhiều nội dung chưa phù hợp với thực tế, Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 là một trong những văn bản pháp quy đang tác động nhiều nhất đối với thị trường.

Tại văn bản gửi Văn phòng Chủ tịch nước mới đây, Hiệp hội BĐS thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) chỉ ra một loạt nội dung vướng mắc của Luật Kinh doanh BĐS năm 2014, như: Chưa quy định điều chỉnh hành vi giao dịch, huy động vốn xảy ra trước thời điểm ký hợp đồng; thanh toán trong giao dịch không yêu cầu phải qua ngân hàng để làm tăng tính minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các bên, chống thất thu ngân sách Nhà nước, góp phần phòng, chống rửa tiền... dẫn đến xảy ra tình trạng trốn thuế, lừa đảo; thiếu kiểm soát hoạt động kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai, phân lô bán nền...

“Đáng chú ý việc quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh của sàn giao dịch BĐS và năng lực hành nghề của nhân viên môi giới thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân gây bất ổn xã hội. Đồng thời, xử phạt hành chính trong lĩnh vực BĐS, nhà ở, đất đai, xây dựng chưa đủ sức răn đe nhằm phòng ngừa vi phạm pháp luật” – Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho hay.

Luật cần phù hợp với xu hướng mở

Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo BĐS Nguyễn Đức Lập cho biết, sự chống chéo về văn bản pháp quy dẫn đến hàng loạt sai phạm của chính quyền địa phương là vấn đề nổi cộm, nhức nhối những năm gần đây. Nhiều dự án được giao và chấp thuận chủ trương đầu tư trái Luật, không thông qua đấu thầu, đấu giá, tính tiền sử dụng đất sai quy định gây thất thoát, thiệt hại cho Nhà nước… để lại hậu quả nặng nề, vẫn loay hoay chờ đợi cơ chế mới.

“Trong khi hàng nghìn, hàng chục nghìn tỷ đồng của chủ đầu tư, khách hàng bị đóng băng nhiều năm. Đội ngũ lãnh đạo, công chức e dè, tâm lý “sợ sai” bao trùm càng làm cho thời gian, quy trình xử lý thủ tục hành chính trở nên rối rắm, kéo dài. Pháp luật chưa có cơ chế bảo vệ, quản lý rủi ro cho cán bộ trong trường hợp tham mưu giải quyết những tồn tại do sai phạm thời kỳ trước để lại” - ông Nguyễn Đức Lập nhìn nhận.

Các chuyên gia và nhà quản lý đều chung quan điểm, để giải quyết tình trạng trên cần xây dựng chiến lược pháp lý tổng thể để hoàn thiện thể chế pháp lý cho thị trường BĐS, hạn chế chồng chéo, ràng buộc bởi nhiều luật – bộ luật khác nhau; cấp chính quyền cần sớm xây dựng kế hoạch chi tiết kịp thời đưa quy định của pháp luật vào thực tiễn, tránh để tắc nghẽn, bị động, để lại hậu quả đáng tiếc.

Đồng thời nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc do sai phạm ở một số dự án để khơi thông nguồn cung, tháo gỡ khó khăn làm trong sạch môi trường kinh doanh, đầu tư; hoàn thiện cổng thông tin quốc gia về quy hoạch và thông tin pháp lý BĐS để công khai, minh bạch trình tự thực hiện dự án, tiến độ thực hiện thủ tục pháp lý; quan trọng nhất là xây dựng luật xu hướng mở để phù hợp với bối cảnh phát triển của xã hội, nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ.

"BĐS là một ngành kinh doanh phải chịu tác động thủ tục pháp lý phức tạp nhất so với ngành nghề khác với 12 luật khác nhau. Vì vậy, Bộ Xây dựng và cơ quan liên quan cần sớm nghiên cứu, hoàn thiện để đưa luật vào thực tế một cách phù hợp nhất. Tôi cho rằng muốn BĐS phát triển trở lại để làm động lực phát triển cho cả nền kinh tế là phải cải tổ hệ thống luật pháp thật hoàn chỉnh” – Chủ tịch GP Invest Nguyễn Quốc Hiệp

Theo Doãn Thành/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/luat-kinh-doanh-bat-dong-san-nhieu-noi-dung-can-thao-go-442747.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

(LĐTĐ) Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”. Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.
Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương sớm giải quyết các kiến nghị của các chủ đầu tư nhà máy điện rác, nhằm đưa các dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả để góp phần đảm bảo cung ứng điện cho Thành phố.
Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

(LĐTĐ) Ngày 19/3, trả lời thẩm vấn tại phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận cáo buộc. Trong đó, Đỗ Hoàng Việt - con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh thừa nhận các gói trái phiếu Tân Hoàng Minh bán ra cho nhà đầu tư chưa đủ về mặt pháp lý, không đảm bảo giá trị.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp "3 cùng" giữa Chính phủ và các doanh nghiệp. Kêu gọi doanh nghiệp FDI tiên phong trong nhận thức, tư duy và hành động; tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho tăng trưởng xanh…
Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

(LĐTĐ) Tìm hiểu các trường hợp cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 để tuân thủ pháp luật, tránh rủi ro.
Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi mức đóng theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trước thực trạng công dân Việt Nam, nhất là đối với thanh, thiếu niên bị lừa đi ra nước ngoài làm việc, bị cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để thanh, thiếu niên hiểu rằng không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài.

Tin khác

Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp; giải quyết tình trạng "thổi giá", "đẩy giá" để cung và cầu gặp nhau…
Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

(LĐTĐ) Hiện, Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023, theo đề xuất mới của Bộ sẽ có 3 phương án để xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ.
Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện mới chỉ có một chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền là 125,84 tỷ đồng.
Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

(LĐTĐ) Căn cứ các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội năm 2024, nhằm xác định các mục tiêu phát triển trong năm.
Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

(LĐTĐ) Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024, tình hình bất động sản Việt Nam sẽ thay đổi dựa vào tình hình kinh tế thế giới, điều hành kinh tế vĩ mô cũng như kết quả cải thiện thể chế, pháp lý liên quan với sự tham gia “thực sự” của chính quyền các cấp.
Thị trường bất động sản 2024 sẽ vào chu kỳ khởi sắc

Thị trường bất động sản 2024 sẽ vào chu kỳ khởi sắc

(LĐTĐ) "Thị trường bất động sản năm 2024 sẽ bước vào một chu kỳ mới, với sự phục hồi rõ nét vào thời điểm cuối năm", một số chuyên gia nhận định.
32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

(LĐTĐ) Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định 32 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội.
Phân khúc nào sẽ vực thị trường bất động sản phục hồi?

Phân khúc nào sẽ vực thị trường bất động sản phục hồi?

(LĐTĐ) Xu hướng bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực như nhà đất và chung cư được dự báo sẽ tiếp tục dẫn dắt sự phục hồi của thị trường bất động sản trong năm 2024.
TP.HCM: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu 35.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025

TP.HCM: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu 35.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025

(LĐTĐ) Ngày 8/12, kỳ họp thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X tiến hành giám sát chuyên đề về việc triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2016 - 2025.
Nghịch lý vừa thiếu vừa thừa nhà ở xã hội tại TP.HCM

Nghịch lý vừa thiếu vừa thừa nhà ở xã hội tại TP.HCM

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, chiều 7/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM là rất lớn, nhưng số nhà ở đang xây dang dở hoặc đã hoàn thiện mà chưa có người ở cũng rất lớn.
Xem thêm
Phiên bản di động