Lợi thế nào để cất cánh tiềm năng mảnh đất Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Bình Thuận

(LĐTĐ) Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều lợi thế về tài nguyên, đặc biệt là du lịch. Trong đó, Bình Thuận sở hữu tiềm lực dồi dào để vươn lên bứt phá. Nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư năm 2019 ngày 22/9 tại Sealinks City, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ba lĩnh vực tỉnh kỳ vọng thu hút nguồn vốn gồm Du lịch - Công nghiệp xanh, sạch - Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
loi the nao de cat canh tiem nang manh dat vung duyen hai nam trung bo binh thuan Bình Thuận: Đặt mục tiêu phát triển du lịch bền vững
loi the nao de cat canh tiem nang manh dat vung duyen hai nam trung bo binh thuan Vì sao bất động sản Phan Thiết – Bình Thuận tiếp tục lên cơn “sốt nóng”?
loi the nao de cat canh tiem nang manh dat vung duyen hai nam trung bo binh thuan Check in “ốc đảo xanh giữa lòng sa mạc” đang gây sốt ở Bình Thuận

Nằm liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi, với nguồn tài nguyên đa dạng. Sở hữu diện tích tự nhiên 7.813 km2 với bờ biển dài gần 200 km, vùng biển Bình Thuận tiếp giáp đường hàng hải quốc tế, có số giờ gió và bức xạ nhiệt cao, ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thời tiết thiên nhiên. Đây đều là những yếu tố có thể “đánh thức” tiềm năng của mảnh đất này.

Nguồn tài nguyên chưa được khai phá

Có thể thấy rõ sự “thay da đổi thịt” của Bình Thuận trong vài năm trở lại đây.

loi the nao de cat canh tiem nang manh dat vung duyen hai nam trung bo binh thuan
Bình Thuận sở hữu nhiều tiềm năng phát triển ngành Du lịch

Sở hữu các lợi thế tự nhiên, Bình Thuận có nhiều cơ sở để phát triển nông, lâm, thủy sản. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 275.000 ha, hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp với diện tích tưới 114.000 ha, Bình Thuận sở hữu tài nguyên đất phong phú. Bên cạnh đó, việc là một trong ba ngư trường lớn của cả nước, cũng giúp nơi đây thuận lợi phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.

Cùng với đó, việc có đến 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.048 ha, hạ tầng hiện đại đồng bộ về nguồn điện, nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải… cũng giúp ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và chế tạo nơi đây trở thành mũi nhọn.

Bên cạnh 23 cụm công nghiệp tại các địa phương trong tỉnh, Bình Thuận gây ấn tượng về năng lượng từ nhiệt điện, thủy điện, điện gió và điện mặt trời với tổng công suất quy hoạch 29.000 MW. Sở hữu số giờ gió và bức xạ nhiệt cao, ổn định, nơi đây rất phù hợp để phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Trong các tài nguyên để tạo nên một Bình Thuận chuyển mình, không thể bỏ qua ngành công nghiệp không khói là du lịch. Với việc được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch theo quy hoạch của tỉnh và Chính phủ, Bình Thuận hứa hẹn trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong tương lai.

Điều này cũng là thành quả từ những chính sách và hành động triệt để của tỉnh, khi đã sớm chỉ đạo lập, điều chỉnh quy hoạch các khu vực ven biển; định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật gắn với phát triển du lịch, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư du lịch. Bên cạnh cơ chế chính sách thu hút, tôn vinh tất cả các nhà đầu tư đến với địa phương, 9 kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại hội nghị xúc tiền đầu tư năm 2017 về việc triển khai một số dự án hạ tầng lớn như đường cao tốc, đường ven biển, sân bay lưỡng dụng Phan Thiết… đã bước đầu đạt những thành quả nhất định.

Ngoài tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ và quốc lộ 51 mở rộng được đưa vào sử dụng, còn có hàng loạt các dự án khác như như sân bay Phan Thiết, sân bay quốc tế Long Thành… đang là “sợi chỉ đỏ” giúp du lịch Bình Thuận trở thành thỏi nam châm thu hút sự đổ bộ của nhiều “ông lớn” bất động sản.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Bình Thuận, trong tháng 7, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đã đón và phục vụ gần 510.000 lượt khách, tăng 1,22% so với tháng 6 và tăng 11,63% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế trong 7 tháng đầu năm, Bình Thuận đón gần 3,5 triệu lượt khách đến tham quan và nghỉ dưỡng (đạt 54,06% kế hoạch năm, tăng 12,44% so cùng kỳ 2018), khách quốc tế đạt 435.500 lượt (tăng 12,35% so cùng kỳ 2018).

Tương lai nào cho Bình Thuận?

loi the nao de cat canh tiem nang manh dat vung duyen hai nam trung bo binh thuan
Thanh Long là sản phẩm nông nghiệp nổi bật của tỉnh Bình Thuận

Dù sở hữu nhiều tiềm năng, muốn phát triển, Bình Thuận cần phải đi đúng hướng. Và với mảnh đất vùng duyên hải này, các chương tình hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh là kim chỉ nam giúp nơi đây vươn mình đột phá.

Kết thúc hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017, Bình Thuận đạt tăng trưởng tích cực về mọi mặt. Cụ thể, tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) năm 2018 tăng 8,08% (mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2016), tất cả chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 của tỉnh Bình Thuận đã tăng lên 64 điểm, đứng thứ 22 trên 63 tỉnh thành trên cả nước. Thu ngân sách nội tỉnh là 7.363 tỷ đồng (tăng 20,3% so với năm 2017). GRDP bình quân đầu người năm 2018 là 2.251 USD, tăng 13,75% so với năm 2017.

Trong 6 tháng đầu năm nay, Bình Thuận tiếp tục phát triển ổn định, đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, GRDP ước tăng 8,46%. Thu ngân sách nội tỉnh 4.745 tỷ đồng, tăng 30,9% so cùng kỳ năm 2018. Riêng về du lịch, trong năm 2018, lượng khách đến du lịch tại tỉnh đạt trên 5,75 triệu lượt người, tăng 12,08% so với năm 2017. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 12.864 tỷ đồng, tăng 18,98% so với năm 2017. Sang năm nay, tính riêng 7 tháng đầu năm, doanh thu du lịch ước đạt 8.706 tỷ đồng (tăng 18,07% so cùng kỳ năm 2018).

loi the nao de cat canh tiem nang manh dat vung duyen hai nam trung bo binh thuan
NovaWorld Phan Thiết sẽ góp phần đưa Bình Thuận trở thành một điểm đến mới ấn tượng

Không chỉ mang đến những con số ấn tượng, hội nghị cũng thúc đẩy hiệu quả việc thu hút các dự án đầu tư, với số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng khá. Trong số những doanh nghiệp mang lại lợi nhuận lớn cho toàn tỉnh, không thể không nhắc đến các “ông lớn” về bất động sản và du lịch - những doanh nghiệp giúp ngành “công nghiệp không khói” tại Bình Thuận vươn lên và bứt phá mạnh mẽ. Tính đến hiện tại, Bình Thuận sở hữu hơn 489 cơ sở lưu trú lớn nhỏ hoạt động, trong đó nổi bật nhất phải kể đến Novaland với dự án NovaWorld Phan Thiet.

Được xây dựng theo mô hình tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí “tất cả trong một” đang được ưa chuộng hiện nay, NovaWorld Phan Thiet có quy mô gần 1.000 ha. Bên cạnh các tổ hợp lưu trú với thiết kế hiện đại, dự án sở hữu cụm tiện ích đẳng cấp quốc tế lần đầu tiên xuất hiện tại Phan Thiết: Trung tâm thể thao phức hợp 220 ha gồm cụm sân golf 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế đủ điều kiện để đăng kí tổ chức giải PGA Tour (Hội golf thủ chuyên nghiệp), khu thi đấu thể thao trong nhà, ngoài trời, sân vận động…

Cùng với đó, công viên bãi biển quy mô 16 ha gồm nhiều tiện ích độc đáo, hay cụm công viên chủ đề, công viên nước, công viên thiếu nhi, khu phức hợp trung tâm thương mại - hội nghị - ẩm thực - giải trí, loạt khách sạn 3-5 sao, khu resort; trung tâm chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ quốc tế… là chuỗi tiện ích đưa nơi đây trở thành trung tâm nghỉ dưỡng giải trí, thể thao biển hiện đại của châu Á. Sự xuất hiện của tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí này đồng thời dẫn dắt xu hướng đầu tư tại Bình Thuận, hứa hẹn mang đến khả năng sinh lời cao.

loi the nao de cat canh tiem nang manh dat vung duyen hai nam trung bo binh thuan
Năng lượng tái tạo là một ngành quan trọng mà Bình Thuận thu hút đầu tư

Với những ảnh hưởng tích cực từ hội nghị 2017, Hội nghị xúc tiến đầu tư 2019 sắp diễn ra được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho các hoạt động thu hút đầu tư, đối ngoại của Bình Thuận trong giai đoạn 2019-2020, định hướng 2021-2025.

Cụ thể, hội nghị sẽ tập trung giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bình Thuận, từ đó thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước với 3 mục tiêu chính.

Trong hội nghị 2019 tới đây, các lĩnh vực kêu gọi đầu tư cũng sẽ tập trung vào 3 trụ cột chính được coi là tiềm năng và “xương sống” của Bình Thuận gồm: Du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, thương mại, khu đô thị, khu dân cư; công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo và nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Bởi chỉ cần khai thác đúng, không chỉ kinh tế địa phương liên tục phát triển vượt bậc, mà bộ mặt xã hội và đời sống người dân toàn tỉnh cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

P.Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tin khác

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

(LĐTĐ) Với tính pháp lý rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, mức giá phù hợp, đất đấu giá tại nhiều địa phương của Hà Nội đang ngày càng được nhiều người dân quan tâm tìm hiểu. Trong điều kiện lý tưởng, việc hoàn thành các phiên đấu giá đất không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp dẫn dắt thị trường; ngược lại, nếu làm không tốt, dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng bất động sản.
Người mua “choáng” vì giá nhà

Người mua “choáng” vì giá nhà

(LĐTĐ) “Đua” cùng giá vàng, sau Tết, bất động sản bất ngờ tăng “phi mã” khiến những ai đang có nhu cầu mua đều “choáng”. Nếu như năm ngoái, nhiều người còn chần chừ chưa quyết định mua chung cư, nhà đất gần nội thành, thì đến nay, chung cư vùng ven cũng chỉ là “giấc mơ” xa vời.
Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp; giải quyết tình trạng "thổi giá", "đẩy giá" để cung và cầu gặp nhau…
Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

(LĐTĐ) Sáng 5/3, dự thảo về Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản đang được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng đã có sự điều chỉnh. Dự thảo mới đã lược bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ tại Điều 7.
Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

(LĐTĐ) Hiện, Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023, theo đề xuất mới của Bộ sẽ có 3 phương án để xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ.
Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện mới chỉ có một chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền là 125,84 tỷ đồng.
Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

(LĐTĐ) Căn cứ các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội năm 2024, nhằm xác định các mục tiêu phát triển trong năm.
Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

(LĐTĐ) Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024, tình hình bất động sản Việt Nam sẽ thay đổi dựa vào tình hình kinh tế thế giới, điều hành kinh tế vĩ mô cũng như kết quả cải thiện thể chế, pháp lý liên quan với sự tham gia “thực sự” của chính quyền các cấp.
Thị trường bất động sản 2024 sẽ vào chu kỳ khởi sắc

Thị trường bất động sản 2024 sẽ vào chu kỳ khởi sắc

(LĐTĐ) "Thị trường bất động sản năm 2024 sẽ bước vào một chu kỳ mới, với sự phục hồi rõ nét vào thời điểm cuối năm", một số chuyên gia nhận định.
32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

(LĐTĐ) Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định 32 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động