Luận án tiến sĩ có phản ánh và ý kiến của dư luận: Bộ GD&ĐT sẽ thẩm định theo quy chế

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội và báo chí có nhiều phản ánh liên quan tới chất lượng luận án tiến sĩ, chất lượng đào tạo tiến sĩ. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo - GD&ĐT) Nguyễn Thu Thủy đã có những trao đổi xung quanh vấn đề này.
Xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục: Việt Nam tăng 5 bậc Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

- Mạng xã hội, báo chí những ngày gần đây xôn xao chia sẻ về những tên đề tài luận án tiến sĩ mà nếu chỉ đọc tên sẽ không thấy được hàm lượng khoa học hay ý nghĩa về mặt thực tiễn. Từ đây, rất nhiều câu hỏi lại đặt ra về chất lượng chuyên môn của các luận án tiến sĩ. Bà có thể chia sẻ gì về vấn đề này?

- Bộ GD&ĐT luôn hướng tới hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo, tăng cường sự minh bạch, gia tăng vai trò giám sát của các bên liên quan trong quá trình đào tạo tiến sĩ trên tinh thần thực hiện tự chủ đại học và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, nhà khoa học theo Luật Giáo dục đại học và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Đặc biệt, Bộ GD&ĐT đánh giá rất cao vai trò phản biện, giám sát của cộng đồng khoa học đối với chất lượng các luận án tiến sĩ.

Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành thẩm định theo đúng quy chế hiện hành
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thu Thủy

Theo quy định tại Quy chế đào tạo tiến sĩ của Bộ GD&ĐT, yêu cầu đối với luận án tiến sĩ phải là báo cáo tổng hợp kết quả học tập và nghiên cứu của nghiên cứu sinh, thể hiện nghiên cứu sinh có khả năng độc lập nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới có giá trị làm gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề xuất những ý tưởng, giải pháp mới giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở lĩnh vực nghiên cứu trong những hoàn cảnh thực tiễn cụ thể.

Việc đánh giá luận án phải tuân thủ quy trình 3 bước như sau: Đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn, gửi lấy ý kiến nhận xét đối với luận án của phản biện độc lập và bảo vệ luận án tại Hội đồng cấp trường/viện. Người phản biện luận án là những nhà khoa học, chuyên gia ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài (ít nhất có người không công tác tại cơ sở đào tạo), có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và chuyên môn phù hợp với đề tài nghiên cứu của luận án.

Thành viên Hội đồng đánh giá luận án phải là những nhà khoa học có tiêu chuẩn như người hướng dẫn, trong đó Chủ tịch Hội đồng phải là giáo sư hoặc phó giáo sư ngành phù hợp với chuyên môn của đề tài luận án. Yêu cầu phải công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án trên các tạp chí, sách chuyên môn tham khảo, hội nghị khoa học ở trong hoặc ngoài nước; đăng tải thông tin buổi bảo vệ luận án, nội dung toàn văn luận án trên trang thông tin của Bộ GD&ĐT, của các cơ sở đào tạo trước và sau khi bảo vệ luận án đã bổ sung thêm một kênh công khai, minh bạch hóa thông tin để tiếp nhận sự phản hồi, phản biện của xã hội và của những ai quan tâm đến đề tài luận án.

Ngoài ra, quy chế còn quy định Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức thẩm định nội dung một số luận án tiến sĩ khi có phản ánh, khiếu nại hoặc tố cáo hay theo yêu cầu của công tác quản lý, kiểm tra và giám sát. Đối với việc tổ chức thực hiện, quy chế của Bộ GD&ĐT quy định các cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy định riêng của cơ sở đào tạo trên cơ sở cụ thể hóa những quy định của Bộ GD&ĐT với yêu cầu ngang bằng hoặc cao hơn nhưng không được trái với những quy định của Bộ GD&ĐT.

Như vậy, quy định về việc đánh giá chất lượng luận án, hàm lượng khoa học của từng luận án là minh bạch, rõ ràng và trước hết là trách nhiệm của cơ sở đào tạo, của người hướng dẫn, của đơn vị chuyên môn và của các nhà khoa học tham gia vào các bước đánh giá luận án, trong đó vai trò của người hướng dẫn là quan trọng nhất.

Việc này cũng gắn liền với uy tín của người hướng dẫn, của hội đồng đánh giá và của cơ sở đào tạo. Những quy định này cũng đặt ra yêu cầu cho các cơ sở đào tạo, người hướng dẫn khoa học, những nhà khoa học được tin tưởng giao trọng trách cầm cân nảy mực phản biện luận án… phải luôn đề cao đạo đức khoa học, nghiêm minh, trung thực, khách quan, không nể nang dễ dãi trong quá trình đào tạo và đánh giá để nâng cao chất lượng đầu ra của sản phẩm được đào tạo; nâng cao nhận thức về việc minh bạch thông tin, giữ gìn uy tín về chất lượng chuyên môn chính là đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi cơ sở đào tạo tiến sĩ.

Với những luận án có phản ánh và có ý kiến của dư luận, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành thẩm định theo đúng quy chế hiện hành.

- Dù chưa có sự đánh giá cụ thể về nội dung của các luận án đang được lan truyền, song qua đây có thể thấy, việc đảm bảo chất lượng đào tạo tiến sĩ vẫn còn là vấn đề đáng bàn. Bộ GD&ĐT có khuyến cáo gì với các cơ sở đào tạo?

- Về mặt hệ thống, Bộ GD&ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đại học và thực hiện vai trò giám sát, thanh tra, kiểm tra. Bộ GD&ĐT luôn yêu cầu các cơ sở đào tạo chủ động và thực hiện trách nhiệm giải trình trong quá trình đào tạo; đồng thời, đề nghị các bên liên quan và toàn xã hội tiếp tục tăng cường giám sát, phản ánh, tư vấn… nhằm tăng cường chất lượng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, trong đó có đào tạo tiến sĩ.

Đối với việc đào tạo tiến sĩ, là bậc học cao nhất trong hệ thống, là đào tạo nhân lực có trình độ cao, vì vậy các cơ sở đào tạo phải tập trung:

- Nâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng.

- Chú trọng đến việc công khai minh bạch quy trình lựa chọn và giao đề tài luận án cho nghiên cứu sinh. Trên thực tế, việc đánh giá luận án không chỉ ở tên đề tài mà còn ở nội dung và giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của luận án được cộng đồng khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu đó chấp nhận. Tuy nhiên, các hội đồng xét duyệt và người hướng dẫn cần nghiêm túc, nghiêm minh, không duyệt những tên đề tài có phạm vi quá hẹp, không đủ tầm của một luận án tiến sĩ, gây dư luận xã hội như đang được lan truyền, đặc biệt là đối với những luận án thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và quản lý.

- Triển khai thực hiện Khung trình độ quốc gia của Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, trong đó cốt lõi của cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo tiến sĩ là nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ với khối lượng học tập chiếm đến 80%.

Chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo tiến sĩ phải tuân thủ chuẩn này và đáp ứng chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia của Việt Nam. Đây là một trong những căn cứ để người hướng dẫn xem xét đồng ý cho phép nghiên cứu sinh được nộp luận án để thực hiện các bước đánh giá tiếp theo, đồng thời thành viên các hội đồng phải bám sát các yêu cầu này khi đánh giá luận án tiến sĩ.

- Nâng cao tự chủ và trách nhiệm giải trình trong chuyên môn học thuật, tiếp tục tăng cường minh bạch thông tin về quy trình đào tạo tiến sĩ để tranh thủ tiếp nhận và tổng hợp các phản biện xã hội và phản hồi của các bên liên quan về chất lượng đào tạo tiến sĩ, khai thác triệt để lợi thế của công nghệ thông tin trong rà soát việc sao chép luận văn, luận án và thực hiện tốt liêm chính khoa học.

- Nâng cao nhận thức và vai trò giám sát, phản biện của cộng đồng khoa học trong đánh giá luận án tiến sĩ, giữ gìn đạo đức khoa học, tránh việc nể nang, dễ dãi để bảo đảm giá trị khoa học của từng luận án, góp phần gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề xuất những ý tưởng, giải pháp mới giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở lĩnh vực nghiên cứu trong những hoàn cảnh thực tiễn cụ thể.

- Dư luận gần đây cũng xôn xao về kết luận của Thanh tra Chính phủ đối với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong đó có các vi phạm liên quan đến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong giai đoạn 2015-2019. Thực tế những vi phạm này đã được giải quyết ở thời điểm hiện tại chưa?

- Thông báo Kết luận thanh tra số 638/TB-TTCP ngày 29/4/2022 của Thanh tra Chính phủ về công tác quản lý tài chính, tài sản công, thực hiện các dự án đầu tư; tổ chức hợp tác nghiên cứu, đào tạo, liên kết đào tạo, cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2015-2019 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam gồm rất nhiều nội dung.

Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành thẩm định theo đúng quy chế hiện hành
Với những luận án tiến sĩ có phản ánh và có ý kiến của dư luận, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành thẩm định theo đúng quy chế hiện hành. (Ảnh minh họa)

Liên quan đến đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, Thông báo đã chỉ ra: “Công tác tuyển sinh, đào tạo, quản lý đào tạo từ năm 2017 đến nay cơ bản thực hiện theo các quy định của Nhà nước” và “Trước năm 2017, công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ còn nhiều khuyết điểm, sai phạm (từ năm 2017 đến nay đã cơ bản được khắc phục)”. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ vẫn kiến nghị: “Yêu cầu Học viện Khoa học xã hội bổ sung đầy đủ quy trình đào tạo”.

Về vấn đề này, năm 2021, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 và Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021. Các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nói chung và Học viện Khoa học xã hội nói riêng có trách nhiệm xây dựng quy chế, quy trình đào tạo căn cứ vào 2 văn bản hướng dẫn này, đồng thời đảm bảo các yêu cầu tối thiểu quy định tại các quy chế.

Từ năm 2017 đến nay, Học viện Khoa học xã hội đã được thanh tra, kiểm tra bởi 3 cơ quan chức năng: Bộ GD&ĐT, Kiểm toán nhà nước và Thanh tra Chính phủ; do vậy, công tác tuyển sinh và đào tạo của Học viện thường xuyên được chỉ đạo, chấn chỉnh theo hướng đảm bảo đúng quy định và ngày càng cải tiến chất lượng. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục rà soát, chấn chỉnh, làm việc trực tiếp với Học viện Khoa học xã hội và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để làm rõ các nội dung liên quan.

Song song với việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, Bộ GD&ĐT vẫn triển khai thực hiện chức năng quản lý nhà nước và cùng các bên liên quan giám sát việc thực hiện và giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Bộ GD&ĐT luôn đánh giá cao quá trình giám sát, phản ánh và phản biện của xã hội, của cộng đồng khoa học.

- Trân trọng cảm ơn bà!

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề

Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, dự kiến Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn từ ngày 6 - 8/6. Các nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn chất vấn gồm: Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội; Giao thông vận tải; Khoa học và công nghệ; Dân tộc.
Long Biên: Đánh giá thi đua hoạt động công đoàn khối trường học

Long Biên: Đánh giá thi đua hoạt động công đoàn khối trường học

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên vừa tổ chức Hội nghị đánh giá thi đua hoạt động công đoàn khối trường, năm học 2022-2023 tại 3 cụm thi đua.
Chính thức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023

Chính thức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023

(LĐTĐ) Tối 27/5, thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023 và công bố Quyết định công nhận điểm du lịch Lòng Hồ (xã Kim Sơn).
Đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân

Đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 5, ngày 27/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Sáng 27/5, tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức ngày hội “Chăm sóc sức khoẻ đoàn viên, người lao động”. Đây là một trong số các hoạt động thiết thực của LĐLĐ huyện hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023.
Công đoàn Thủ đô chú trọng chăm lo sức khỏe cho lao động nữ

Công đoàn Thủ đô chú trọng chăm lo sức khỏe cho lao động nữ

(LĐTĐ) Ngày 27/5, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Hướng đến chuyển đổi số quốc gia và cải cách hành chính

Hướng đến chuyển đổi số quốc gia và cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 27/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Tin khác

140 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2023

140 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2023

(LĐTĐ) Trong số 140 học sinh của cả nước được miễn thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2023, thành phố Hà Nội có 6 học sinh.
Kon Tum: Hơn 5.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Kon Tum: Hơn 5.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2023 tỉnh Kon Tum đang chuẩn bị các phương án để đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp diễn ra an toàn, trung thực, nghiêm túc và đúng quy chế.
Quận Tây Hồ: Tuyên dương giáo viên tâm huyết, sáng tạo, học sinh tài năng

Quận Tây Hồ: Tuyên dương giáo viên tâm huyết, sáng tạo, học sinh tài năng

(LĐTĐ) Năm học 2022 - 2023, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác bồi dưỡng đội ngũ, chất lượng giáo dục, do đó đã đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận.
TP.HCM: Hơn 4.400 thí sinh đăng kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt

TP.HCM: Hơn 4.400 thí sinh đăng kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt

(LĐTĐ) Ngày 26/5, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt năm 2023 với hơn 4.400 thí sinh đăng ký dự thi cả 2 đợt.
Hạn chế tổ chức các hoạt động trải nghiệm mang tính tự phát

Hạn chế tổ chức các hoạt động trải nghiệm mang tính tự phát

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các đơn vị tăng cường phối hợp chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong quản lý học sinh tại địa phương trong dịp hè 2023 về công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, ứng phó với thời tiết khắc nghiệt khi tổ chức các hoạt động ngoài trời cho học sinh trên địa bàn.
FUNiX triển khai dự án trường học ảo trên Metaverse

FUNiX triển khai dự án trường học ảo trên Metaverse

(LĐTĐ) Tổ chức Giáo dục trực tuyến FUNiX vừa ký kết hợp tác với World@Meta - một công ty công nghệ Singapore để triển khai dự án Metaverse, xây dựng mô hình trường học ảo nhằm mang đến cho học viên nhiều cơ hội trải nghiệm độc đáo, mới lạ trong học tập và giải trí.
Gần 16.000 học sinh Hà Nội có chứng chỉ ngoại ngữ để xét tốt nghiệp THPT

Gần 16.000 học sinh Hà Nội có chứng chỉ ngoại ngữ để xét tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, số lượng học sinh Hà Nội sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tham gia xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) ngày càng tăng. Năm 2023, Thành phố có 15.991 học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ các loại đề nghị được sử dụng trong xét công nhận tốt nghiệp.
Tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2022 - 2023

Tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2022 - 2023

(LĐTĐ) Sáng nay (24/5), tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2022 - 2023. 759 học sinh giỏi tiêu biểu, đại diện cho gần 2,2 triệu học sinh các cấp học thuộc ngành GD&ĐT Hà Nội vinh dự có mặt tại buổi Lễ.
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp THPT: Một năm nhìn lại

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp THPT: Một năm nhìn lại

(LĐTĐ) Cùng với cả nước, năm học 2022 - 2023 là năm học đầu tiên thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với cấp Trung học phổ thông (THPT), áp dụng cho lớp 10. Trải qua một năm học thực hiện, đã có nhiều tín hiệu tích cực cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ từ học sinh đến đội ngũ giáo viên…
Tuyên dương, khen thưởng 273 học sinh, giáo viên giỏi tiêu biểu tỉnh Kon Tum

Tuyên dương, khen thưởng 273 học sinh, giáo viên giỏi tiêu biểu tỉnh Kon Tum

(LĐTĐ) Sáng 23/5, tại Thành phố Kon Tum diễn ra Lễ Tuyên dương, khen thưởng cho 273 học sinh, giáo viên giỏi tiêu biểu tỉnh Kon Tum năm học 2022 - 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động