Loạn phí trông, giữ xe ở nội thành Hà Nội: Cơ quan quản lý ở đâu?
Thiếu điểm trông giữ ô tô ở Hà Nội: Bài toán khó chưa có lời giải | |
Xử lý vi phạm đối với các điểm trông giữ xe có ứng dụng iParking | |
Tăng cường xử lý thêm nhiều điểm trông giữ xe trái phép |
Qua tìm hiểu, khu vực xung quanh phố đi bộ Hồ Gươm đã được cơ quan chức năng bố trí gần 80 điểm trông giữ xe, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu của người dân, đặc biệt vào các buổi chiều tối, cuối tuần. Do đó, tình trạng trông xe trái phép, “chặt chém” cũng đã trở thành quen thuộc với phố đi bộ. Không chỉ các điểm trông giữ xe tự phát “chặt chém” người gửi mà ngay cả các điểm trông xe của nhà nước cũng thi nhau hét giá.
Điểm trông giữ xe trước Hội Mỹ thuật Việt Nam (phố Ngô Quyền) và nhiều điểm trông xe khác vẫn thường xuyên thu phí cao hơn quy định. |
Nhiều hộ dân sinh sống ở một số tuyếnphố quanh khu vực phố đi bộ Hồ Gươm, chợ đêm cho biết, thời gian gần đây phát sinh thêm một điểm giữ xe máy tại các phố này. Đặc biệt, vào dịp cuối tuần bãi xếp xe lấn xuống lòng đường, chắn cả cửa nhà người dân. Đội trông giữ xe thường thu của khách 10.000 đồng/lượt xe, cá biệt có lúc thu 20.000 đồng/lượt xe, ban đêm còn thu cao hơn nữa.
Theo chị Nguyễn Anh Thư ở quận Ba Đình, khu vực phố cổ với ưu điểm là gần khu chợ đêm, bờ hồ rất thuận tiện cho việc dạo chơi, mua sắm, mà mức thu phí 5.000 đồng/lượt xe theo quy định của Thành phố là rất hợp lý. Thế nhưng, tại các điểm trông giữ xe quanh đó, những người trông xe luôn thu cao hơn so với quy định. Đây là một điều rất bất hợp lý nhưng chị Thư và nhiều người dân không biết kêu ai.
Nhiều điểm vẫn sử dụng vé “tự chế”, không sử dụng vé do cơ quan thuế phát hành. |
Cùng chung bức xúc trên, chị Thanh Mai ở quận Cầu Giấy cho biết thêm, vào dịp cuối tuần mới đây, chị cùng bạn bè đi phố đi bộ và gửi xe tại phố Đinh Liệt với mức giá 20.000 đồng/lượt đối với xe máy. Đây cũng là lần đầu tiên chị gửi xe với số tiền đắt đỏ như vậy trong khi những lần trước đây cao lắm cũng chỉ ở mức 10.000 đồng.
Theo chị Mai, giá thì đắt đỏ mà nhân viên cũng không quan tâm tới xe của khách ra sao. Khi khách đến, nhân viên trông xe săn đón, dắt xe cẩn thận, nhưng khi khách lấy xe ra về mặc kệ, xe ai nấy lo. Thậm chí, có khi xe của khách bị xước, hỏng hay vỡ đồ, nhân viên cũng vờ như không thấy hay không biết, còn đổ lỗi cho khách hàng.
Qua tìm hiểu, khu vực xung quanh phố đi bộ Hồ Gươm đã được cơ quan chức năng bố trí gần 80 điểm trông giữ xe, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu của người dân, đặc biệt vào các buổi chiều tối, cuối tuần. Do đó, tình trạng trông xe trái phép, “chặt chém” cũng đã trở thành quen thuộc với phố đi bộ. Không chỉ các điểm trông giữ xe tự phát “chặt chém” người gửi mà ngay cả các điểm trông xe của nhà nước cũng thi nhau hét giá. Nhiều hộ dân sinh sống ở một số tuyếnphố quanh khu vực phố đi bộ Hồ Gươm, chợ đêm cho biết, thời gian gần đây phát sinh thêm một điểm giữ xe máy tại các phố này. Đặc biệt, vào dịp cuối tuần bãi xếp xe lấn xuống lòng đường, chắn cả cửa nhà người dân. Đội trông giữ xe thường thu của khách 10.000 đồng/lượt xe, cá biệt có lúc thu 20.000 đồng/lượt xe, ban đêm còn thu cao hơn nữa. |
Khảo sát của phóng viên vào những ngày cuối tuần quanh khu vực phố đi bộ, tình trạng thu phí gửi xe cao hơn quy định khá phổ biến. Tại điểm trông giữ xe trước Hội Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, khách gửi xe vào phố đi bộ bị thu mức giá 10.000 đồng/ lượt xe. Điều đáng nói, ngay tại đây có đặt tấm biển về quy định giá vé, cụ thể: xe đạp 3.000 đồng/lượt xe, xe máy 5.000 đồng/lượt xe, thế nhưng bảo vệ luôn thu 10.000 đồng/lượt xe.
Khi những người gửi thắc mắc tại sao lại thu cao hơn giá quy định thì người bảo vệ tỏ ra khó chịu, lấy tiền rồi quay đi và không giải thích gì thêm. Không chỉ thu giá vé cao hơn quy định, điểm trông giữ xe này còn chiếm gần hết vỉa hè, gây khó khăn cho người đi bộ, trong đó có nhiều du khách nước ngoài. Thế nhưng, không hề có sự nhắc nhở của lực lượng quản lý.
Tương tự, tại một điểm trông xe khác ở 28 Hai Bà Trưng cũng diễn ra tình trạng thu phí cao hơn quy định. Điểm trông xe này và nhiều điểm trông xe khác quanh khu vực phố đi bộ vẫn đang sử dụng loại vé tự in chứ không phải vé do cơ quan thuế phát hành mặc dù tại những điểm này vẫn cắm biển thể hiện là điểm trông giữ xe của UBND quận Hoàn Kiếm…
Còn tại Bệnh viện mắt Trung ương, mỗi lượt gửi xe máy tại cổng bệnh viện thuộc phố Bà Triệu, mặc dù ghi trên vé là 5.000 đồng, nhưng nhân viên giữ xe lại báo giá và thu tiền là 10.000 đồng/lượt.Tại cổng số 3 của Bệnh viện mắt Trung ương (phía mặt đường Bùi Thị Xuân), mặc dù vỉa hè và lòng đường nhỏ hẹp, nhưng người dân vẫn tiếp nhận gửi xe máy mà không hề có lực lượng chức năng của phường Bùi Thị Xuân hay quận Hai Bà Trưng xử lý gây cản trở giao thông, chỉ với chiếc thẻ đánh số, người trông xe vẫn thu mỗi lượt gửi xe máy là 10.000 đồng.
Điều đáng nói, tại các điểm trông giữ xe tự phát, đôi lúc có công an phường xuống giải tán, song khi công an đi rồi, họ lại tiếp tục. Các điểm trông giữ xe có giấy phép thì giải thích “do bãi xe quá đông nên việc quản lý nhân viên chưa được sát sao”… Điều đáng nói là nhiều chỗ vi phạm nhưng không thấy sự có mặt của lực lượng quản lý.
Tình trạng thu phí cao hơn quy định vẫn diễn ra hàng ngày, như một sự mặc nhiên mà người dân phải chấp nhận. Không chỉ các điểm vui chơi quanh khu vực Hồ Gươm, tại các điểm trông xe ở cổng các bệnh viện cũng có tình trạng “chặt chém”, thu phí gửi xe cao hơn quy định của thành phố.
Được biết, ngay đầu tháng 1/2018, UBND TP. Hà Nội ban hành Công văn số 113/UBND-ĐT về việc tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các bãi trông giữ phương tiện, điểm trông giữ phương tiện không phép, sai phép, thu phí sai quy định trên địa bàn... Tuy nhiên, đến nay tình trạng này vẫn tiếp diễn. Liệu đây có phải căn bệnh đã “nhờn thuốc”, khó chữa? Câu hỏi này, lãnh đạo TP Hà Nội và quận và các phường sở tại có liên quan cần sớm có câu trả lời và giải pháp quyết liệt. Nếu không, “loạn phí” trông giữ xe vẫn chưa có hồi kết.
Qua quá trình khảo sát thấy rằng rất ít các điểm trông giữ xe thực hiện đúng quy định là sử dụng vé do cơ quan thuế phát hành, với đầy đủ thông tin về giá vé. Hầu hết là vé “tự chế”, nếu là vé in cũng không thể hiện giá tiền trên vé. Chứng kiến tại một số điểm trông xe, nhiều bảo vệ còn thẳng thừng từ chối không nhận xe hoặc cáu gắt khi người gửi thắc mắc về phí gửi xe. Rất nhiều người dân phản ánh, tình trạng tiền thu luôn cao hơn giá vé quy định tồn tại ở Hà Nội đã nhiều năm nay. |
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05